Điều 14 Thông tư 65/2013/TT-BCA hướng dẫn Quyết định 44/2012/QĐ-TTg quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành
1. Đối tượng huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ gồm:
a) Cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành;
b) Người chỉ huy phương tiện thủy, tàu hỏa, tàu bay, người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới, người điều khiển phương tiện, người làm việc và phục vụ trên phương tiện giao thông cơ giới có từ 30 chỗ ngồi trở lên và trên phương tiện giao thông cơ giới chuyên dùng để vận chuyển các chất, hàng nguy hiểm;
c) Người làm việc trong cơ sở sản xuất, kinh doanh phương tiện cứu nạn, cứu hộ;
d) Các đối tượng khác có yêu cầu được huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ.
2. Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ:
a) Thời gian huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ lần đầu từ 32 đến 48 giờ;
b) Thời gian bồi dưỡng bổ sung hàng năm về nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ tối thiểu là 16 giờ.
3. Nội dung huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ theo các chuyên đề cơ bản sau:
a) Phương pháp, biện pháp, kỹ thuật, chiến thuật cứu người bị nạn trong sự cố cháy, nổ;
b) Phương pháp, biện pháp, kỹ thuật, chiến thuật cứu người bị nạn trên sông, suối, hồ, ao, giếng nước, hố sâu có nước, khu du lịch, vui chơi giải trí, bãi tắm;
c) Phương pháp, biện pháp, kỹ thuật, chiến thuật cứu người bị nạn trong các sự cố sạt lở đất đá, sập đổ nhà, công trình;
d) Phương pháp, biện pháp, kỹ thuật, chiến thuật cứu người bị mắc kẹt trong các phương tiện khi xảy ra sự cố, tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt, đường sông;
e) Phương pháp, biện pháp, kỹ thuật, chiến thuật cứu người bị mắc kẹt trong nhà, trong thang máy, trên cao, dưới hầm, hố sâu, trong hang, trong công trình ngầm.
4. Cấp “Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ”:
a) Đối tượng tham gia huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ, sau khi hoàn thành chương trình huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ và có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu thì được cấp “Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ” theo Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ do Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy hoặc Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp Phôi “Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ” do Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tổ chức in và phát hành.
c) Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ có giá trị sử dụng trong thời gian 5 năm, kể từ ngày cấp.
5. Giao Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ biên soạn tài liệu, giáo trình huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ phù hợp cho từng đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.
6. Hàng năm, các đối tượng huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ quy định tại Khoản 1 Điều này phải được cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ huấn luyện về nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ ít nhất 1 lần. Danh sách sẽ được bổ sung vào sổ theo dõi quy định tại Điểm đ,
Thông tư 65/2013/TT-BCA hướng dẫn Quyết định 44/2012/QĐ-TTg quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Biểu mẫu và danh mục trang bị, phương tiện cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy, chữa cháy
- Điều 5. Cơ chế thông tin cứu nạn, cứu hộ
- Điều 6. Hồ sơ theo dõi và báo cáo hoạt động cứu nạn, cứu hộ của lực lượng dân phòng, phòng cháy và chữa cháy cơ sở, phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành
- Điều 7. Nội quy an toàn, sơ đồ chỉ dẫn, biển báo, biển chỉ dẫn về cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy
- Điều 8. Kế hoạch thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành
- Điều 9. Công tác tham mưu cứu nạn, cứu hộ của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
- Điều 10. Xây dựng và tổ chức thực tập phương án cứu nạn, cứu hộ của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
- Điều 11. Lực lượng thường trực sẵn sàng cứu nạn, cứu hộ
- Điều 12. Trang bị, phương tiện thường trực sẵn sàng cứu nạn, cứu hộ
- Điều 13. Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
- Điều 14. Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ cho các lực lượng phòng cháy, chữa cháy khác
- Điều 15. Tuyên truyền hoạt động cứu nạn, cứu hộ
- Điều 16. Thành lập đội cứu nạn, cứu hộ chuyên nghiệp
- Điều 17. Chế độ, chính sách cho người tham gia cứu nạn, cứu hộ