Hệ thống pháp luật

BỘ TÀI CHÍNH -
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 99/2014/TTLT-BTC-BGTVT

Hà Nội, ngày 29 tháng 07 năm 2014

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

QUY ĐỊNH BẢNG GIÁ TÀI SẢN HẠ TẦNG ĐƯỜNG BỘ

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Nghị định số 10/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

Trên cơ sở ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng (tại Công văn số 1428/BXD-KTXD ngày 25/6/2014), Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định Bảng giá tài sản hạ tầng đường bộ.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Thông tư này quy định giá tài sản hạ tầng đường bộ quy định tại Khoản 2 Điều 16 Nghị định số 10/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (sau đây gọi chung là Nghị định số 10/2013/NĐ-CP) hiện có đến trước ngày 01 tháng 3 năm 2013, làm cơ sở để xác định giá trị tài sản hạ tầng đường bộ mà Nhà nước đã giao cho từng cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý theo quy định của pháp luật.

2. Đối với tài sản hạ tầng đường bộ hoàn thành đưa vào sử dụng từ ngày 01 tháng 3 năm 2013 về sau thì nguyên giá tài sản hạ tầng đường bộ để ghi sổ hạch toán là giá trị quyết toán dự án hoàn thành được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cơ quan quản lý nhà nước về tài sản hạ tầng đường bộ.

2. Cơ quan, đơn vị được Nhà nước giao trực tiếp quản lý tài sản hạ tầng đường bộ quy định tại Điều 18 Nghị định số 10/2013/NĐ-CP, gồm:

a) Cục Quản lý đường bộ hoặc cơ quan, đơn vị được Bộ, cơ quan trung ương giao trực tiếp quản lý tài sản hạ tầng đường bộ;

b) Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

c) Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

d) Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

3. Các đối tượng khác có liên quan.

Điều 3. Nguyên tắc áp dụng Bảng giá tài sản hạ tầng đường bộ

1. Bảng giá tài sản hạ tầng đường bộ quy định tại Thông tư này áp dụng để xác định giá trị tài sản hạ tầng đường bộ hiện có đến trước ngày 01 tháng 3 năm 2013 tại các cơ quan, đơn vị được Nhà nước giao trực tiếp quản lý.

2. Giá trị tài sản hạ tầng đường bộ xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều này được sử dụng làm nguyên giá để ghi sổ hạch toán tài sản hạ tầng đường bộ theo quy định tại Mục 2 Chương III Nghị định số 10/2013/NĐ-CP.

3. Không sử dụng giá quy định tại Bảng giá tài sản hạ tầng đường bộ để lập dự toán, quyết toán dự án đầu tư xây dựng, nâng cấp cải tạo tài sản hạ tầng đường bộ hoặc vào các mục đích chuyển nhượng, cho thuê, góp vốn liên doanh bằng giá trị tài sản hạ tầng đường bộ.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 4. Giá tài sản hạ tầng đường bộ

1. Bảng giá đường và các công trình phụ trợ gắn liền với đường (bao gồm cả cầu đường bộ dài dưới 25m, cống):

a) Bảng giá đường cao tốc

Đơn vị tính: triệu đồng/km

Đường cao tốc

Đơn giá

Khu vực đồng bằng

Khu vực trung du

Khu vực miền núi

06 làn xe

228.800

205.900

-

04 làn xe

176.000

158.400

140.800

b) Bảng giá đường quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã

Đơn vị tính: triệu đồng/km

Cấp đường

Đơn giá

Khu vực đồng bằng

Khu vực trung du

Khu vực miền núi

Cấp I

74.900

-

-

Cấp II

54.000

58.100

-

Cấp III

28.100

31.100

33.600

Cấp IV

20.400

21.500

29.200

Cấp V

14.200

15.000

16.400

Cấp VI (Cấp AH)

7.500

10.200

14.400

c) Bảng giá đường đô thị

Đơn vị tính: triệu đồng/km

Đường đô thị

Đơn giá

Đường phố chính

Đường phố gom

Đường phố nội bộ

Đô thị đặc biệt

216.100

112.600

81.800

Đô thị loại I

129.600

67.500

49.100

Đô thị loại II

97.200

50.600

36.800

Đô thị loại III

77.800

40.500

29.400

Đô thị loại IV

51.900

27.000

19.600

Đô thị loại V

43.200

22.500

16.300

2. Bảng giá cầu đường bộ dài từ 25m trở lên và các công trình phụ trợ gắn liền với cầu đường bộ

Đơn vị tính: triệu đồng/m2

Loại cầu

Đơn giá

1. Cầu có chiều dài nhịp <= 15m

 

- Cầu bản mố nhẹ, móng nông

24

- Cầu dầm T bê tông cốt thép thường, móng nông

23

- Cầu dầm T bê tông cốt thép thường, móng cọc bê tông cốt thép

30

- Cầu dầm bản bê tông cốt thép dự ứng lực, móng nông

28

- Cầu dầm bản bê tông cốt thép dự ứng lực, móng cọc bê tông cốt thép

36

2. Cầu có chiều dài nhịp >15m

 

- Cầu dầm I, T, Super T bê tông cốt thép dự ứng lực, móng nông

32

- Cầu dầm bản bê tông cốt thép dự ứng lực, móng nông

34

- Cầu dầm I, T, Super T bê tông cốt thép dự ứng lực, móng cọc bê tông cốt thép

39

- Cầu dầm bản bê tông cốt thép dự ứng lực, móng cọc bê tông cốt thép

45

- Cầu dầm hộp bê tông cốt thép dự ứng lực

52

- Cầu vượt qua đường dành cho người đi bộ

95

3. Bảng giá hầm đường bộ và các công trình phụ trợ gắn liền với hầm đường bộ

Đơn vị tính: triệu đồng/m2

Cấp hầm

Đơn giá

Hầm đường ô tô

Hầm dành cho người đi bộ

Cấp I

179

118

Cấp II

149

107

Cấp III

142

97

Cấp IV

121

88

Đơn giá quy định tại Bảng này tính cho một mét vuông đường thuộc hầm đường bộ.

4. Bảng giá bến phà đường bộ và các công trình phụ trợ gắn liền với bến phà đường bộ

Đơn vị tính: triệu đồng/m2

Cấp bến phà

Đơn giá

Cấp l

7

Cấp II

6

Cấp III

5,5

Cấp IV

5

Cấp V

4,5

Cấp VI

4

5. Bảng giá bến xe

Đơn vị tính: triệu đồng/m2

Loại bến xe

Đơn giá

Loại 1

5,5

Loại 2

4,5

Loại 3

3,5

Loại 4

3

Loại 5

2,5

Loại 6

2

6. Bảng giá bãi đỗ xe

Đơn vị tính: triệu đồng/m2

Loại bãi đỗ xe

Đơn giá

Loại 1

2

Loại 2

1,5

Loại 3

1

Loại 4

0,5

7. Bảng giá trạm dừng nghỉ

Đơn vị tính: triệu đồng/m2

Loại trạm

Đơn giá

Loại 1

8

Loại 2

7

Loại 3

5

Loại 4

4

8. Bảng giá trạm kiểm tra tải trọng xe

Đơn vị tính: triệu đồng/trạm

Cấp quy mô trạm

Lưu lượng xe
(xe/ngày đêm)

Đơn giá

Đơn giản

Dưới 300

11.100

Vừa

Từ 300 - dưới 500

13.800

Lớn

Từ 500 - dưới 2.200

17.200

Rất lớn

Từ 2.200 trở lên

21.600

9. Bảng giá trạm thu phí đường bộ

Đơn vị tính: triệu đồng/trạm

Loại trạm

Đơn giá

Tự động

8.000

Bán tự động

7.000

Thủ công

6.000

10. Bảng giá nhà hạt quản lý đường bộ

Đơn vị tính: triệu đồng/m2 sàn xây dựng

Cấp nhà

Đơn giá

Cấp III

4

Cấp IV

2

Điều 5. Xác định giá trị tài sản hạ tầng đường bộ để sử dụng làm nguyên giá ghi sổ hạch toán

1. Căn cứ thực tế tài sản hạ tầng đường bộ được giao trực tiếp quản lý và đơn giá tài sản hạ tầng đường bộ quy định tại Điều 4 Thông tư này; cơ quan, đơn vị quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư này thực hiện:

a) Phân loại tài sản hạ tầng đường bộ theo đúng quy định tại Khoản 2 Điều 16 Nghị định số 10/2013/NĐ-CP;

b) Xác định cụ thể số liệu (số lượng, khối lượng) của từng tài sản hạ tầng đường bộ theo đơn vị tính quy định tại Bảng giá tài sản hạ tầng đường bộ, thuộc đối tượng ghi sổ hạch toán tài sản hạ tầng đường bộ quy định tại Điều 17 Nghị định số 10/2013/NĐ-CP;

c) Thực hiện xác định giá trị từng tài sản hạ tầng đường bộ theo công thức:

Giá trị tài sản hạ tầng đường bộ

=

Đơn giá tài sản hạ tầng đường bộ quy định tại Bảng giá

x

Số lượng (khối lượng) tài sản hạ tầng đường bộ tương ứng thực tế được giao quản lý

2. Trường hợp tài sản hạ tầng đường bộ đang quản lý chưa được xếp cấp, loại (hoặc đã xếp cấp, loại nhưng chưa phù hợp với cấp, loại quy định tại Bảng giá tài sản hạ tầng đường bộ) thì cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý báo cáo Bộ Giao thông vận tải (đối với tài sản hạ tầng đường bộ thuộc Trung ương quản lý) hoặc Sở Giao thông vận tải (đối với tài sản hạ tầng đường bộ thuộc địa phương quản lý) để thống nhất cấp, loại thực hiện ghi sổ hạch toán.

3. Trường hợp tài sản hạ tầng đường bộ đang quản lý chưa hoặc không được quy định giá tại Bảng giá tài sản hạ tầng đường bộ thì cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý báo cáo cơ quan tài chính của Bộ, ngành chủ quản (đối với tài sản hạ tầng đường bộ thuộc Trung ương quản lý) hoặc Sở Tài chính (đối với tài sản hạ tầng đường bộ thuộc địa phương quản lý) để thống nhất giá trị thực hiện ghi sổ hạch toán.

4. Giá trị tài sản hạ tầng đường bộ xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều này được lập thành Biên bản theo Mẫu số 01/GT-TSHTĐB ban hành kèm theo Thông tư này và được sử dụng làm nguyên giá tài sản hạ tầng đường bộ để ghi sổ hạch toán theo quy định của Bộ Tài chính.

Điều 6. Thời hạn thực hiện xác định giá trị tài sản hạ tầng đường bộ

1. Việc xác định giá trị tài sản hạ tầng đường bộ quy định tại Điều 5 Thông tư này do cơ quan, đơn vị được giao trực tiếp quản lý tài sản hạ tầng đường bộ chịu trách nhiệm thực hiện.

2. Thời hạn thực hiện từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành và hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm 2014, đảm bảo cho việc mở sổ hạch toán tài sản hạ tầng đường bộ từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 theo quy định của Bộ Tài chính.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 7. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị

1. Bộ Giao thông vận tải và Bộ, ngành có liên quan; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ quy định tại Thông tư này, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện đúng quy định tại Thông tư này.

2. Cơ quan, đơn vị được giao trực tiếp quản lý tài sản hạ tầng đường bộ chịu trách nhiệm thực hiện xác định giá trị tài sản hạ tầng đường bộ được giao quản lý theo quy định tại Thông tư này, đảm bảo đầy đủ, đúng thời hạn quy định.

Điều 8. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2014.

2. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải để phối hợp giải quyết./.

 

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Hồng Trường

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Hữu Chí


Nơi nhận:
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Tổng bí thư;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Sở Tài chính, Sở Giao thông vận tải các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Cổng TTĐT Chính phủ;
- Cổng TTĐT các Bộ: Tài chính, Giao thông vận tải;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Lưu: VT Bộ TC, Bộ GTVT.

 

Mẫu số 01/GT-TSHTĐB

(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 99/2014/TTLT-BTC-BGTVT ngày 29/7/2014 của Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ

Tài sản hạ tầng đường bộ hiện có đến trước ngày 01/3/2013 tại cơ quan, đơn vị

Mã cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách: …………………

1. Tên cơ quan, đơn vị (trực tiếp quản lý tài sản hạ tầng đường bộ):

..................................................................................................................................

2. Tên cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp: ...............................................................

..................................................................................................................................

3. Thuộc Bộ (hoặc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương): ....................................

..................................................................................................................................

Hôm nay, ngày ….. tháng ….. năm ….., tại (địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, đơn vị), chúng tôi gồm:

- Ông (bà): ………………………………………….Chức vụ: (Thủ trưởng cơ quan, đơn vị)

- Ông (bà): ………………………………………….Chức vụ: (Kế toán trưởng cơ quan, đơn vị)

- Ông (bà): ………………………………………….Chức vụ: ……………………………………..

Căn cứ quy định tại Thông tư liên tịch số 99/2014/TTLT-BTC-BGTVT ngày 29/7/2014 của Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải và thực tế tài sản hạ tầng đường bộ được giao quản lý, đã thực hiện xác định giá trị tài sản hạ tầng đường bộ thuộc phạm vi được giao trực tiếp quản lý như sau:

TT

Tên, loại tài sản hạ tầng đường bộ được giao trực tiếp quản lý

Cấp, loại

Đơn vị tính

Số lượng (hoặc khối lượng) tài sản

Đơn giá quy định tại Bảng giá

Giá trị (triệu đồng)

Ghi chú

1

Đường và các công trình phụ trợ gắn liền với đường (bao gồm cả cầu đường bộ đài dưới 25m, cống)

 

 

 

 

 

Chi tiết theo từng tài sản hạ tầng đường bộ thuộc phạm vi quản lý

1.1

Đường cao tốc

 

km

 

 

 

1.2

Đường quốc lộ, tỉnh, huyện, xã

- Đường quốc lộ

- Đường tỉnh

- Đường huyện

- Đường xã

 

km

 

 

 

1.3

Đường đô thị

 

km

 

 

 

2

Cầu đường bộ có chiều dài trên 25m và các công trình phụ trợ gắn liền với cầu đường bộ

 

m2

 

 

 

3

Hầm đường bộ và các công trình phụ trợ gắn liền với hầm đường bộ

- Hầm đường ô tô

- Hầm dành cho người đi bộ

 

m2

 

 

 

4

Bến phà đường bộ và các công trình phụ trợ gắn liền với bến phà đường bộ

 

m2

 

 

 

5

Bến xe

 

m2

 

 

 

6

Bãi đỗ xe

 

m2

 

 

 

7

Trạm dừng nghỉ

 

m2

 

 

 

8

Trạm kiểm tra tải trọng xe

 

trạm

 

 

 

9

Trạm thu phí đường bộ

 

trạm

 

 

 

Chi tiết theo từng tài sản hạ tầng đường bộ thuộc phạm vi quản lý

10

Nhà hạt quản lý đường bộ

 

m2 sàn XD

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

……

 

(Bằng chữ: …………………………………………………….)

 

NGƯỜI LẬP
(Ký, họ tên)

KẾ TOÁN TRƯỞNG
(Ký, họ tên)

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
(Ký, họ tên và đóng dấu)

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư liên tịch 99/2014/TTLT-BTC-BGTVT quy định Bảng giá tài sản hạ tầng đường bộ do Bộ Tài chính - Bộ Giao thông vận tải ban hành

  • Số hiệu: 99/2014/TTLT-BTC-BGTVT
  • Loại văn bản: Thông tư liên tịch
  • Ngày ban hành: 29/07/2014
  • Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính
  • Người ký: Nguyễn Hồng Trường, Nguyễn Hữu Chí
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 791 đến số 792
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản