Chương 2 Thông tư 75/2011/TT-BNNPTNT quy định về đăng ký và xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
THỦ TỤC ĐĂNG KÝ, XÁC NHẬN, HỦY BỎ XÁC NHẬN NỘI DUNG QUẢNG CÁO THỰC PHẨM
1. Đăng ký lần đầu: Áp dụng đối với cơ sở chưa được xác nhận đăng ký quảng cáo hoặc cơ sở đã được xác nhận nhưng bị hủy bỏ.
2. Đăng ký lại: Cơ sở đã được xác nhận nội dung quảng cáo sản phẩm thực phẩm nhưng thay đổi về nội dung quảng cáo hoặc giấy xác nhận hết thời hạn hiệu lực.
Các cơ sở nêu tại
1. Đăng ký lần đầu:
a) Giấy đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc kết quả kiểm tra đánh giá điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm của cơ quan có thẩm quyền còn hiệu lực (áp dụng đối với cơ sở sản xuất kinh doanh trong nước);
c) Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phù hợp của cơ sở sản xuất kinh doanh;
d) Bản sao có chứng thực thông báo tiếp nhận bản công bố hợp quy (đối với sản phẩm phải công bố hợp quy), công bố hợp chuẩn (nếu có);
đ) Tài liệu khoa học chứng minh tính chất, công dụng của sản phẩm như nội dung đăng ký quảng cáo;
e) Đối với thực phẩm biến đổi gen, chiếu xạ nhập khẩu phải có Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) và các tài liệu khác có liên quan theo quy định của pháp luật;
g) Bản dự thảo nội dung dự kiến quảng cáo (video clip, hình ảnh, phóng sự, bài viết);
h) Giấy ủy quyền của cơ sở (áp dụng đối với trường hợp đăng ký xác nhận quảng cáo bởi người kinh doanh dịch vụ quảng cáo).
2. Đăng ký lại:
a) Giấy đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản thuyết minh kèm theo các tài liệu sửa đổi, bổ sung liên quan đến việc thay đổi nội dung quảng cáo thực phẩm;
c) Tài liệu theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này còn hiệu lực theo quy định;
d) Bản dự thảo nội dung dự kiến quảng cáo (video clip, hình ảnh, phóng sự, bài viết).
3. Hồ sơ đăng ký xác nhận được gửi đến cơ quan thường trực bằng một trong các hình thức như: trực tiếp, Fax, E-mail, mạng điện tử (sau đó gửi hồ sơ bản chính theo đường bưu điện).
4. Trường hợp cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm tiêu thụ trong nước đã được cơ quan thường trực địa phương xác nhận nội dung quảng cáo nhưng sau đó có xuất khẩu, cơ sở phải đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo tại cơ quan thường trực cấp Trung ương ngay khi hết hiệu lực của Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm do cơ quan thường trực cấp địa phương xác nhận.
5. Trường hợp Giấy xác nhận nội dung đăng ký quảng cáo đã được cấp nhưng bị mất, thất lạc hoặc bị hư hỏng, cơ sở phải có văn bản gửi tới cơ quan thường trực để được xem xét cấp lại. Trong thời gian 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị của cơ sở, cơ quan thường trực cấp lại cho cơ sở.
Điều 9. Tiếp nhận và xử lý hồ sơ
1. Cơ quan thường trực theo quy định tại
2. Trong thời gian 3 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký của cơ sở, cơ quan thường trực phải thẩm tra sơ bộ hồ sơ, hướng dẫn cơ sở bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định.
Điều 10. Thẩm định và xác nhận nội dung quảng cáo
1. Trong thời gian không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký đầy đủ và hợp lệ, cơ quan thường trực thông báo kết quả thẩm định cho cơ sở như sau:
a) Xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm đối với trường hợp thẩm định đạt yêu cầu theo mẫu Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Thông báo bằng văn bản trường hợp thẩm định không đạt yêu cầu, trong đó nêu rõ lý do chưa được xác nhận nội dung quảng cáo và những yêu cầu cần bổ sung, chỉnh sửa.
2) Thời hạn hiệu lực đối với xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm căn cứ vào:
a) Hiệu lực của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc kết quả kiểm tra đánh giá điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm của cơ quan có thẩm quyền còn hiệu lực (áp dụng đối với cơ sở sản xuất trong nước);
b) Hiệu lực công nhận đối với nước xuất khẩu hoặc cơ sở sản xuất của nước xuất khẩu (áp dụng đối với sản phẩm nhập khẩu).
Điều 11. Hủy bỏ xác nhận nội dung quảng cáo
Cơ sở đã được xác nhận nội dung quảng cáo sẽ bị cơ quan thường trực thông báo hủy bỏ xác nhận nội dung quảng cáo bằng văn bản trong các trường hợp sau:
1. Cơ sở sản xuất kinh doanh quảng cáo sản phẩm thực phẩm đã được xác nhận nhưng hết hiệu lực;
2. Phát hiện có sự giả mạo, sửa chữa các nội dung đã đăng ký quảng cáo trong hồ sơ;
3. Sản phẩm thực phẩm của cơ sở bị kiểm tra phát hiện không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm theo quy định hoặc kết quả kiểm tra đánh giá phân loại không đạt yêu cầu theo quy định.
Thông tư 75/2011/TT-BNNPTNT quy định về đăng ký và xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Điều kiện để được xác nhận nội dung quảng cáo
- Điều 5. Phân công thẩm định và xác nhận nội dung quảng cáo
- Điều 6. Kinh phí thực hiện
- Điều 7. Hình thức đăng ký
- Điều 8. Hồ sơ đăng ký
- Điều 9. Tiếp nhận và xử lý hồ sơ
- Điều 10. Thẩm định và xác nhận nội dung quảng cáo
- Điều 11. Hủy bỏ xác nhận nội dung quảng cáo