Hệ thống pháp luật

Mục 3 Chương 2 Thông tư 56/2015/TT-BGTVT Quy định về quản lý các nhiệm vụ môi trường sử dụng ngân sách nhà nước do Bộ Giao thông vận tải quản lý

Mục 3: NGHIỆM THU, PHỔ BIẾN KẾT QUẢ THỰC HIỆN

Điều 11. Nghiệm thu kết quả

1. Hàng năm, nhiệm vụ môi trường phải được đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện tại Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở, Hội đồng nghiệm thu cấp Bộ theo nội dung, dự toán đã được phê duyệt trừ các nhiệm vụ môi trường được quy định tại a) Cơ quan chủ trì gửi văn bản báo cáo quá trình thực hiện nhiệm vụ môi trường kèm theo hồ sơ sản phẩm đến cơ quan quản lý;

b) Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, Vụ Môi trường có trách nhiệm kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ môi trường;

c) Trường hợp hồ sơ đạt yêu cầu, Vụ Môi trường xác nhận hoàn thành theo mẫu quy định tại Phụ lục 10 ban hành kèm theo Thông tư này;

d) Trường hợp hồ sơ chưa đạt yêu cầu, Vụ Môi trường thông báo để cơ quan chủ trì bổ sung, hoàn thiện.

Điều 12. Tổ chức nghiệm thu kết quả thực hiện ở cấp cơ sở

1. Cơ quan chủ trì có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ môi trường ở cấp cơ sở trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị của chủ nhiệm nhiệm vụ.

2. Hồ sơ đề nghị nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ môi trường ở cấp cơ sở bao gồm:

a) Một (01) văn bản đề nghị nghiệm thu kết quả thực hiện của chủ nhiệm nhiệm vụ;

b) Quyết định phê duyệt thuyết minh đề cương, dự toán của nhiệm vụ môi trường (Bản phô tô hoặc bản chụp);

c) Toàn bộ kết quả đã thực hiện theo nội dung, dự toán đã được phê duyệt bao gồm báo cáo tổng hợp, báo cáo chuyên đề, hồ sơ hội thảo, báo cáo khảo sát, kết quả quan trắc, hồ sơ thiết kế và các hồ sơ khác;

d) Số lượng tài liệu tại điểm b và điểm c khoản này bằng số lượng thành viên Hội đồng.

3. Nội dung đánh giá ở cấp cơ sở

a) Số lượng sản phẩm;

b) Chất lượng của từng sản phẩm;

c) Phương pháp thực hiện;

d) Đề xuất giải pháp hoàn thiện các sản phẩm.

4. Hoạt động của Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở

a) Phiên họp chính thức của Hội đồng chỉ được tiến hành khi có sự tham gia (có mặt trực tiếp tại phiên họp hoặc tham gia họp trực tuyến) từ hai phần ba (2/3) trở lên số lượng thành viên theo Quyết định thành lập Hội đồng, trong đó bắt buộc phải có Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng (trong trường hợp được Chủ tịch Hội đồng ủy quyền khi vắng mặt), Ủy viên thư ký và ít nhất một (01) Ủy viên phản biện;

b) Các thành viên Hội đồng tham gia phiên họp có trách nhiệm viết phiếu đánh giá theo mẫu quy định tại Phụ lục 11 ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Ủy viên thư ký có trách nhiệm lập biên bản họp Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở theo mẫu quy định tại Phụ lục 12 ban hành kèm theo Thông tư này;

d) Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở xếp loại kết quả thực hiện nhiệm vụ môi trường theo một trong hai mức: Đạt hoặc Không đạt.

5. Đối với nhiệm vụ môi trường được xếp loại Đạt:

a) Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày họp nghiệm thu, cơ quan chủ trì có trách nhiệm gửi thông báo kết quả nghiệm thu kèm theo biên bản họp đến chủ nhiệm nhiệm vụ;

b) Trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc, kể từ ngày họp nghiệm thu, chủ nhiệm nhiệm vụ có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ sản phẩm của nhiệm vụ môi trường nộp cho cơ quan chủ trì;

c) Trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ từ chủ nhiệm nhiệm vụ, cơ quan chủ trì có trách nhiệm rà soát việc hoàn thiện sản phẩm của chủ nhiệm nhiệm vụ;

d) Trường hợp sản phẩm đạt yêu cầu, cơ quan chủ trì lập hồ sơ đề nghị đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ môi trường ở cấp Bộ;

đ) Trường hợp sản phẩm chưa đạt yêu cầu, cơ quan chủ trì có trách nhiệm thông báo để chủ nhiệm nhiệm vụ tiếp tục hoàn thiện.

6. Đối với nhiệm vụ môi trường xếp loại Không đạt:

a) Cơ quan chủ trì báo cáo cơ quan quản lý bằng văn bản kèm theo toàn bộ hồ sơ nghiệm thu và đề xuất biện pháp xử lý;

b) Trường hợp cần gia hạn thời gian để hoàn thiện nhiệm vụ, toàn bộ chi phí phát sinh để thực hiện nhiệm vụ do chủ nhiệm nhiệm vụ chịu trách nhiệm chi trả. Việc đánh giá lại nhiệm vụ môi trường sau khi được gia hạn thời gian thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này;

c) Đối với các trường hợp còn lại, cơ quan quản lý tiến hành lập biên bản kiểm tra, xác nhận khối lượng công việc đã thực hiện và thu hồi kinh phí.

7. Thu hồi kinh phí

a) Cơ quan quản lý là cơ quan có thẩm quyền quyết định việc thu hồi kinh phí;

b) Mức thu hồi kinh phí được căn cứ vào biên bản kiểm tra, xác nhận khối lượng công việc đã thực hiện giữa cơ quan quản lý và cơ quan chủ trì;

c) Vụ Tài chính phối hợp với Vụ Môi trường tham mưu cho Lãnh đạo Bộ triển khai việc thu hồi kinh phí.

Điều 13. Tổ chức đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện ở cấp Bộ

1. Việc đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện ở cấp Bộ được thực hiện trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan quản lý nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị của cơ quan chủ trì.

2. Hồ sơ đề nghị đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ môi trường ở cấp Bộ bao gồm:

a) Một (01) văn bản đề nghị đánh giá nghiệm thu nhiệm vụ môi trường của cơ quan chủ trì;

b) Một (01) bộ phiếu đánh giá, ý kiến nhận xét của các thành viên Hội đồng và biên bản họp Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở (Bản phô tô hoặc bản chụp);

c) Quyết định phê duyệt thuyết minh đề cương, dự toán của nhiệm vụ môi trường (Bản phô tô hoặc bản chụp);

d) Báo cáo tổng hợp thực hiện nhiệm vụ có mẫu trang phụ bìa theo quy định tại Phụ lục 13 ban hành kèm theo Thông tư này và các sản phẩm báo cáo khác theo nội dung nhiệm vụ đã được phê duyệt;

đ) Số lượng tài liệu tại điểm c và điểm d khoản này bằng số lượng thành viên Hội đồng.

3. Nội dung đánh giá ở cấp Bộ

a) Chất lượng của các sản phẩm;

b) Tiến độ thực hiện nhiệm vụ;

c) Mức độ hoàn thành mục tiêu;

d) Những nội dung cần tiếp tục xem xét hoàn thiện.

4. Hoạt động của Hội đồng nghiệm thu cấp Bộ

a) Phiên họp chính thức của Hội đồng chỉ được tiến hành khi có sự tham gia (có mặt trực tiếp tại phiên họp hoặc tham gia họp trực tuyến) của đại diện có thẩm quyền của cơ quan chủ trì và từ hai phần ba (2/3) trở lên số lượng thành viên theo Quyết định thành lập Hội đồng trong đó bắt buộc phải có Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng (trong trường hợp được Chủ tịch Hội đồng ủy quyền khi vắng mặt), Ủy viên thư ký và ít nhất một (01) Ủy viên phản biện;

b) Các thành viên Hội đồng tham gia phiên họp có trách nhiệm viết phiếu đánh giá theo mẫu quy định tại Phụ lục 14 ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Ủy viên thư ký có trách nhiệm lập biên bản họp Hội đồng nghiệm thu cấp Bộ theo mẫu quy định tại Phụ lục 15 ban hành kèm theo Thông tư này;

d) Hội đồng xếp loại kết quả thực hiện nhiệm vụ môi trường theo các mức sau đây: Đạt, Không đạt.

5. Đối với nhiệm vụ môi trường được xếp loại ở mức Đạt:

a) Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày họp nghiệm thu, Vụ Môi trường tổng hợp và thông báo kết quả nghiệm thu cho cơ quan chủ trì;

b) Trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc, kể từ ngày họp nghiệm thu, cơ quan chủ trì có trách nhiệm hoàn thiện nhiệm vụ môi trường theo thông báo kết quả nghiệm thu và nộp sản phẩm về cơ quan quản lý;

c) Trong thời hạn không quá bảy (07) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, Vụ Môi trường có trách nhiệm rà soát việc hoàn thiện sản phẩm của cơ quan chủ trì;

d) Trường hợp sản phẩm đạt yêu cầu, Vụ Môi trường xác nhận hoàn thành nhiệm vụ môi trường theo mẫu quy định tại Phụ lục 10 ban hành kèm theo Thông tư này;

đ) Trường hợp sản phẩm chưa đạt yêu cầu, Vụ Môi trường thông báo bằng văn bản để cơ quan chủ trì tiếp tục hoàn thiện.

6. Đối với nhiệm vụ môi trường xếp loại ở mức Không đạt:

a) Cơ quan quản lý lấy thêm ý kiến của các chuyên gia để bảo đảm tính khách quan; chính xác;

b) Trường hợp cần gia hạn thời gian để hoàn thiện nhiệm vụ, toàn bộ chi phí phát sinh để thực hiện nhiệm vụ do cơ quan chủ trì chịu trách nhiệm chi trả;

c) Việc đánh giá lại nhiệm vụ môi trường sau khi được gia hạn thời gian thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này;

d) Đối với các trường hợp còn lại, cơ quan quản lý tiến hành lập biên bản xác nhận khối lượng công việc đã thực hiện và thu hồi kinh phí.

7. Thu hồi kinh phí

Việc thu hồi kinh phí được thực hiện theo quy định tại a) Tài liệu: 01 bộ bản in và 01 bộ bản mềm trên thiết bị lưu trữ dữ liệu (đĩa CD, USB và các hình thức lưu trữ khác);

b) Tóm tắt nội dung nhiệm vụ môi trường đã hoàn thành để đăng trên Cổng thông tin điện tử Bộ Giao thông vận tải;

c) Biên bản giao, nhận để quản lý, sử dụng các tài sản được hình thành trong quá trình thực hiện nhiệm vụ môi trường;

d) Các nội dung bàn giao khác có liên quan (nếu có).

2. Văn bản giao nộp sản phẩm là căn cứ để xác nhận hoàn thành nhiệm vụ môi trường.

3. Vụ Môi trường, cơ quan chủ trì có trách nhiệm tổ chức phổ biến, áp dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ môi trường vào thực tiễn.

Thông tư 56/2015/TT-BGTVT Quy định về quản lý các nhiệm vụ môi trường sử dụng ngân sách nhà nước do Bộ Giao thông vận tải quản lý

  • Số hiệu: 56/2015/TT-BGTVT
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 08/10/2015
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Đinh La Thăng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 1067 đến số 1068
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra