Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 13550-2:2022

ISO 25649-2:2017

THIẾT BỊ GIẢI TRÍ PHAO NỔI SỬ DỤNG TRÊN VÀ TRONG NƯỚC - PHẦN 2: THÔNG TIN CHO NGƯỜI TIÊU DÙNG

Floating leisure articles for use on and in the water - Part 2: Consumer information

Lời nói đầu

TCVN 13550-2:2022 hoàn toàn tương đương với ISO 25649-2:2017;

TCVN 13550-2:2022 do Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia Đà Nẵng biên soạn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố;

Bộ TCVN 13550 (ISO 25649), Thiết bị giải trí phao nổi sử dụng trên và trong nước, gồm các phần sau đây:

- TCVN 13550-1:2022 (ISO 25649-1:2017), Phần 1: Phân cấp, vật liệu, yêu cầu chung và phương pháp thử;

- TCVN 13550-2:2022 (ISO 25649-2:2017), Phần 2: Thông tin cho người tiêu dùng;

- TCVN 13550-3:2022 (ISO 25649-3:2017), Phần 3: Các yêu cầu an toàn cụ thể bổ sung và phương pháp thử đối với các thiết bị cấp A;

- TCVN 13550-4:2022 (ISO 25649-4:2017), Phần 4: Các yêu cầu an toàn cụ thể bổ sung và phương pháp thử đối với các thiết bị cấp B;

- TCVN 13550-5:2022 (ISO 25649-5:2017), Phần 5: Các yêu cầu an toàn cụ thể bổ sung và phương pháp thử đối với các thiết bị cấp C;

- TCVN 13550-6:2022 (ISO 25649-6:2017), Phần 6: Các yêu cầu an toàn cụ thể bổ sung và phương pháp thử đối với các thiết bị cấp D;

- TCVN 13550-7:2022 (ISO 25649-7:2017), Phần 7: Các yêu cầu an toàn cụ thể bổ sung và phương pháp thử đối với các thiết bị cấp E.

Lời giới thiệu

Việc sử dụng an toàn các thiết bị giải trí phao nổi không chỉ phụ thuộc vào tính an toàn và độ tin cậy của sản phẩm đang sử dụng mà còn dựa vào kiến thức đầy đủ của người tiêu dùng/người sử dụng về các rủi ro liên quan đến các hoạt động dưới nước. Một khía cạnh quan trọng hơn nữa là thông tin phù hợp khi chọn các thiết bị giải trí phao nổi. Thiết bị nào có thể được trao cho người dùng nào? Diện tích sử dụng thích hợp là bao nhiêu? Tính năng mong đợi của sản phẩm, những hạn chế là gì? Hành vi thích hợp trên mặt nước là gì?

Đặc biệt, trẻ em cần được giám sát và chăm sóc đặc biệt. Ngay cả khi các sản phẩm được đề cập trong bộ tiêu chuẩn này chỉ nhằm mục đích sử dụng cho những người bơi lội, điều này không loại trừ được các rủi ro không thể tránh được về mặt kỹ thuật vì chúng phụ thuộc nhiều vào hành vi hơn là tính năng của thiết bị.

Do đó, tiêu chuẩn này đặc biệt đề cập đến tất cả các khía cạnh để thông báo cho người tiêu dùng/người sử dụng trước và trong quá trình sử dụng về các rủi ro chính và hành vi thích hợp.

Vì các thiết bị giải trí phao nổi là sản phẩm được lưu thông khắp thế giới, nên vấn đề ngôn ngữ và khả năng hiểu của các phần giải thích và thông tin đóng một vai trò quan trọng. Trong nội bộ EU, thông tin cho người tiêu dùng đã có 25 ngôn ngữ khác nhau. Do đó, bất cứ khi nào có thể và ở những nơi có thể, sử dụng các biểu tượng thông tin an toàn bổ sung và các biển báo an toàn chung để truyền đạt thông tin quan trọng và an toàn cho người sử dụng.

 

THIẾT BỊ GIẢI TRÍ PHAO NỔI SỬ DỤNG TRÊN VÀ TRONG NƯỚC - PHẦN 2: THÔNG TIN CHO NGƯỜI TIÊU DÙNG

Floating leisure articles for use on and in the water - Part 2: Consumer information

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định thông tin cho người tiêu dùng đối với các thiết bị giải trí phao nổi sử dụng trên và trong nước đã được phân cấp theo TCVN 13550-1 (ISO 25649-1).

Tiêu chuẩn này có thể áp dụng cùng TCVN 13550-1 (ISO 25649-1) và các phần cụ thể liên quan (TCVN 13550-3 (ISO 25649-3) đến TCVN 13550-7 (ISO 25649-7).

CHÚ THÍCH 1: Các yêu cầu an toàn riêng được quy định trong TCVN 13550-3 (ISO 24649-3) đến TCVN 13550-7 (IS

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13550-2:2022 (ISO 25649-2:2017) về Thiết bị giải trí phao nổi sử dụng trên và trong nước - Phần 2: Thông tin cho người tiêu dùng

  • Số hiệu: TCVN13550-2:2022
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2022
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 29/09/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản