Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
PHỤ GIA THỰC PHẨM - PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ NGOẠI QUAN VÀ XÁC ĐỊNH CÁC CHỈ TIÊU VẬT LÝ
Food additives - Methods for evaluating appearance and physical properties
Lời nói đầu
TCVN 6469:2010 thay thế TCVN 6469: 1998;
TCVN 6469:2010 được xây dựng trên cơ sở JECFA 2006: Combined Compendium of Food Additive Specifications, Volume 4: Analytical methods, test procedures and laboratory solutions used by and referenced in the food additive specifications (Tuyển tập quy định kỹ thuật đối với phụ gia thực phẩm, Tập 4: Các phương pháp phân tích, quy trình thử nghiệm và dung dịch phòng thử nghiệm được sử dụng và viện dẫn trong các yêu cầu kỹ thuật đối với phụ gia thực phẩm).
TCVN 6469:2010 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F4 Phụ gia thực phẩm và các chất nhiễm bẩn biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
PHỤ GIA THỰC PHẨM - PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ NGOẠI QUAN VÀ XÁC ĐỊNH CÁC CHỈ TIÊU VẬT LÝ
Food additives - Methods for evaluating appearance and physical properties
Tiêu chuẩn này quy định các phương pháp đánh giá ngoại quan và xác định các chỉ tiêu vật lí của phụ gia thực phẩm.
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau đây:
2.1
Dải chưng cất (distillation range)
Khoảng chênh lệch giữa nhiệt độ quan sát được lúc ban đầu có dịch cất khi chưng cất và nhiệt độ quan sát tại thời điểm đã chưng cất được một thể tích dịch cất quy định hay khi đã đạt đến điểm khô.
2.2 Điểm sôi ban đầu (initial boiling point)
Nhiệt độ biểu thị trên nhiệt kế trong quá trình chưng cất ngay khi giọt ngưng đầu tiên rơi khởi đáy ống nhưng tụ.
2.3 Điểm khô (dry point)
Nhiệt độ được ghi ngay khi giọt cuối cùng của chất lỏng bay hơi khỏi điểm thấp nhất trong bình chưng cất, không còn một chút chất lỏng nào trên thành bình.
2.4 Điểm nóng chảy (melting point)
Nhiệt độ mà tại đó một chất tinh khiết thay đổi trạng thái từ rắn sang lỏng.
2.5
Dải nóng chảy (melting range)
Khoảng nhiệt độ tính từ nhiệt độ mà tại đó chất rắn bắt đầu nóng chảy tạo thành các giọt chất lỏng đầu tiên đến nhiệt độ mà chất rắn đó nóng chảy hoàn toàn.
2.6
Điểm đông đặc (solidification point)
Nhiệt độ mà tại đó có sự cân bằng pha giữa pha lỏng của vật chất với một lượng tương đối nhỏ pha rắn của chất đó. Điểm này được đo bằng cách ghi lại nhiệt độ lớn nhất đạt được trong quá trình làm nguội được kiểm soát sau khi xuất hiện pha rắn.
CHÚ THÍCH: Điểm băng áp dụng cho nhiệt độ cân bằng giữa trạng thái rắn và trạng thái lỏng của các lớp hợp chất tinh khiết. Một số hợp chất hóa học có hai nhiệt độ cân bằng giữa trạng thái rắn và lỏng tùy theo dạng tinh thể của chất rắn được tạo thành.
2.7
Chỉ số khúc xạ (refractive index)
Tỉ số giữa tốc độ ánh sáng trong không khí và tốc độ ánh sáng trong một chất trong suốt trong cùng một điều kiện. Chỉ số này được tính bằng tỉ số của sin góc tới tạo bởi một tia trong không khí và sin của góc khúc xạ tạo bởi một tia trong chất cần thử nghiệm. Chỉ số khúc xạ được xác định theo vạch D của natri (cặp đôi tại bước sóng 589,0 nm và 589,6 nm), trừ khi có quy định khác.
2.8
Tỉ trọng (specific gravity)
Tỉ số giữa khối lượng mẫu thử với khối lượng của một thể tích nước tương đương tại nhiệt độ xác định và được biểu thị bằng d
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6471:1998 (Phần VI JECFA - FAO FOOD and nutrition paper - 5 Rev. 2) về phụ gia thực phẩm - Phương pháp xác định cho các chất tạo hương do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6470:2010 về Phụ gia thực phẩm - Phương pháp thử đối với các chất tạo màu
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6534:2010 về Phụ gia thực phẩm - Phép thử nhận biết
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6417:1998 về phụ gia thực phẩm - Chất tạo hương do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8900-6:2012 về Phụ gia thực phẩm - Xác định các thành phần vô cơ - Phần 6: Định lượng antimon, bari, cadimi, crom, đồng, chì và kẽm bằng đo phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6469:1998 (Phần I JECFA - FAO FOOD and nutrition paper - 5 Rev. 2) về phụ gia thực phẩm - phương pháp đánh giá các chỉ tiêu ngoại quan và vật lý do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6471:1998 (Phần VI JECFA - FAO FOOD and nutrition paper - 5 Rev. 2) về phụ gia thực phẩm - Phương pháp xác định cho các chất tạo hương do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6470:2010 về Phụ gia thực phẩm - Phương pháp thử đối với các chất tạo màu
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6534:2010 về Phụ gia thực phẩm - Phép thử nhận biết
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6417:1998 về phụ gia thực phẩm - Chất tạo hương do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8900-6:2012 về Phụ gia thực phẩm - Xác định các thành phần vô cơ - Phần 6: Định lượng antimon, bari, cadimi, crom, đồng, chì và kẽm bằng đo phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6469:2010 về Phụ gia thực phẩm - Phương pháp đánh giá ngoại quan và xác định các chỉ tiêu vật lý
- Số hiệu: TCVN6469:2010
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2010
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/01/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra