BỘT GIẤY - XÁC ĐỊNH CHẤT HÒA TAN TRONG AXETON
Pulps - Determination of acetone-soluble matter
Lời nói đầu
TCVN 10978:2015 hoàn toàn tương đương với ISO 14453:2014.
TCVN 10978:2015 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 6 Giấy và sản phẩm giấy biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
Lượng chất hòa tan trong axeton của bột giấy là thước đo hàm lượng chất chiết trong gỗ thường được gọi là nhựa. Các chất hòa tan trong axeton bao gồm các axit béo, axit nhựa, alcohol béo, sterol, điglyxerin và triglyxerin, steryl và các chất sáp.
Ngoài ra, các chất chiết trong axeton của bột giấy cơ học có thể chứa hợp chất phenol như lignan. Trong trường hợp bột giấy hóa học rửa chưa sạch, các chất chiết trong axeton sẽ bao gồm lignin hòa tan.
Xà phòng kim loại của axit béo và axit nhựa có trong bột giấy chưa rửa hoặc bột khử mực không chiết được ở các điều kiện quy định trong tiêu chuẩn này.
BỘT GIẤY - XÁC ĐỊNH CHẤT HÒA TAN TRONG AXETON
Pulps - Determination of acetone-soluble matter
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định các chất hòa tan trong axeton có trong bột giấy.
Phương pháp này áp dụng được cho tất cả các loại bột giấy. Giới hạn dưới của phép xác định là khoảng 0,05 %. Giới hạn này có thể hạ thấp xuống bằng cách tăng lượng mẫu được phân tích.
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.
TCVN 4407 (ISO 638), Bột giấy - Giấy, cáctông và bột giấy - Xác định hàm lượng chất khô
ISO 7213 1), Pulps - Sampling for testing (Bột giấy - Lấy mẫu cho thử nghiệm).
Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau
3.1
Chất hòa tan trong axeton (acetone-soluble matter)
Lượng vật liệu có thể chiết được bằng axeton từ mẫu bột giấy theo phương pháp quy định trong tiêu chuẩn này.
Mẫu bột giấy được chiết bằng axeton trong bộ chiết Soxhlet (Lựa chọn A) hoặc trong bộ chiết Soxtec1) hoặc bộ chiết tương tự (Lựa chọn B).
CHÚ THÍCH Chiết bằng bộ chiết Soxtec được tiến hành với dung môi đun sôi thay cho dung môi ngưng tụ như trong trường hợp sử dụng bộ chiết Soxhlet. Ưu điểm chủ yếu của hệ thống Soxtec là thời gian chiết ngắn hơn và hồi lưu được phần lớn dung môi. Các phương pháp chiết khác, như chiết dung môi tăng tốc (ASE) có thể cho kết quả khác nhau và không thuộc phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này. Như đã nêu trong tài liệu tham khảo [2] và dựa trên một số nghiên cứu liên phòng thí nghiệm, gồm cả nội dung được nêu trong Phụ lục A, không có khác biệt lớn giữa hai phương pháp chiết này.
Sau khi chiết, dung môi được cho bay hơi và phần cặn còn lại được sấy khô ở nhiệt độ 105 °C.
Lượng các chất hòa tan trong axeton được tính theo phần trăm bột giấy khô.
5.1 Axeton (CH3COCH3), loại phân tích.
CẢNH BÁO - Axeton là chất r
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10763-4:2015 (ISO 5350-4:2006) về Bột giấy - Ước lượng độ bụi và các phần tử thô - Phần 4: Kiểm tra bằng thiết bị dưới ánh sáng phản xạ theo phương pháp diện tích màu đen tương đương (EBA)
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10764:2015 (ISO 10775:2013) về Giấy, các tông và bột giấy - Xác định hàm lượng cađimi - Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10765:2015 (ISO 22754:2008) về Bột giấy và giấy - Xác định nồng độ mực hữu hiệu còn lại (chỉ số ERIC) bằng phép đo phản xạ hồng ngoại
- 1Quyết định 4039/QĐ-BKHCN năm 2015 công bố Tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4360:2001 (ISO 7213:1981) về bột giấy - lấy mẫu để thử nghiệm do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4407:2010 (ISO 638:2008) về Giấy, cáctông và bột giấy - Xác định hàm lượng chất khô - Phương pháp sấy khô
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10763-4:2015 (ISO 5350-4:2006) về Bột giấy - Ước lượng độ bụi và các phần tử thô - Phần 4: Kiểm tra bằng thiết bị dưới ánh sáng phản xạ theo phương pháp diện tích màu đen tương đương (EBA)
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10764:2015 (ISO 10775:2013) về Giấy, các tông và bột giấy - Xác định hàm lượng cađimi - Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10765:2015 (ISO 22754:2008) về Bột giấy và giấy - Xác định nồng độ mực hữu hiệu còn lại (chỉ số ERIC) bằng phép đo phản xạ hồng ngoại
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10978:2015 (ISO 14453:2014) về Bột giấy - Xác định chất hòa tan trong axeton
- Số hiệu: TCVN10978:2015
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2015
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 06/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực