Điều 3 Thông tư 77/2015/TT-BGTVT Quy định về vận tải hành khách, hành lý trên đường sắt đô thị do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
1. Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị là đơn vị trực tiếp kinh doanh, khai thác các tuyến đường sắt đô thị, sau đây gọi tắt là doanh nghiệp.
2. Hành lý là vật dụng, hàng hóa của hành khách được phép mang theo vào ga, lên tàu trong cùng một chuyến đi.
3. Bảng chỉ dẫn hành trình tuyến là bảng thông tin được gắn tại các nhà ga và trên các toa tàu dùng để chỉ dẫn cho hành khách biết hành trình của tuyến bao gồm tất cả các ga đường sắt đô thị trên tuyến.
4. Vé hành khách là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng vận chuyển hành khách, sau đây gọi tắt là vé.
5. Hàng nguy hiểm là hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa nguy hiểm do cơ quan có thẩm quyền quy định.
Thông tư 77/2015/TT-BGTVT Quy định về vận tải hành khách, hành lý trên đường sắt đô thị do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
MỤC LỤC VĂN BẢN
- Điều 4. Quyền của doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị
- Điều 5. Nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị
- Điều 6. Trách nhiệm bảo hiểm trong kinh doanh đường sắt đô thị
- Điều 7. Quyền của hành khách đi tàu đường sắt đô thị
- Điều 8. Trách nhiệm của hành khách đi tàu đường sắt đô thị
- Điều 9. Quy định về những hành vi vi phạm tại ga và trên tàu
- Điều 10. Hành lý được phép mang theo người vào ga, lên tàu
- Điều 11. Hành lý không được mang theo người vào ga, lên tàu
- Điều 12. Bảo quản và kiểm tra hành lý mang theo người
- Điều 13. Hạn chế hoặc tạm ngừng vận chuyển
- Điều 14. Quy định về vé hành khách
- Điều 15. Các loại vé và giá vé
- Điều 16. Bán vé
- Điều 17. Trả lại vé
- Điều 18. Miễn giảm giá vé
- Điều 19. Soát vé
- Điều 20. Xử lý khi hành khách vào ga không có vé hoặc vé không hợp lệ
- Điều 21. Xử lý trong trường hợp mang hành lý không được mang theo người vào ga, lên tàu
- Điều 22. Xử lý khi tạm dừng vận hành tàu vì thiên tai và những lý do bất khả kháng khác
- Điều 23. Xử lý trong trường hợp phá hoại gây ảnh hưởng đến hoạt động vận hành tàu