Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ Y TẾ | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA ******
|
Số: 7004-BYT-TT | Hà Nội, ngày 24 tháng 8 năm 1956 |
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Kính gửi: | Ủy ban Hành chính các khu, các thành phố, tỉnh, |
Hiện nay việc làm các nghề chữa bệnh, hộ sinh, chữa răng, bào chế thuốc và bán thuốc ngoài nhân dân ở tình trạng chưa có tổ chức, nhiều người không có bằng, không biết nghề cũng cứ làm, việc buôn bán sử dụng thuốc độc bừa bãi đã ảnh hưởng đến việc bảo vệ sức khỏe của nhân dân.
Thủ tướng Phủ ban hành điều lệ này nhằm mục đích:
1) Sơ bộ nắm được tình hình làm các nghề chữa bệnh, hộ sinh, chữa răng, bào chế thuốc và bán thuốc ngoài nhân dân, hướng họ làm nghề theo đúng thể lệ bảo đảm được sức khỏe cho nhân dân, tiến tới quản lý được việc làm các nghề đó, yêu cầu cấp bách là quản lý được các thuốc độc một cách chặt chẽ.
2) Bảo vệ quyền lợi chính đáng của những nghề chữa bệnh hộ sinh, chữa răng, bào chế thuốc và bán thuốc.
3) Chuyển những người không biết nghề làm nghề khác để ngăn ngừa những sai lầm của họ làm hại đến sức khỏe của nhân dân.
1) Phương pháp công tác: Việc cho phép này là một công tác hành chính, nhưng trong khi tiến hành cần phải đạt mục đích trên hai mặt sau đây:
Một mặt là thi hành thủ tục hành chính về giấy tờ kê khai theo thủ tục mà điều lệ đã quy định và các mẫu kèm theo.
Một mặt là tuyên truyền giáo dục cho các người làm nghề chữa bệnh, hộ sinh, chữa răng, bào chế thuốc và bán thuốc hiểu rõ vì lợi ích bảo vệ sức khỏe cho nhân dân mà nhận nhiệm vụ tích cực thi hành theo các khoản mà điều lệ đã quy định.
2) Các bước tiến hành:
a) Chuẩn bị: Ủy ban Hành chính triệu tập hội nghị các đại diện cơ quan y tế, công thương và có thể mời công an, tư pháp thảo luận cách tiến hành và phản công cụ thể, bố trí cán bộ tổ chức, chuẩn bị tài liệu học tập, chuẩn bị các mẫu đơn và mẫu kê khai.
b) Tổ chức học tập: Cán bộ phụ trách y tế, công thương, công an, tư pháp phải học tập trước, sau đó triệu tập những người làm các nghề chữa bệnh, hộ sinh, chữa răng, bán thuốc, bào chế thuốc đông y, tây y lại để học tập ý nghĩa mục đích và điều lệ của việc cho phép làm các nghề trên để họ nêu thắc mắc và giải đáp.
c) Hướng dẫn kê khai: Làm cho các người làm các nghề chữa bệnh, hộ sinh, chữa răng, bào chế thuốc, bán thuốc vui vẻ kê khai và hướng dẫn họ kê khai những điều đã ghi trong đơn xin phép.
d) Nhận đơn và cho phép: Cơ quan y tế sẽ nhận đơn, soát lại xem ghi có đầy đủ không, vào sổ theo từng loại nghề và khi xét đủ điều kiện thì cho phép. Đối với những người mở phòng bào chế, hiệu thuốc tây, đại lý thuốc tây, hiệu thuốc đông y, hàng bán dụng cụ nguyên liệu về răng sau khi cơ quan y tế cho phép, chuyển các giấy phép và hồ sơ sang cơ quan công thương ký cho phép rồi trả lại y tế và y tế sẽ giao giấy phép cho người xin, như vậy là việc xin phép làm nghề và đăng ký công thương chỉ làm một lần.
e) Tổng kết: Sau khi đã cho phép xong thì rút kinh nghiệm tổng kết báo cáo về Bộ, kèm theo các bản thống kê về tình hình các nghề chữa bệnh, hộ sinh, chữa răng, bào chế thuốc và bán thuốc của địa phương (có mẫu gửi về sau).
1) Đối với những người làm nghề đại lý thuốc tây mà không có bằng thì sẽ không được phép tiếp tục làm nghề. Đối với số hàng còn lại sẽ để họ bán từ nay đến 31-1-1957. Trong thời gian từ nay đến 31-1-1957 các khu, sở Y tế sẽ mở các kỳ thi sát hạch, nếu ai đỗ sẽ được cấp giấy phép tiếp tục làm nghề (nội dung sát hạch Bộ sẽ gửi về sau). Đối với những người có bằng đại lý thuốc tây do chính quyền của Pháp hay Bảo đại cấp trước đây vẫn được tiếp tục làm nghề.
2) Đối với những người chế cao đơn hoàn tán mà dùng các hóa chất như bột santonine, aspirine… sẽ không được dùng, số thuốc còn lại có thể mang bán cho Công ty dược phẩm, xưởng Bào chế trung ương hay các hiệu thuốc tây với giá thỏa thuận.
3) Tại các đại lý thuốc tây và các hiệu bán dụng cụ nguyên liệu về răng hiện nay còn lại các thuốc thuộc các bảng A, B, C phải có bảng kê riêng để một chỗ riêng và sẽ được bán theo đơn của y sĩ, bác sĩ trong thời gian từ nay đến 31-1-1957. Khi bán phải vào sổ riêng ghi rõ tên, địa chỉ người mua và số lượng thuốc bán ra. Sau ngày 31-1-1957 các thuốc còn lại sẽ đem bán cho các hiệu thuốc có dược sĩ phụ trách hay kho thuốc trung ương với giá mà hai bên thỏa thuận.
Đối với những người muốn xin làm nghề cần phải có bằng đính theo như các y tá, đại lý thuốc tây, hộ sinh… mà bằng bị thất lạc không có giấy tờ gì chứng nhận đủ bảo đảm thì người đó phải sát hạch lại.
1) Công tác cho phép làm nghề chữa bệnh, hộ sinh, chữa răng bào chế thuốc và bán thuốc theo nghị định của Thủ tướng Phủ là một công tác do Ủy ban Hành chính các khu, thành phố, tỉnh đứng ra làm có sự cộng tác chặt chẽ của cơ quan y tế và công thương, trường hợp cần thiết Ủy ban có thể ủy nhiệm cho cơ quan y tế đứng ra làm, trong trường hợp đó, cơ quan y tế phải chú ý tranh thủ sự lãnh đạo của Ủy ban địa phương và phải tập trung cán bộ nhiều hay ít tùy theo địa phương có nhiều hay ít người xin phép làm nghề, những cán bộ được phân công phải dành riêng thì giờ làm công tác này cho xong.
2) Về thời gian tiến hành chậm nhất là đến hết tháng 10-1956 tất cả các địa phương phải làm xong việc cho phép và tổng kết tình hình làm nghề chữa bệnh, hộ sinh, chữa răng, bào chế thuốc và bán thuốc gửi về Bộ; điều cần chú ý là việc cho phép kỳ này chỉ là bước đầu để ta nắm được sơ bộ tình hình bán thuốc, chữa bệnh, hộ sinh, chữa răng, bào chế thuốc ngoài nhân dân sau này các cơ quan chính quyền và y tế còn phải phối hợp với công an, tư pháp kiểm tra theo dõi việc làm nghề đó cho đúng với điều lệ của Thủ tướng Phủ đã quy định.
3) Trong công tác này cần có sự chi tiêu trước về in hoặc đánh máy các tài liệu các Khu, Ty Y tế cần làm dự trù xin Ủy ban địa phương cấp. Đối với người xin phép mỗi người phải nộp 500đ tiền lệ phí.
Trên đây là một số ý kiến Bộ thông tư để các khu, tỉnh rõ trước khi tiến hành việc cho phép làm nghề chữa bệnh, chữa răng, hộ sinh, bán thuốc, bào chế thuốc ở địa phương. Trong khi tiến hành gặp khó khăn gì yêu cầu phản ảnh về Bộ để Bộ góp ý kiến giải quyết.
| Bác Sĩ. Hoàng Tích Trí (Đã ký) |
DANH SÁCH CÁC THUỐC THUỘC CÁC BẢNG A, B, C,
(Theo dược điển của Pháp và chỉ trích những thứ thông thường)
THUỐC BẢNG A
- Acide arsénieux và acide arsénique (thạch tín)
- Aconit (phụ tử: lá, rễ, cao, rượu phụ tử)
- Aconitine và các muối
- Adrénaline
- Các Alcaloides của thuốc phiện các muối và dẫn xuất không kể những thứ ở bảng B.
- Apomorphine và các muối
- Arécoline và các muối
- Arséniates và arsénites
- Artopine và các muối
- Belladone (lá, rễ, bột, cao)
- Benzoate de mercure
- Bi-iodure de mercure
- Bromoforme
- Cantharides (sâu ban miêu: nguyên con bột và rượu)
- Cantharidine và các muối
- Chloramidure de mercure
- Chloroforme
- Cigue (độc nhân sâm: quả, bột và cao)
- Codéine và các muối
- Colchicine và các muối
- Cochique (hạt và cao)
- Conine và các muối
- Cortisone
- Cyanure các loại kim
- Digitale (Dương địa hoàng: lá, bột, cao…)
- Digitaline
- Émétique
- Ergot de seigle (cựa lõa mạch, các alcaloi-des, các loại cao)
- Édérine và các muối
- Homatropine và các muối
- Hormone corticotrope A. C. T. H.
- Huile de croton (Dầu bã đậu)
- Hydrastine
- Hydrastinine và các muối
- Hydrastis (bột và cao)
- Hyoscyamine và các muối
- Jusquiame (lá, hạt, bột và cao)
- Nicotine và các muối
- Nitrate de mercure
- Noix vomique (mã tiền: bột, cao, rượu)
- Ouabaine
- Oxycyanure de Hg
- Pavot (papaver somniferum (quả thuốc phiện)
- Phosphore
- Phosphore de calcium
- Phosphore de zinc
- Pilocarpine và các muối
- Quassine
- Scopolamine và các muối
- Stramoine datura (cà độc dược)
- Strophantine
- Strophantus (hạt, cao và rượu)
- Strychnine và các muối
- Sulfure de carbone
- Sulfur d’arsénic (nhân ngôn)
- Rượu coca
- Tétrachlorure de carbone
- Triiodure d’arsénic
THUỐC BẢNG B
- Opium (thuốc phiện, bột, cao, rượu)
- Morphine và các muối
- Diacétyl-morphine và các muối
- Benzoylmorphine và các muối
- Hydrocodeinone và các muối
- Thébaine
- Feuille de coca
- Cocaine tinh chất
- Ecgonine
- Cocaine và các muối
- Chanvre indien (nhựa, cao, rượu)
- Acéthyldihydrocodéine
- Dihydrocodéine
THUỐC BẢNG C
- Anesthésiques locaux (thuốc gây tê địa phương nhưL Novocaine, Procaine, Scurodaine, Tétracaine)
- Acétylarsan
- Aniline
- Brome
- Chloral hydraté
- Chlorure méthylène
- Créosote
- Các loại thuốc ngủ (Véronal, Gardinal, Aluval, Barbital, Butobarbital, Cyclobarbital, Hexobarbital, Phénobarbital)
- Dihydrofolliculine và Folliculine (Oestrasid, Gynoestryl, Benzogynoestryl, Oestradiot, Oestrobion, Oesironyl…)
- Ephédrine và các muối
- Essence de chénopodium
- Formol
- Gaiacol
- Ipéca (bột, cao, rượu, sirop)
- Lobéline và các muối
- Méroulle
- Nitrate d’argent
- Novarsénobenzol
- Pelletiérine và các muối
- Pillules de chlorure mercurique oplacèes
- Pommade au sublimé corrosif
- Pommade belladonée
- Poudre d’ipéca opiacée
- Sirop d’aconit
- Sirop de belladone
- Sirop de bromoforme
- Sirop de codéine
- Sirop de digitale
- Sirop de morphine
- Soluté injectable du lobe post-hyponphyse
- Spartéine và các muối
- Teinture de belladone
- Teinture de digitale d’hydrastis.
BỘ Y TẾ Số: - BYT/ | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Cấp cho:____
Ngụ tại:_____
có bằng: (1)_ Số:____________________________________________
ngày:_______ do:________________________________ cấp.
Được phép làm nghề:___________________________________________________________ theo
Những thể lệ hiện hành. Đã được đăng ký tại:___________________________________________
Công thương số:__________ ngày:____________________ Ngày tháng năm 195 _____________ CÔNG THƯƠNG | Ngày tháng năm 19 _________________________ Y TẾ |
GHI CHÚ: - 1) Trường hợp đối với các bà mụ, các thầy lang……... không có bằng thì ghi có giấy chứng nhận số .........ngày.......... do: ............................cấp.
2) Trường hợp đối với những nghề chữa bệnh không phải đăng ký qua Công thương thì không cần có đoạn này.
DANH SÁCH CÁC THUỐC ĐỘC THEO ĐÔNG Y
1) Bã đậu (Croton tigilum) hạt và đậu 2) Chu sa, thần sa (Sulfure de mercure on cinabre) 3) Cà độc dược Datura fastuosa hạt 4) Hồng hoàng (Sulfure rouge d’argénic ou réalgar) 5) Hoàng năn (Strychnos Ganlthériana) 6) Mã tiền (Strychnos nux Vomica) bột, cao, rượu | 7) Nhân ngôn (Sulfure jaune d’arsénic ou orpiment) 8) Thạch tính (Acide arsénieux) 9) Thủy ngân (Mercure) 10) Sâu ban miêu (Cantharides) 11) Phụ tử (Aconilum senaigaléatum) lá, rễ, bột, cao, rượu. |
MẪU SỔ THUỐC ĐỘC ĐÔNG Y VÀ THUỐC THUỘC BẢNG A B THEO TÂY Y
Tên thuốc:_________________________________ Đơn vị:____________________________
Số thứ tự | LÝ DO XUẤT NHẬP | Phiếu hay hóa đơn xuất nhập | NHẬP | XUẤT | CÒN LẠI | |||
Ngày | Số | Còn lại tháng trước | Nhập trong tháng | CỘNG | ||||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) |
- Sổ này làm cho các người làm nghề chữa bệnh, bán thuốc đông y và các hiệu thuốc tây và phòng bào chế thuốc tây (những hiệu thuốc và phòng bào chế thuốc tây, nếu đã có số thuốc bảng B theo mẫu cũ thì vẫn tiếp tục theo mẫu cũ).
- Sổ này gồm nhiều trang, các trang đều có đánh số được Ủy ban Hành chính khu phố hay xã chứng nhận.
- Phải vào sổ hàng ngày
- Hàng tháng phải cộng sổ ghi rõ tổng số nhập xuất trong tháng và số còn lại của tháng.
- Đối với các hiệu thuốc tây và phòng bào chế thuốc tây khi bán các thuốc bảng A và B phải gửi đơn thuốc theo đúng điều lệ đã quy định.
(2)
- GHI RÕ: Tên họ, địa chỉ, người mua và người bán hay nơi dùng với mục đích để làm gì nếu xuất trong nội bộ, như xuất ra để chế thuốc.
VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
KÍNH GỬI ÔNG:...............................................................................
1) Tên tôi là:______________________________________________________________________
Nguyên quán:_________________________________________________________________
Trú quán:_____________________________________________________________________
Có bằng:_________________________ Số:_______________ Ngày:____________________
Do____________________________________________________ cấp (có bản sao kèm theo)
2) Nộp đơn này cho phép tôi làm nghề_______________________________________________
hình thức làm nghề [2] ____________________________________________________________
Tên hiệu là ____________________________________________________________________
3) Trụ sở chính đặt tại______________________________________________________________
Trụ sở phụ đặt tại_______________________________________________________________
4) Ngày_______ tháng________ năm____________ bắt đầu làm nghề.
5) Cơ sở, hoạt động_______________________________________________________________
Bệnh viện: (Số giường bệnh có_____________________________________________________
(Số bệnh nhân trung bình vào trong một tháng_______________________________
Nhà hộ sinh: (Số giường đẻ có______________________________________________________
(Số người đẻ trung bình trong một tháng_________________________________
Khám bệnh: Số người được khám bệnh trung bình trong một tháng_______________________
Chữa răng: Số người được chữa răng trung bình trong một tháng________________________
6) Số nhân công làm việc trong cơ sở có tất cả là:
___ nhân công chính
__ nhân công phụ.
b) nhân công thuê có______________________________________________________________
trong đó có___________________ nhân công chuyên môn gồm [3] _________________________
__
7) Số lượng dụng cụ máy móc chính dùng để hành nghề (có bảng kê kèm theo như máy ép phổi, máy chiếu điện, ghế chữa răng,_________________________________________________ )_________________________
________________________________________________________________________________
8) Tôi xin gửi kèm theo đơn này các văn kiện__________________________________________
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
Tôi xin cam đoan những lời khai trong bảng đơn này là đúng sự thật, và tôi xin đảm bảo việc làm nghề đúng theo thể lệ hiện hành.
Ngày tháng năm 195 Người xin phép ký tên |
Chứng nhận:
Ủy ban Hành chính Khu phố hay xã__________________________________________________
chứng nhận ông hay bà ký tên trên đây là người ở địa phương chúng tôi, theo địa chỉ kể trên
Ngày tháng năm 195 ỦY BAN HÀNH CHÍNH |
VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
KÍNH GỬI ÔNG:...............................................................................
1) Tên tôi là:___________________________________________ sinh năm__________________
Nguyên quán:_________________________________________________________________
Trú quán:_____________________________________________________________________
Có bằng:_________________________ Số:_______________ Ngày:____________________
Do____________________________________________________ cấp (có bản sao kèm theo)
2) Nộp đơn này cho phép tôi làm nghề_______________________________________________
3) Hình thức tổ chức [5]_____________________________________________________________
Tên hiệu là ____________________________________________________________________
Phương thức kinh doanh________________________________________________________
4) Trụ sở chính đặt tại______________________________________________________________
5) Tên các Chi nhánh, Kho hàng, Xưởng sản xuất và địa điểm:
a) Chi nhánh ở ___________________________________________________________________
b) Kho hàng ở ___________________________________________________________________
c) Xưởng sản xuất ở ______________________________________________________________
6) Ngày_______ tháng________ năm____________ bắt đầu làm nghề.
7) Vốn:
a. – Vốn luân chuyển có:
1) Giá trị hàng hóa tồn kho là_______________________________________________________
(Có bảng kê khai hàng hóa gửi kèm theo [6])
2) Tiền mặt có_____
3) Tiền gửi Ngân hàng có___________________________________________________________
Cộng là__________
b. – Vốn cố định có:
(Có bản kê khai số lượng từng loại kèm theo)
1) Nhà cửa đất đai đang dùng vào kinh doanh trị giá là__________________________________
2) Vật liệu, dụng cụ, máy móc, phương tiện chính đang
dùng vào kinh doanh trị giá là ______________________________________________________
3) Tiền gửi Ngân hàng có___________________________________________________________
Cộng là_________________________________________________________________________
Tổng cộng số vốn có______________________________________________________________
8) Số nhân công làm việc trong các cơ sở có tất cả là:__________________________________
phân phối như sau
___ nhân công chính
__ nhân công phụ.
b) Nhân công thuê có______________________________________________________________
___
___
___
9) Số nguyên liệu, dược liệu cần thiết trung bình hàng tháng dùng vào kinh doanh trị giá là____
10) Doanh thu trung bình hàng tháng là _______________________________________________
11) Tôi gửi kèm theo đơn này các văn bản:
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
Tôi xin cam đoan những lời khai trong bản đơn này là đúng sự thật, và tôi xin đảm bảo kinh doanh chính đáng theo luật lệ hiện hành.
Ngày tháng năm 195 Người xin phép ký tên |
Chứng nhận của Ủy ban Hành chính
Khu phố hay xã__________________________
Chứng nhận ông hay bà ký tên trên đây là người ở địa phương chúng tôi, theo địa chỉ kể trên.
Ngày tháng năm 195 U.B.H.C |
[1] Những người làm nghề chữa bệnh theo đông y, tây y, mở bệnh viện, phòng khám bệnh, hộ sinh, chữa răng khai theo mẫu này.
[2] Hình thức làm nghề ghi rõ: mở phòng khám bệnh, đi tiêm tư, mở nhà hộ sinh, bắt mạch kê đơn,…
[3] Nhân công chuyên môn có thể là: Y tá, hộ sinh, y sỹ lang y, v.v…
[4] Những người mở phòng bào chế, hiệu thuốc tây, đại lý thuốc tây, hiệu thuốc đông y, hàng bán dụng cụ nguyên liệu về răng phải khai theo mẫu này và làm thành 3 bản.
[5] Hình thức tổ chức kinh doanh theo lối gia đình, cá nhân hay tập thể, tập đoàn, hợp tác xã, liên doanh, công ty v.v… Phương thức kinh doanh ghi rõ bán buôn hay bán lẻ là chính, có trường hợp vừa bán buôn vừa bán lẻ nhưng đằng nào là chính ghi rõ.
[6] Bảng kê hàng hóa, có thể căn cứ vào sổ sách tồn kho mà làm bảng kê, nếu đã có sổ sách tương đối chính xác, riêng về thuốc độc đông y hay thuốc bảng A, B, C phải có bảng kê riêng thật chính xác, về giá trị tính theo giá bán buôn
- 1Thông tư 396-ĐY/BYT năm 1958 Hướng dẫn thi hành bản điều lệ tạm thời về việc cho phép làm các nghề chữa bệnh bán thuốc do Bộ Y Tế ban hành.
- 2Quyết định 155-BYT năm 1958 về việc tạm thời đình chỉ việc sản xuất thuốc tây ở các hiệu thuốc và phòng bào chế tư nhân và ấn định thể lệ việc cho lưu hành thuốc tây ở kho do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 3Nghị định 965-TTg năm 1956 về việc làm các nghề chữa bệnh, hộ sinh, chữa răng, bào chế thuốc và bán thuốc do Thủ tướng ban hành
- 4Quyết định 462-BYT/QĐ năm 1960 ban hành các bảng thuốc độc A, B và một quy chế quản lý thuốc độc của Bộ trưởng Bộ Y tế
- 5Quyết định 315-BYT-QĐ năm 1963 ban hành quy chế thuốc độc mới và chế độ nhãn thuốc của Bộ trưởng Bộ Y tế
- 1Thông tư 396-ĐY/BYT năm 1958 Hướng dẫn thi hành bản điều lệ tạm thời về việc cho phép làm các nghề chữa bệnh bán thuốc do Bộ Y Tế ban hành.
- 2Quyết định 155-BYT năm 1958 về việc tạm thời đình chỉ việc sản xuất thuốc tây ở các hiệu thuốc và phòng bào chế tư nhân và ấn định thể lệ việc cho lưu hành thuốc tây ở kho do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 3Nghị định 965-TTg năm 1956 về việc làm các nghề chữa bệnh, hộ sinh, chữa răng, bào chế thuốc và bán thuốc do Thủ tướng ban hành
- 4Quyết định 462-BYT/QĐ năm 1960 ban hành các bảng thuốc độc A, B và một quy chế quản lý thuốc độc của Bộ trưởng Bộ Y tế
- 5Quyết định 315-BYT-QĐ năm 1963 ban hành quy chế thuốc độc mới và chế độ nhãn thuốc của Bộ trưởng Bộ Y tế
Thông tư 7004-BYT-TT năm 1956 thi hành Nghị định 965 của Thủ tướng Phủ về điều lệ tạm thời cho phép làm các nghề: chữa bệnh, hộ sinh, chữa răng, bào chế thuốc và bán thuốc do Bộ Y Tế ban hành
- Số hiệu: 7004-BYT-TT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 24/08/1956
- Nơi ban hành: Bộ Y tế
- Người ký: Hoàng Tích Trí
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 39
- Ngày hiệu lực: 08/09/1956
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra