Điều 5 Thông tư 56/2014/TT-BCT quy định phương pháp xác định giá phát điện, trình tự kiểm tra hợp đồng mua bán điện do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
Điều 5. Phương pháp xác định giá cố định bình quân của nhà máy nhiệt điện
1. Giá cố định bình quân của nhà máy nhiệt điện (FC) được xác định trên cơ sở phân tích tài chính của dự án theo các Biểu mẫu 1 và Biểu mẫu 2 quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này với tỷ suất sinh lợi nội tại về tài chính (IRR) không vượt quá 12%. Các thông số đầu vào để xây dựng giá cố định bình quân của nhà máy nhiệt điện (FC) được xác định theo hướng dẫn tại Khoản 2 Điều này.
2. Thông số đầu vào chính được sử dụng trong tính toán giá cố định bình quân của nhà máy nhiệt điện (FC):
b) Đời sống kinh tế: được quy định tại Phụ lục 1 Thông tư này. Trường hợp có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đời sống kinh tế của dự án khác với quy định tại Thông tư này, áp dụng theo văn bản phê duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (năm);
c) Điện năng phát bình quân hàng năm tại đầu cực máy phát: được xác định theo công suất đầu cực máy phát tại thiết kế được duyệt và số giờ vận hành công suất cực đại bình quân nhiều năm (Tmax) của nhà máy. Trong đó số giờ vận hành công suất cực đại bình quân nhiều năm (Tmax) của nhà máy được xác định theo thiết kế được duyệt nhưng không thấp hơn số giờ vận hành công suất cực đại bình quân nhiều năm quy định tại Phụ lục 1 Thông tư này. Tỷ lệ suy giảm công suất được tính bình quân cho toàn bộ đời sống kinh tế của nhà máy điện do hai bên thỏa thuận trên cơ sở các tài liệu kỹ thuật của nhà chế tạo thiết bị. Riêng đối với nhà máy tuabin khí, điện năng phát bình quân nhiều năm tại đầu cực máy phát có tính đến khả năng cung cấp khí do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (kWh);
d) Tỷ lệ điện tự dùng và tổn thất máy biến áp tăng áp của nhà máy, tổn thất đường dây truyền tải điện (nếu có): xác định theo thiết kế cơ sở được duyệt của nhà máy điện hoặc theo tài liệu kỹ thuật của nhà chế tạo thiết bị (%);
đ) Thời gian trích khấu hao từng nhóm tài sản cố định chính: được xác định trên cơ sở bình quân thời gian trích khấu hao tài sản cố định chính của từng nhóm tài sản cố định theo khung thời gian trích khấu hao tài sản cố định chính theo quy định tại Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25 tháng 4 năm 2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định hoặc văn bản thay thế. Trường hợp nếu có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thời gian trích khấu hao tài sản cố định khác với khung thời gian trích khấu hao tài sản cố định theo quy định của Bộ Tài chính, áp dụng thời gian trích khấu hao tài sản cố định tại văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép (năm);
e) Tỷ lệ vốn chủ sở hữu, vốn vay trong Tổng mức đầu tư lần đầu: tỷ lệ vốn chủ sở hữu trong khoảng từ 20% đến 30%, tỷ lệ vốn vay trong khoảng từ 70% đến 80%. Trường hợp có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt khác với tỷ lệ nêu trên, áp dụng theo văn bản phê duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (%);
g) Lãi suất vay vốn và thời gian trả nợ vay trong thời gian vận hành: căn cứ vào Hợp đồng vay vốn hoặc các văn bản, tài liệu có tính pháp lý giữa Chủ đầu tư và các tổ chức tín dụng, ngân hàng cho vay, trong đó bình quân lãi suất các nguồn vốn vay không vượt quá mức trần lãi suất được quy định dưới đây:
- Lãi suất vốn vay ngoại tệ: được xác định bằng giá trị trung bình của lãi suất hoán đổi đồng Đôla Mỹ thời hạn 10 năm trong 36 tháng liền kề thời điểm các bên đàm phán trên thị trường liên ngân hàng Luân Đôn (LIBOR swaps[1]) cộng với tỷ lệ bình quân năm cho dịch vụ phí của các ngân hàng, phí bảo lãnh, thuế liên quan là 3% hoặc do Bộ Công Thương công bố;
- Lãi suất vốn vay nội tệ: được xác định bằng trung bình của lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam kỳ hạn 12 tháng trả sau dành cho khách hàng cá nhân của 5 năm trước liền kề của năm đàm phán, xác định tại ngày 30 tháng 9 hàng năm, của bốn ngân hàng thương mại (Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam hoặc đơn vị kế thừa hợp pháp của các ngân hàng này) cộng với tỷ lệ bình quân năm biên lãi suất là 3,5% hoặc do Bộ Công Thương công bố;
Tổng vốn vay trong tính toán giá điện theo Tổng mức đầu tư lần đầu bằng tổng mức đầu tư trừ vốn chủ sở hữu. Trường hợp tổng vốn vay từ các Hợp đồng vay vốn hoặc các văn bản, tài liệu có tính pháp lý giữa Chủ đầu tư và các tổ chức tín dụng, ngân hàng cho vay thấp hơn tổng vốn vay trong phương án tính toán giá điện, phần vốn vay còn thiếu trong thời gian vận hành sẽ được tính toán như sau:
- Thời gian trả nợ vay: được xác định trên cơ sở kế hoạch trả nợ vay theo tài liệu phân tích tài chính trong thiết kế cơ sở được duyệt, trong đó thời gian trả nợ vay tối thiểu là 10 năm;
- Lãi suất vay vốn: được xác định trên cơ sở lãi suất vay theo tài liệu phân tích tài chính trong thiết kế cơ sở được duyệt, trong đó bình quân lãi suất các nguồn vốn vay không vượt quá mức trần lãi suất được quy định như trên.
h) Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, các loại thuế, phí khác: được xác định theo quy định hiện hành.
Thông tư 56/2014/TT-BCT quy định phương pháp xác định giá phát điện, trình tự kiểm tra hợp đồng mua bán điện do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- Điều 3. Nguyên tắc xác định giá hợp đồng mua bán điện
- Điều 4. Phương pháp xác định giá hợp đồng mua bán điện của nhà máy nhiệt điện
- Điều 5. Phương pháp xác định giá cố định bình quân của nhà máy nhiệt điện
- Điều 6. Phương pháp xác định giá vận hành và bảo dưỡng cố định của nhà máy nhiệt điện
- Điều 7. Phương pháp xác định giá biến đổi của nhà máy nhiệt điện
- Điều 8. Phương pháp xác định giá vận chuyển nhiên liệu chính của nhà máy nhiệt điện
- Điều 9. Phương pháp xác định giá hợp đồng mua bán điện của nhà máy thủy điện
- Điều 10. Phương pháp xác định giá cố định bình quân của nhà máy thủy điện
- Điều 11. Phương pháp xác định giá vận hành và bảo dưỡng của nhà máy thủy điện
- Điều 12. Nguyên tắc xác định giá cố định từng năm của hợp đồng mua bán điện
- Điều 13. Nguyên tắc điều chỉnh giá phát điện từng năm trong hợp đồng mua bán điện
- Điều 14. Phương pháp xác định giá Hợp đồng của nhà máy nhiệt điện tại thời điểm thanh toán
- Điều 15. Phương pháp xác định giá Hợp đồng của nhà máy thủy điện tại thời điểm thanh toán
- Điều 16. Phương pháp xác định giá điện đối với nhà máy điện mà Hợp đồng mua bán điện đã hết thời hạn, nhà máy điện chưa hết đời sống kinh tế
- Điều 17. Phương pháp xác định giá điện đối với nhà máy điện đã hết đời sống kinh tế hoặc khi có dự án đầu tư nâng cấp, thay thế thiết bị sau 20 năm vận hành thương mại
- Điều 18. Phương pháp xác định giá điện đối với các nhà máy điện khác
- Điều 19. Áp dụng Hợp đồng mua bán điện mẫu
- Điều 20. Trình tự đàm phán hợp đồng mua bán điện
- Điều 21. Hồ sơ đề nghị đàm phán hợp đồng mua bán điện
- Điều 22. Hồ sơ đề nghị cho đàm phán lại giá điện và hợp đồng mua bán điện và hồ sơ trình kiểm tra hợp đồng mua bán điện
- Điều 23. Trình tự kiểm tra hợp đồng mua bán điện
- Điều 24. Sửa đổi, bổ sung hợp đồng mua bán điện