Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11699:2016

CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - ĐÁNH GIÁ AN TOÀN ĐẬP

Hydraulic structures - Dam safety evaluation

 

Lời nói đầu

TCVN 1169:2016 do Viện Thủy công - Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

CÔNG TRÌNH THỦY LI - ĐÁNH GIÁ AN TOÀN ĐP

Hydraulic structures - Dam safety evaluation

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này hướng dẫn đánh giá an toàn đập của các hồ chứa thủy lợi trong quá trình khai thác, sử dụng.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 4253 :2012 Công trình thủy lợi - Nền các công trình thủy công - Yêu cầu thiết kế;

TCVN 8216 : 2009 Thiết kế đập đất đầm nén;

TCVN 9137 : 2012 Công trình thủy lợi - Thiết kế đập bê tông và bê tông cốt thép;

TCVN 9386 : 2012 Thiết kế công trình chịu động đất.

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1  Các công trình liên quan (related works)

Các công trình liên quan đến an toàn đập gồm: Công trình xả lũ để tháo lượng nước thừa ra khỏi hồ để điều tiết lũ và đảm bảo an toàn cho đập; công trình lấy nước ra khỏi hồ để cung cấp nước; công trình xả bùn cát, tháo cạn hồ; công trình giao thông thủy (âu thuyền, công trình chuyển tàu).

3.2  Hệ thống vận hành (operation system)

Hệ thống bao gồm các thiết bị cơ khí và hệ thống điện phục vụ vận hành đập và các công trình liên quan.

3.3  An toàn đập (dam safety)

An toàn cho bản thân đập, các công trình có liên quan và an toàn cho người, tài sản vùng hạ du đập.

3.4  Vùng hạ du đập (downstream area of the dam)

Vùng nằm phía sau đập bị ảnh hưởng khi hồ chứa xả nước theo thiết kế hoặc xả lũ trong tình huống khẩn cấp và vỡ đập.

3.5  Kiểm tra đập (dam inspection)

Hoạt động đánh giá khả năng làm việc, tình trạng hư hỏng của đập và các công trình liên quan thông qua phân tích, đánh giá tài liệu kỹ thuật sẵn có; tài liệu đo đạc, quan trắc và kết quả kiểm tra trực quan tại hiện trường.

3.6  Kiểm định đập (dam recognition)

Hoạt động kiểm tra, xác định chất lượng hoặc nguyên nhân hư hỏng của đập, các công trình có liên quan thông qua thí nghiệm kết hợp với việc đo đạc, tính toán, đánh giá về chất lượng công trình và kiểm tra khả năng xả lũ của hồ chứa theo quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành.

3.7  Đánh giá an toàn đập (dam safety evaluation)

Công việc kiểm tra, đánh giá chất lượng công trình, công tác quản lý và vận hành, khả năng xả lũ, khả năng chống động đất, ổn định thấm, ổn định kết cấu nhằm xác định mức độ an toàn của đập và các công trình liên quan.

3.8  Phân loại an toàn (safety level classification)

Mức độ để đánh giá an toàn cho từng tiêu chí và mức độ an toàn đập được quy định trong tiêu chuẩn này. Mức độ an toàn cho từng tiêu chí được chia thành các mức (A, B, C), phân loại an toàn đập được chia thành các loại (1, 2, 3).

4  Phân loại đập

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11699:2016 về Công trình thủy lợi - Đánh giá an toàn đập

  • Số hiệu: TCVN11699:2016
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2016
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 05/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản