Guidelines for the use of flavourings
Lời nói đầu
TCVN 6417:2010 thay thế TCVN 6417:1998;
TCVN 6417:2010 hoàn toàn tương đương với CAC/GL 66-2008;
TCVN 6417 : 2010 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/F4 Phụ gia thực phẩm và các chất nhiễm bẩn biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG HƯƠNG LIỆU
Guidelines for the use of flavourings
Tiêu chuẩn này quy định các nguyên tắc sử dụng an toàn các hương liệu đã được Ủy ban chuyên gia hỗn hợp của Tổ chức Nông Lương Thế giới (FAO)/Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về Phụ gia thực phẩm (JECFA) đánh giá và được xác định an toàn ở các lượng ăn vào dự kiến, hoặc lượng ăn vào hàng ngày chấp nhận được (ADI) do JECFA thiết lập và các hương liệu này đã có các tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật tương ứng về nhận biết và độ tinh khiết1). Ngoài ra, tiêu chuẩn này cũng quy định các nguyên tắc để thực hiện mà không gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng.
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau đây:
2.1. Hương vị (flavour)
Tổng hợp các đặc tính của bất kỳ chất nào được đưa vào miệng, chủ yếu được cảm nhận bằng vị giác và khướu giác và cũng có thể bằng cơ quan xúc giác, được não tiếp nhận và xử lý. Sự cảm nhận hương vị là một thuộc tính của hương liệu.
2.2. Hương liệu (flavouring)
Các sản phẩm được bổ sung vào thực phẩm để tác động, điều chỉnh hay làm tăng hương vị của thực phẩm [trừ các chất điều vị được coi là phụ gia thực phẩm trong CAC/GL 36-1989 Codex Class Names and the International Numbering System for Food Additives (Hệ thống phân loại tên và đánh số quốc tế đối với phụ gia thực phẩm)]. Hương liệu không bao gồm các chất chỉ đơn thuần vị ngọt, chua hay mặn (chẳng hạn như đường, dấm hay muối ăn). Hương liệu có thể gồm các chất tạo hương, phức hợp tạo hương tự nhiên, hương liệu dùng trong chế biến nhiệt hoặc hương liệu dạng khói và hỗn hợp của chúng và có thể chứa các thành phần thực phẩm không tạo hương (2.3) với các điều kiện nêu trong 3.5.
2.2.1.
Chất tạo hương (flavouring substance)
Các chất được xác định rõ về cấu trúc hóa học được tạo thành bằng tổng hợp hóa học hoặc thu được từ các nguyên liệu chính có nguồn gốc động vật hoặc thực vật.
2.2.1.1.
Chất tạo hương tự nhiên (natural flavouring substance)
Các chất tạo hương thu được bằng các quá trình biến đổi vật lý, cấu trúc hóa học của hương liệu mà không thể tránh khỏi hoặc không định hướng (ví dụ: chiết bằng dung môi và chưng cất), hoặc bằng các quá trình sử dụng enzym hoặc vi sinh vật, từ các nguyên liệu có nguồn gốc động vật hoặc thực vật. Những nguyên liệu này có thể chưa được chế biến hoặc đã được chế biến để dùng làm thực phẩm theo phương pháp chế biến thực phẩm truyền thống [ví dụ: phơi sấy, sao (rang) và lên men]. Điều này có nghĩa là các chất đã được nhận biết/phát hiện trong các nguyên liệu tự nhiên có nguồn gốc động vật hoặc thực vật.
2.2.1.2.
Chất tạo hương tổng hợp (synthetic flavouring substance)
Các chất tạo hương được tạo thành bằng quá trình tổng hợp các chất hóa học.
2.2.2.
Phức hợp tạo hương tự nhiên (natural flavouring complex)
Các chế phẩm chứa các chất tạo hương thu được bằng các quá trình vật lý làm biến đổi cấu trúc hóa học của hương liệu mà không thể tránh khỏi hoặc không định hướng được (ví dụ: chiết bằng dung môi và ch
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6467:1998 (CAC Tập 1 A-1995) về phụ gia thực phẩm - Hương liệu Etyl vanilin
- 2Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 19-1:2015/BYT về Hương liệu thực phẩm - Các chất tạo hương vani
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11452:2016 (ISO 3493:2014) về Quả vani - Thuật ngữ và định nghĩa
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11453-1:2016 (ISO 5565-1:1999) về Vani [Vanilla fragrans (Salisbury) Ames] - Phần 1: Các yêu cầu
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11453-2:2016 (ISO 5565-2:1999) về Vani [Vanilla fragrans (Salisbury) Ames] - Phần 2: Phương pháp thử
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6467:1998 (CAC Tập 1 A-1995) về phụ gia thực phẩm - Hương liệu Etyl vanilin
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7087:2008 (CODEX STAN 1-2005) về Ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5603:2008 (CAC/RCP 1-1969, REV.4-2003) về Quy phạm thực hành về những nguyên tắc chung đối với vệ sinh thực phẩm
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6417:1998 về phụ gia thực phẩm - Chất tạo hương do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 5Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 19-1:2015/BYT về Hương liệu thực phẩm - Các chất tạo hương vani
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11452:2016 (ISO 3493:2014) về Quả vani - Thuật ngữ và định nghĩa
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11453-1:2016 (ISO 5565-1:1999) về Vani [Vanilla fragrans (Salisbury) Ames] - Phần 1: Các yêu cầu
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11453-2:2016 (ISO 5565-2:1999) về Vani [Vanilla fragrans (Salisbury) Ames] - Phần 2: Phương pháp thử
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6417:2010 (CAC/GL 66-2008) về Hướng dẫn sử dụng hương liệu
- Số hiệu: TCVN6417:2010
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2010
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 05/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực