Chương 2 Thông tư 56/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn việc xây dựng, thẩm định và công bố tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia do Bộ trưởng Bộ Lao động thương binh và Xã hội ban hành
NGUYÊN TẮC, QUY TRÌNH XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA
Mục 1. NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA
Điều 4. Nguyên tắc xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia
Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia các nghề được xây dựng phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
1. Theo từng bậc trình độ kỹ năng nghề cho mỗi nghề và khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia theo quy định tại Khoản 1 Điều 32 của Luật Việc làm;
2. Định dạng về cấu trúc thống nhất và xây dựng theo quy trình quy định tại Thông tư này;
3. Phù hợp với tiêu chuẩn tham chiếu của ASEAN và quốc tế.
Điều 5. Khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia
Khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia là khung phân loại các bậc trình độ kỹ năng nghề từ bậc 1 đến bậc 5 dựa trên sự mô tả theo các tiêu chí về: tính chất, mức độ của công việc phải thực hiện và phạm vi, tình huống thực hiện công việc; mức độ linh hoạt và sáng tạo trong thực hiện công việc; sự phối hợp và trách nhiệm trong thực hiện các công việc. Khung của từng bậc trình độ cụ thể như sau:
1. Bậc 1:
a) Thực hiện các công việc đơn giản, công việc có tính lặp lại trong tình huống cố định;
b) Có kiến thức cơ bản về chuyên môn và hiểu biết về hoạt động của nghề ở phạm vi hẹp trong một số lĩnh vực; có khả năng áp dụng kiến thức và hiểu biết để thực hiện công việc theo chỉ dẫn;
c) Có khả năng tiếp nhận, ghi chép và chuyển tải thông tin theo yêu cầu; có khả năng tham gia làm việc theo tổ, nhóm; chịu trách nhiệm một phần đối với kết quả công việc, sản phẩm làm ra.
2. Bậc 2:
a) Thực hiện các công việc thông thường và một số công việc phức tạp trong một số tình huống nhất định;
b) Có kiến thức chuyên môn và hiểu biết về hoạt động của nghề ở phạm vi rộng trong nhiều lĩnh vực; có khả năng áp dụng được kiến thức và hiểu biết để đưa ra giải pháp giải quyết vấn đề chuyên môn kỹ thuật thông thường và một số vấn đề phức tạp nhưng cần có sự chỉ dẫn khi thực hiện công việc;
c) Có khả năng suy xét, phán đoán và giải thích thông tin; tự chủ trong làm việc theo tổ, nhóm và có khả năng làm việc độc lập trong một số trường hợp khi thực hiện công việc; chịu trách nhiệm chủ yếu đối với kết quả công việc, sản phẩm làm ra.
3. Bậc 3:
a) Thực hiện phần lớn các công việc phức tạp, công việc có nhiều sự lựa chọn trong một số tình huống khác nhau;
b) Có kiến thức chuyên môn, kiến thức cơ bản về nguyên lý, lý thuyết và hiểu biết rộng về các hoạt động của nghề trong các lĩnh vực; vận dụng được kiến thức và hiểu biết để đưa ra giải pháp giải quyết, xử lý một số vấn đề chuyên môn kỹ thuật phức tạp và một số yêu cầu của quản lý khi thực hiện công việc;
c) Có khả năng nhận biết, phân tích, đánh giá thông tin từ nhiều nguồn khác nhau; tự chủ, làm việc độc lập và hướng dẫn người khác trong tổ nhóm khi thực hiện công việc; chịu trách nhiệm đối với kết quả công việc, sản phẩm làm ra về chất lượng theo tiêu chuẩn quy định và chịu một phần trách nhiệm đối với kết quả công việc, sản phẩm của người khác trong tổ, nhóm làm ra.
4. Bậc 4:
a) Thực hiện hầu hết các công việc phức tạp, công việc có nhiều sự lựa chọn trong nhiều tình huống khác nhau;
b) Có kiến thức chuyên môn sâu, kiến thức về nguyên lý, lý thuyết và hiểu biết sâu, rộng về các hoạt động của nghề trong các lĩnh vực; vận dụng được kiến thức và hiểu biết để đưa ra giải pháp giải quyết, xử lý vấn đề chuyên môn kỹ thuật phức tạp và các yêu cầu của quản lý khi thực hiện công việc;
c) Phân tích, đánh giá thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và sử dụng kết quả phân tích đánh giá để đưa ra ý kiến, kiến nghị cho mục đích quản lý và nghiên cứu; làm việc độc lập và tự chủ cao; có khả năng quản lý, điều hành tổ, nhóm trong quá trình thực hiện công việc; tự chịu trách nhiệm đối với kết quả công việc, sản phẩm làm ra về chất lượng theo tiêu chuẩn quy định và chịu trách nhiệm đối với kết quả công việc, sản phẩm của người khác trong tổ, nhóm làm ra.
5. Bậc 5:
a) Thực hiện các công việc phức tạp, công việc có nhiều sự lựa chọn trong mọi tình huống;
b) Có kiến thức chuyên môn sâu, kiến thức rộng về nguyên lý, lý thuyết và hiểu biết sâu, rộng về các hoạt động của nghề trong các lĩnh vực; có kỹ năng phân tích, suy xét, chẩn đoán, thiết kế để đưa ra giải pháp giải quyết, xử lý các vấn đề chuyên môn kỹ thuật phức tạp hoặc yêu cầu của quản lý trong phạm vi rộng khi thực hiện công việc;
c) Biết phân tích, đánh giá thông tin và tổng quát hóa để đưa ra các quan điểm, sáng kiến; làm việc độc lập và tự chủ cao; quản lý, điều hành tổ, nhóm trong quá trình thực hiện công việc; tự chịu trách nhiệm đối với kết quả công việc, sản phẩm làm ra về chất lượng và chịu trách nhiệm đối với kết quả công việc, sản phẩm của tổ, nhóm làm ra đảm bảo thông số kỹ thuật và theo tiêu chuẩn quy định.
Điều 6. Cấu trúc của tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia
Cấu trúc của tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia của một nghề gồm có ba (03) thành phần cơ bản như sau:
1. Mô tả nghề:
Nội dung mô tả phạm vi bao phủ của nghề, các vị trí việc làm và công việc chính cần phải thực hiện trong các bối cảnh áp dụng.
2. Danh mục các đơn vị năng lực:
Nội dung trình bày danh mục các đơn vị năng lực của nghề và các đơn vị năng lực của từng vị trí việc làm có trong nghề, trong đó liệt kê đầy đủ các đơn vị năng lực và sắp xếp theo các nhóm sau:
a) Năng lực cơ bản: gồm những năng lực áp dụng để làm việc nói chung không dành riêng cho một nghề hoặc một ngành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (sau đây gọi chung là ngành công nghiệp);
b) Năng lực chung: gồm những năng lực bắt buộc phải có khi làm việc trong một ngành công nghiệp cụ thể;
c) Năng lực chuyên môn: gồm những năng lực cần thiết của nghề mà một cá nhân cần có để được thừa nhận là có năng lực tại một cấp độ cụ thể.
3. Các đơn vị năng lực:
Nội dung trình bày từng đơn vị năng lực có trong danh mục các đơn vị năng lực. Đối với mỗi một đơn vị năng lực cụ thể phải thể hiện được các nội dung sau đây:
a) Tên đơn vị năng lực;
b) Thành phần và tiêu chí thực hiện: trình bày một cách đầy đủ về những thành phần trong một đơn vị năng lực cần phải thực hiện, mức độ thực hiện và kết quả đầu ra có thể đo lường, tính toán, xác định được;
c) Các kỹ năng quan trọng và kiến thức thiết yếu: đưa ra các thông tin về những kỹ năng và kiến thức cần thiết để thực hiện có hiệu quả và lựa chọn nguồn lực hoặc giải pháp thay thế để đạt được những kết quả đầu ra;
d) Điều kiện thực hiện: mô tả những thông số cho việc ứng dụng năng lực và những loại việc, nguồn lực, dịch vụ có thể ứng dụng khi sử dụng năng lực;
đ) Hướng dẫn đánh giá: đưa ra bối cảnh và phương pháp lựa chọn bằng chứng hỗ trợ cho việc đánh giá để xác định một cá nhân có đạt tiêu chuẩn của đơn vị năng lực hay không.
4. Định dạng cấu trúc của tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia theo mẫu tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
Mục 2. QUY TRÌNH XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA
Điều 7. Thành lập, lựa chọn tổ chức giúp việc xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia
1. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là Cơ quan chủ trì) có trách nhiệm chủ trì xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia cho từng nghề thuộc lĩnh vực quản lý. Cơ quan chủ trì phải thành lập hoặc lựa chọn một tổ chức để tham mưu, giúp việc xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia cho từng nghề (sau đây gọi là tổ chức giúp việc xây dựng tiêu chuẩn nghề).
2. Đối với trường hợp thành lập tổ chức giúp việc xây dựng tiêu chuẩn nghề, thì tổ chức được thành lập phải đáp ứng yêu cầu sau:
a) Thành phần tham gia gồm có: đại diện Cơ quan chủ trì; đại diện của tổ chức đại diện cho người lao động làm nghề đó; đại diện hội nghề nghiệp có liên quan đến nghề đó; đại diện tổ chức của người sử dụng lao động hoặc doanh nghiệp có sử dụng lao động làm nghề đó; đại diện của cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc cơ sở giáo dục có đào tạo nghề đó.
Trong tổ chức giúp việc xây dựng tiêu chuẩn nghề được thành lập, số lượng thành viên đại diện cho hội nghề nghiệp, tổ chức của người sử dụng lao động hay doanh nghiệp phải chiếm từ 1/2 (một phần hai) số thành viên tham gia trở lên.
b) Các thành viên tham gia tổ chức giúp việc xây dựng tiêu chuẩn nghề theo quy định tại Điểm a khoản này phải là người có trình độ từ đại học trở lên, hiểu biết, thông thạo về nghề đó và có ít nhất 05 (năm) năm kinh nghiệm làm việc hoặc là người có trình độ kỹ năng nghề ở bậc cao nhất của nghề đó (sau đây gọi là chuyên gia trong nghề).
3. Đối với trường hợp lựa chọn tổ chức giúp việc xây dựng tiêu chuẩn nghề, thì tổ chức được lựa chọn phải là một trong các tổ chức sau:
a) Hội nghề nghiệp có liên quan đến nghề đó;
b) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc cơ sở giáo dục, tổ chức khoa học và công nghệ, cơ sở y tế thuộc quyền quản lý của Cơ quan chủ trì, có uy tín và kinh nghiệm trong đào tạo hoặc trong nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ liên quan đến nghề đó.
4. Tổ chức giúp việc xây dựng tiêu chuẩn nghề có quyền và trách nhiệm sau:
a) Thực hiện và tuân thủ quy trình xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia theo quy định tại các điều 8, 9, 10, 11, 12 và
b) Có quyền thuê hoặc sử dụng cá nhân, tổ chức khác ở trong và ngoài nước có kinh nghiệm, năng lực về xây dựng tiêu chuẩn nghề để triển khai thực hiện công việc được quy định tại các
c) Được phép sử dụng tiêu chuẩn nghề, tiêu chuẩn kỹ năng hoặc tiêu chuẩn năng lực do nước ngoài chuyển giao để chỉnh sửa và biên soạn dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia theo định dạng cấu trúc quy định tại
d) Tuân thủ quy định của pháp luật về quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ khi sử dụng tài liệu, tiêu chuẩn nghề của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước.
1. Thu thập tài liệu, tiêu chuẩn của nghề đang được sử dụng ở trong và ngoài nước.
2. Nghiên cứu, lựa chọn các doanh nghiệp có sử dụng lao động làm nghề đó theo quy mô lớn, nhỏ, trung bình và trình độ công nghệ đang được sử dụng trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như trong quản lý ở các mức độ phổ biến, cũ, mới để lập danh sách doanh nghiệp cần khảo sát đảm bảo đại diện cho các vùng, miền trong cả nước.
3. Xây dựng các mẫu phiếu điều tra theo các đối tượng sau:
a) Phiếu điều tra về tình hình sử dụng và phân công lao động đối với nghề khảo sát cho đối tượng khảo sát là doanh nghiệp.
b) Phiếu điều tra về chức năng, vai trò, vị trí đang đảm nhận; các nhiệm vụ, công việc thường xuyên, không thường xuyên cần phải thực hiện và điều kiện, bối cảnh thực hiện từng công việc đó cho các đối tượng khảo sát trong doanh nghiệp là người quản lý hoặc phụ trách, người làm công tác chuyên môn kỹ thuật và người trực tiếp làm các công việc của nghề hoặc làm công việc có liên quan đến nghề khảo sát.
4. Tiến hành việc khảo sát tại các doanh nghiệp được lựa chọn theo danh sách đã lập tại Khoản 2 và theo các đối tượng quy định tại Khoản 3 của Điều này nhằm điều tra về các vị trí việc làm của nghề tại nơi làm việc và thu thập dữ liệu về các công việc cần phải thực hiện của từng vị trí việc làm.
5. Tổ chức việc phân tích dữ liệu thu thập được từ các phiếu điều tra và kết quả việc tiến hành khảo sát theo quy định tại Khoản 4 của Điều này để xác định các vị trí việc làm phổ biến của nghề và các công việc cần phải thực hiện của từng vị trí việc làm đó; tổng hợp và lập thành bảng các vị trí việc làm phổ biến của nghề theo Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Căn cứ dữ liệu thu thập từ các phiếu điều tra và kết quả việc tiến hành khảo sát theo quy định tại
a) Phân tích kết quả điều tra đã thu thập theo từng công việc của từng vị trí việc làm đã được xác định theo
b) Tham khảo các tiêu chuẩn, tài liệu thu thập được theo quy định tại
c) Tổ chức việc lấy ý kiến góp ý các chuyên gia trong nghề không tham gia vào các hoạt động quy định tại Điểm a và Điểm b của Khoản này thông qua việc gửi xin ý kiến góp ý về các nội dung trong các phiếu phân tích công việc đã được lập hoặc điều chỉnh (nếu có); hoàn chỉnh các phiếu phân tích công việc sau khi nhận được các ý kiến góp ý;
d) Tiến hành hội thảo lấy ý kiến các chuyên gia trong nghề, các cơ quan, tổ chức có liên quan và doanh nghiệp có sử dụng lao động làm những công việc đó để trực tiếp góp ý cho các phiếu phân tích công việc đã được hoàn chỉnh theo quy định tại Điểm c của Khoản này; hoàn thiện các phiếu phân tích công việc sau khi tổng hợp các ý kiến góp ý trong hội thảo.
2. Căn cứ các phiếu phân tích công việc đã được lập và hoàn thiện theo Khoản 1 của Điều này, tiến hành các công việc như sau:
a) Phân tích tính chất, mức độ của công việc phải thực hiện; phạm vi, tình huống thực hiện công việc cũng như mức độ linh hoạt và sáng tạo khi thực hiện công việc; sự phối hợp và trách nhiệm trong thực hiện công việc của từng vị trí việc làm để xác định bậc trình độ kỹ năng nghề của vị trí việc làm đó dựa theo khung của từng bậc trình độ kỹ năng được quy định tại
b) Lập sơ đồ các vị trí việc làm của nghề theo Phụ lục 04 ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Tham khảo các tiêu chuẩn, tài liệu đã được thu thập được theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 (nếu có) để điều chỉnh sơ đồ các vị trí việc làm của nghề đã lập theo Điểm b của khoản này;
d) Tổ chức việc lấy ý kiến các chuyên gia trong nghề không tham gia vào các hoạt động quy định tại các điểm a, b và c của Khoản này, các cơ quan, tổ chức có liên quan và doanh nghiệp có sử dụng lao động làm những công việc đó để góp ý cho sơ đồ các vị trí việc làm của nghề đã lập hoặc điều chỉnh (nếu có); hoàn thiện sơ đồ các vị trí việc làm của nghề sau khi nhận được các ý kiến góp ý.
Điều 10. Xác định danh mục các đơn vị năng lực
1. Căn cứ các phiếu phân tích công việc đã được lập và hoàn thiện theo
2. Tổ chức việc lấy ý kiến các chuyên gia trong nghề không tham gia vào các hoạt động quy định tại Khoản 1 của Điều này, các cơ quan, tổ chức có liên quan và doanh nghiệp có sử dụng lao động làm những công việc đó thông qua việc gửi xin ý kiến góp ý về danh mục các đơn vị năng lực đã được lập; hoàn chỉnh danh mục các đơn vị năng lực sau khi nhận được các ý kiến góp ý.
Điều 11. Biên soạn tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia
1. Căn cứ dữ liệu thu thập được từ các phiếu điều tra và kết quả việc tiến hành khảo sát theo quy định tại Khoản 4 của Điều 8, các phiếu phân tích công việc đã được lập và hoàn thiện theo quy định tại Điều 9, danh mục các đơn vị năng lực đã được lập theo
2. Trường hợp sử dụng tiêu chuẩn do nước ngoài chuyển giao để chỉnh sửa, biên soạn thành dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia theo định dạng cấu trúc quy định tại
3. Tổ chức việc lấy ý kiến các chuyên gia trong nghề không tham gia vào các hoạt động quy định tại Khoản 1 hoặc Khoản 2 của Điều này thông qua việc gửi xin ý kiến góp ý về các đơn vị năng lực và dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia được biên soạn theo quy định tại Khoản 1 hoặc dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia được biên soạn theo quy định tại Khoản 2 của Điều này; hoàn chỉnh sau khi nhận được các ý kiến góp ý.
4. Tiến hành hội thảo lấy ý kiến của các chuyên gia trong nghề và các cơ quan, tổ chức có liên quan, doanh nghiệp có sử dụng lao động làm những công việc đó để trực tiếp góp ý cho dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia đã được hoàn chỉnh theo quy định tại Khoản 3 của Điều này; hoàn thiện dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia sau khi tổng hợp các ý kiến góp ý trong hội thảo.
Điều 12. Lập hồ sơ đề nghị thẩm định tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia
Ngay sau khi hoàn thiện dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia theo
1. Một (01) bản báo cáo về quá trình tiến hành thực hiện việc xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia. Mẫu đề cương báo cáo theo Phụ lục 05 ban hành kèm theo Thông tư này;
2. Một (01) bản dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia đã được biên soạn và hoàn thiện theo quy định tại
3. Các sản phẩm trung gian được sử dụng trong việc dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia gồm có:
a) Bảng tổng hợp các vị trí việc làm phổ biến của nghề theo Khoản 5 Điều 8;
b) Các phiếu phân tích công việc, sơ đồ các vị trí việc làm của nghề đã được lập, hoàn thiện theo
c) Tiêu chuẩn và các tài liệu có liên quan đến việc sử dụng tiêu chuẩn do nước ngoài chuyển giao (đối với trường hợp sử dụng tiêu chuẩn do nước ngoài chuyển giao để chỉnh sửa, biên soạn thành dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia).
Thông tư 56/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn việc xây dựng, thẩm định và công bố tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia do Bộ trưởng Bộ Lao động thương binh và Xã hội ban hành
- Số hiệu: 56/2015/TT-BLĐTBXH
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 24/12/2015
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Huỳnh Văn Tí
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 177 đến số 178
- Ngày hiệu lực: 15/02/2016
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Nguyên tắc xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia
- Điều 5. Khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia
- Điều 6. Cấu trúc của tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia
- Điều 7. Thành lập, lựa chọn tổ chức giúp việc xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia
- Điều 8. Phân tích nghề
- Điều 9. Phân tích công việc
- Điều 10. Xác định danh mục các đơn vị năng lực
- Điều 11. Biên soạn tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia
- Điều 12. Lập hồ sơ đề nghị thẩm định tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia
- Điều 13. Tiếp nhận hồ sơ đề nghị thẩm định dự thảo tiêu chuẩn
- Điều 14. Thành lập Hội đồng thẩm định
- Điều 15. Nội dung và thời hạn thẩm định
- Điều 16. Trình tự thẩm định
- Điều 17. Công bố tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia