Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 13233-1:2020

ISO 18646-1:2016

RÔ BỐT HỌC - ĐẶC TÍNH VÀ CÁC PHÉP THỬ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN RÔ BỐT DỊCH VỤ - PHẦN 1: DI ĐỘNG CỦA RÔ BỐT BÁNH XE

Robotics - Performance criteria and related test methods for service robots - Part 1: Locomotion for wheeled robots

Lời nói đầu

TCVN 13233-1:2020 hoàn toàn tương đương ISO 18646-1:2016

TCVN 13233-1:2020 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 299, Robot biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ tiêu chuẩn TCVN 13233 (ISO 18646), Rô bốt học - Đặc tính và các phép thử có liên quan đến rô bốt dịch vụ bao gồm các phần sau:

- TCVN 13233-1:2020 (ISO 18646-1:2016), Phần 1: Di động của rô bốt bánh xe.

- TCVN 13233-2:2020 (ISO 18646-2:2019), Phần 2: Điều khiển dẫn đường.

 

RÔ BỐT HỌC - ĐẶC TÍNH VÀ CÁC PHÉP THỬ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN RÔ BỐT DỊCH VỤ - PHẦN 1: DI ĐỘNG CỦA RÔ BỐT BÁNH XE

Robotics - Performance criteria and related test methods for service robots - Part 1: Locomotion for wheeled robots

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này mô tả các phương pháp về quy định và đánh giá đặc tính di động của các rô bốt có bánh xe ở môi trường trong nhà.

2  Tài liệu viện dẫn

Không có tài liệu viện dẫn trong tiêu chuẩn này.

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1

Rô bốt (robot)

Cơ cấu dẫn động được lập trình với một mức tự động khi di chuyển trong môi trường của nó để thực hiện các tác vụ đã dự định.

CHÚ THÍCH 1: Một rô bốt bao gồm hệ thống điều khiển và giao diện của hệ thống điều khiển.

CHÚ THÍCH 2: Sự phân loại rô bốt thành rô bốt công nghiệp hoặc rô bốt dịch vụ (3.2) được thực hiện theo các ứng dụng của rô bốt.

[Nguồn: TCVN 13228:2020 (ISO 8373: 2012), 2.6 đã sửa đổi]

3.2

Rô bốt dịch vụ (service robot)

Rô bốt (3.1) thực hiện các tác vụ có ích cho con người hoặc thiết bị ngoại trừ các ứng dụng kỹ thuật tự động trong công nghiệp.

CHÚ THÍCH 1: Ứng dụng của kỹ thuật tự động trong công nghiệp bao gồm nhưng không bị hạn chế đối với chế tạo, kiểm tra, bao gói và lắp ráp.

CHÚ THÍCH 2: Trong khi các rô bốt nối bằng khớp dùng trong các dây chuyền sản xuất là các rô bốt công nghiệp thì các rô bốt nối bằng khớp tương tự dùng để cung cấp đồ ăn uống là các rô bốt dịch vụ.

[Nguồn: TCVN 13228:2020 (ISO 8373: 2012), 2.10]

3.3

Rô bốt di động (mobile robot)

Rô bốt (3.1) có thể di chuyển nhờ sự điều khiển của chính nó.

CHÚ THÍCH: Rô bốt di động có thể là một sàn di động (3.5) có hoặc không có các tay máy.

[Nguồn: TCVN 13228:2020 (ISO 8373: 2012), 2.13]

3.4

Rô bốt có bánh xe (wheeled robot)

Là rô bốt di động (3.3) di chuyển bằng các bánh xe.

[Nguồn: TCVN 13228:2020 (ISO 8373: 2012), 3.16.1 đã sửa đổi].

3.5

Sàn di động (mobile platform)

Bộ phận gồm tất cả các thành phần của rô bốt di động (3.3) có thể di động được.

CHÚ THÍCH 1: Một sàn di động có thể bao gồm khung gầm dùng để đỡ tải trọng (3.7)

CHÚ THÍCH 2: Vì có thể có sự nhầm lẫn với thuật ngữ "bệ" cho nên không nên sử dụng thuật ngữ “

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13233-1:2020 (ISO 18646-1:2016) về Rô bốt học - Đặc tính và các phép thử có liên quan đến rô bốt dịch vụ - Phần 1: Di động của rô bốt bánh xe

  • Số hiệu: TCVN13233-1:2020
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2020
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 29/09/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản