Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ QUỐC PHÒNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 91/2010/TT-BQP | Hà Nội, ngày 05 tháng 7 năm 2010 |
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VIỆC CHUYỂN CHẾ ĐỘ PHỤC VỤ TỪ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC, CÔNG NHÂN QUỐC PHÒNG SANG QUÂN NHÂN CHUYÊN NGHIỆP
BỘ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG
Căn cứ Nghị định số 104/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;
Căn cứ Nghị định số 18/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ về quân nhân chuyên nghiệp Quân đội Nhân dân Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 68/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân;
Theo đề nghị của Tổng Tham mưu trưởng,
THÔNG TƯ:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định đối tượng, điều kiện, tiêu chuẩn, chuyển xếp lương, quyền hạn, trách nhiệm, quản lý sử dụng và thủ tục hồ sơ chuyển chế độ phục vụ từ công chức, viên chức, công nhân quốc phòng (dưới đây gọi chung là công nhân viên chức quốc phòng) đang làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc khối chiến đấu, khối doanh nghiệp quốc phòng an ninh và khối doanh nghiệp kinh tế quốc phòng sang quân nhân chuyên nghiệp.
2. Đối tượng áp dụng
a) Công nhân viên chức quốc phòng đang đảm nhiệm chức danh có diện bố trí là quân nhân chuyên nghiệp theo biểu tổ chức biên chế của Bộ Tổng Tham mưu;
b) Công nhân viên chức quốc phòng là cán bộ, nhân viên chuyên môn kỹ thuật có trình độ đại học trở lên, kỹ sư, thợ có tay nghề bậc cuối làm nhiệm vụ sản xuất, sửa chữa vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự thuộc khối doanh nghiệp quốc phòng an ninh;
c) Công nhân viên chức quốc phòng chưa đủ điều kiện nghỉ hưu theo quy định hiện hành, tự nguyên chuyển sang chế độ quân nhân chuyên nghiệp để giải quyết nghỉ hưu theo chế độ quân nhân khi có đủ điều kiện.
3. Đối tượng không áp dụng
a) Đối tượng quy định tại điểm a khoản 2 Điều này, khi cơ quan, đơn vị đã đủ chức danh là quân nhân chuyên nghiệp theo biểu tổ chức biên chế của Bộ Tổng Tham mưu;
b) Đối tượng quy định tại điểm c khoản 2 Điều này có tuổi đời đã đủ 50 tuổi trở lên hoặc khi chuyển sang quân nhân chuyên nghiệp đến đủ 50 tuổi nhưng vẫn chưa đủ điều kiện nghỉ hưu;
c) Đối tượng đang công tác ở các doanh nghiệp cổ phần.
Điều 2. Điều kiện, tiêu chuẩn chuyển công nhân viên chức quốc phòng sang quân nhân chuyên nghiệp
1. Điều kiện
a) Tự nguyện phục vụ quân đội theo chế độ quân nhân chuyên nghiệp;
b) Có đủ 01 năm phục vụ quân đội trở lên;
c) Đối tượng quy định tại
d) Đối tượng quy định tại
- Nam đủ 20 năm trở lên, nữ đủ 15 năm trở lên công tác trong quân đội. Thời gian công tác trong quân đội bao gồm thời gian là sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan- binh sỹ, công nhân viên chức quốc phòng.
- Nữ có đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên và có tuổi đời từ đủ 45 đến dưới 50 tuổi.
2. Tiêu chuẩn
a) Phẩm chất đạo đức tốt, đủ khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao;
b) Tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp, sơ cấp (chứng chỉ nghề), nhân viên chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ;
c) Có đủ sức khỏe hoàn thành nhiệm vụ theo chức trách;
d) Trong thời gian 06 tháng trước ngày đề nghị chuyển sang phục vụ theo chế độ quân nhân chuyên nghiệp không bị thi hành kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên.
Điều 3. Chuyển xếp lương cho đối tượng được chuyển sang quân nhân chuyên nghiệp
Thực hiện theo Thông tư số 152/2007/TT-BQP ngày 25 tháng 9 năm 2007 của Bộ Quốc phòng hướng dẫn chuyển xếp lương đối với sỹ quan; công nhân viên chức quốc phòng; hạ sỹ quan, binh sỹ chuyển sang phục vụ theo chế độ quân nhân chuyên nghiệp.
Điều 4. Quyền hạn xét chuyển công nhân viên chức quốc phòng sang quân nhân chuyên nghiệp
a) Đối với đối tượng do cơ quan cán bộ quản lý
Thực hiện theo Quyết định số 269-QĐ/ĐU ngày 23 tháng 7 năm 2009 của Đảng ủy quân sự Trung ương về việc ban hành kèm theo Quy chế công tác cán bộ trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
b) Đối với đối tượng do cơ quan quân lực quản lý.
Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 12/2009/TT-BQP ngày 18 tháng 3 năm 2009 của Bộ Quốc phòng quy định quyền hạn nâng, hạ bậc, loại, ngạch lương; chuyển nhóm ngạch lương; chuyển chế độ đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên chức quốc phòng; phong, phiên tước và giáng quân hàm quân nhân chuyên nghiệp.
Điều 5. Quản lý sử dụng sau khi chuyển quân nhân chuyên nghiệp
a) Đối tượng quy định tại
b) Đối tượng quy định tại
- Căn cứ vào thời gian quy định nhận sổ hưu trong quyết định chuyển sang chế độ quân nhân chuyên nghiệp của Bộ, đơn vị tiếp tục bố trí công tác hoặc trình cấp có thẩm quyền ra quyết định nghỉ việc chuẩn bị trước khi nghỉ hưu và quyết định nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí cho quân nhân chuyên nghiệp;
Thời gian nghỉ việc chuẩn bị trước khi nghỉ hưu theo quy định hiện hành.
Thời gian hưởng chế độ hưu trí theo đúng thời gian ghi trong quyết định của Bộ.
- Không điều động sang đơn vị khác trực thuộc Bộ Quốc phòng.
Điều 6. Thủ tục hồ sơ và thời gian xét chuyển công nhân viên chức quốc phòng sang quân nhân chuyên nghiệp
1. Thủ tục hồ sơ
Đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng báo cáo bằng văn bản, kèm theo danh sách và hồ sơ của cá nhân đối tượng được đề nghị chuyển chế độ quân nhân chuyên nghiệp, gồm:
a) Đơn xin chuyển chế độ quân nhân chuyên nghiệp, có xác nhận của chỉ huy cấp trung đoàn hoặc tương đương trở lên;
b) Bản sao quyết định tuyển dụng hoặc chuyển chế độ công nhân viên chức quốc phòng;
c) Bản sao sổ bảo hiểm xã hội (đối với đối tượng quy định tại
d) Bản sao (có công chứng) bằng tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp (đối với số hưởng lương công chức, viên chức loại B trở lên).
2. Thời gian xét chuyển
Đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ, tổng hợp báo cáo về Tổng cục Chính trị (qua Cục Cán bộ, đối tượng do cơ quan cán bộ quản lý) vào tháng 5, Bộ xét, quyết định vào tháng 6; báo cáo về Bộ Tổng Tham mưu (qua Cục Quân lực, đối tượng do cơ quan quân lực quản lý) vào tháng 8, Bộ xét, quyết định vào tháng 10.
Điều 7. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký;
2. Lao động hợp đồng mà trước đó là công nhân viên chức quốc phòng chuyển sang ký kết hợp đồng lao động quy định tại tiết 1.2 điểm 1 mục II Thông tư số 91/2002/TT-BQP ngày 08 tháng 7 năm 2002 của Bộ Quốc phòng về hướng dẫn thực hiện chế độ hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp của quân đội, được áp dụng thực hiện theo quy định tại Thông tư này.
3. Các văn bản dưới đây hết hiệu lực thi hành
Quyết định số 10/2002/QĐ-BQP ngày 18 tháng 01 năm 2002 và Quyết định số 38/2006/QĐ-BQP ngày 02 tháng 3 năm 2006 của Bộ Quốc phòng về việc chuyển chế độ từ công nhân viên chức quốc phòng sang chế độ quân nhân chuyên nghiệp để giải quyết nghỉ hưu đối với số dôi dư biên chế;
Bãi bỏ nội dung các văn bản đã ban hành trước đây trái với quy định của Thông tư này.
4. Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm các Tổng cục, chỉ huy các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện đúng quy định tại Thông tư này.
5. Quá trình thực hiện, có vướng mắc phản ảnh kịp thời về Bộ Quốc phòng, qua Cục Cán bộ (đối tượng do cơ quan cán bộ quản lý) hoặc Cục Quân lực (đối tượng do cơ quan quân lực quản lý) để tổng hợp báo cáo Bộ Quốc phòng xem xét giải quyết./.
| BỘ TRƯỞNG |
- 1Thông tư 182/2017/TT-BQP hướng dẫn việc hỗ trợ kinh phí cho doanh nghiệp Quân đội chi trả tiền lương tháng và kinh phí đóng bảo hiểm xã hội đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong thời gian nghỉ chuẩn bị hưu do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
- 2Thông tư 208/2017/TT-BQP về hướng dẫn chuyển xếp lương đối với sĩ quan, công nhân, viên chức quốc phòng, hạ sĩ quan, binh sĩ được tuyển chọn quân nhân chuyên nghiệp do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
- 3Thông tư 224/2017/TT-BQP về hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng và viên chức quốc phòng do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
- 4Thông tư 241/2017/TT-BQP quy định về tuyển chọn, tuyển dụng quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
- 5Quyết định 1316/QĐ-BQP năm 2019 công bố hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Quốc phòng kỳ 2014-2018
- 1Nghị định 18/2007/NĐ-CP về quân nhân chuyên nghiệp trong nhân dân quân đội Việt Nam
- 2Nghị định 68/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân
- 3Thông tư 152/2007/TT-BQP hướng dẫn chuyển xếp lương đối với sĩ quan; công nhân viên chức quốc phòng; hạ sĩ quan, binh sĩ chuyển sang phục vụ theo chế độ quân nhân chuyên nghiệp do Bộ Quốc phòng ban hành
- 4Thông tư 12/2009/TT-BQP Quy định quyền hạn nâng, hạ bậc, loại, ngạch lương; chuyển nhóm, ngạch lương; chuyển chế độ đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên chức quốc phòng; phong, phiên, tước và giáng quân hàm quân nhân chuyên nghiệp do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
- 5Thông tư 182/2017/TT-BQP hướng dẫn việc hỗ trợ kinh phí cho doanh nghiệp Quân đội chi trả tiền lương tháng và kinh phí đóng bảo hiểm xã hội đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong thời gian nghỉ chuẩn bị hưu do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
- 6Thông tư 208/2017/TT-BQP về hướng dẫn chuyển xếp lương đối với sĩ quan, công nhân, viên chức quốc phòng, hạ sĩ quan, binh sĩ được tuyển chọn quân nhân chuyên nghiệp do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
- 7Thông tư 224/2017/TT-BQP về hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng và viên chức quốc phòng do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
Thông tư 91/2010/TT-BQP quy định việc chuyển chế độ phục vụ từ công chức, viên chức, công nhân quốc phòng sang quân nhân chuyên nghiệp do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
- Số hiệu: 91/2010/TT-BQP
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 05/07/2010
- Nơi ban hành: Bộ Quốc phòng
- Người ký: Phùng Quang Thanh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 19/08/2010
- Ngày hết hiệu lực: 15/11/2017
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra