Chương 1 Thông tư 55/2011/TT-BTC về hướng dẫn chế độ báo cáo giá thị trường hàng hóa, dịch vụ trong nước, giá hàng hóa nhập khẩu do Bộ Tài chính ban hành
Thông tư này quy định về chế độ báo cáo giá thị trường hàng hóa, dịch vụ trong nước; giá hàng hóa nhập khẩu (sau đây gọi chung là chế độ báo cáo giá thị trường).
1. Cơ quan báo cáo giá thị trường bao gồm: Sở Tài chính; Phòng Tài chính - Kế hoạch quận, huyện, thị xã các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Sở Tài chính); Tổng cục Hải quan, Đại diện cơ quan Bộ Tài chính tại Thành phố Hồ Chí Minh, Cục Quản lý giá, Cục Tin học và Thống kê tài chính.
2. Các cá nhân công tác tại cơ quan báo cáo thị trường được cơ quan giao nhiệm vụ theo dõi, thu thập và tổng hợp thông tin giá thị trường trong nước, giá hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại Thông tư này (sau đây gọi chung là cán bộ giá thị trường) để thực hiện báo cáo theo quy định.
3. Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh; các tổ chức, cá nhân ký hợp đồng cung cấp thông tin, hợp đồng cộng tác viên cung cấp thông tin giá thị trường.
1. Giá bán buôn: Là mức giá của hàng hóa, dịch vụ do cơ quan có thẩm quyền quy định hoặc là mức giá được hình thành và thực hiện do sự thỏa thuận giữa người bán và người mua với khối lượng lớn để đưa vào sản xuất, chế biến hoặc đem đi bán lại (thường là giá bán lẻ).
2. Giá bán lẻ: Là giá bán hàng hóa, dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng, hình thành ở khâu lưu thông cuối cùng khi hàng hóa kết thúc quá trình lưu thông và đi vào tiêu dùng cá nhân.
3. Giá niêm yết: Là mức giá mà các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thông báo đến khách hàng tại nơi giao dịch mua, bán bằng những hình thức thích hợp (viết, in yết thị trên bảng, in trên bao bì sản phẩm …).
4. Giá CIF: Là giá thanh toán trong xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa bao gồm giá của hàng hóa và chi phí bảo hiểm, bốc xếp, vận chuyển đến cảng của nước nhập khẩu.
5. Giá đăng ký, giá kê khai: Là mức giá hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ phải đăng ký giá, kê khai giá theo quy định của pháp luật mà các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh đã đăng ký, kê khai với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
6. Mặt bằng giá: Là mức giá trung bình của đại đa số các hàng hóa, dịch vụ trong nền kinh tế ứng với không gian, thời gian nhất định và thường được đo lường thông qua chỉ số giá tiêu dùng tháng, quý, năm.
7. Giá biến động bất thường: Là giá hàng hóa, dịch vụ có biến động không bình thường quy định tại Điều 2 Thông tư số 122/2010/TT-BTC ngày 12/8/2010 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 104/2008/TT-BTC ngày 13/11/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá và Nghị định 75/2008/NĐ-CP ngày 9/6/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá và các quy định của pháp luật có liên quan.
1. Giá hàng hóa, dịch vụ thị trường trong nước (sau đây gọi chung là giá thị trường trong nước) được thu thập phải đảm bảo tính khách quan, kịp thời, là giá thực mua, thực bán phổ biến trên thị trường tại thời điểm thu thập thông tin, tại nơi sản xuất, kinh doanh, nơi mua, bán hàng hóa tập trung; đồng thời phải phân định rõ giá thu thập là giá bán buôn hay giá bán lẻ gắn với địa điểm thu thập thông tin như: Giá tại nhà máy, địa điểm kinh doanh; giá tại siêu thị, trung tâm thương mại; giá tại chợ đầu mối, tổng đại lý, chợ bán lẻ, đại lý bán lẻ.
Điều 5. Phương pháp thu thập thông tin giá thị trường trong nước, giá hàng hóa nhập khẩu
1. Đối với báo cáo giá thị trường trong nước
a) Khu vực điều tra thu thập giá thị trường: Chọn điểm thu thập thông tin là những nơi có hoạt động sản xuất, kinh doanh thường xuyên, ổn định đại diện cho khu vực thành thị, nông thôn tại tỉnh, thành phố. Trường hợp thu thập theo giá niêm yết thì ghi rõ là niêm yết của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh.
b) Các loại giá thị trường cần thu thập:
- Giá mua nông sản (cũng chính là giá bán của người sản xuất nông nghiệp).
- Giá bán buôn (bán sỉ) tại các nhà máy sản xuất, chế biến, trung tâm bán buôn; chợ đầu mối; đại lý bán buôn;
- Giá bán lẻ tại các trung tâm thương mại, siêu thị, đại lý bán lẻ, các chợ tại khu vực trung tâm, khu vực nông thôn của tỉnh, thành phố;
- Giá bán buôn, giá bán lẻ tại các hệ thống bán hàng, đại lý phân phối.
Các mức giá thu thập là giá đã bao gồm thuế giá trị gia tăng (nếu có).
c) Phương pháp thu thập:
- Thu thập trực tiếp: Cán bộ thị trường trực tiếp đến các nhà máy sản xuất, chế biến, trung tâm bán buôn, chợ đầu mối; các trung tâm thương mại, siêu thị, các chợ … để điều tra, thu thập thông tin;
- Thu thập gián tiếp: Cơ quan báo cáo giá thị trường có công văn yêu cầu các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh cung cấp thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục báo cáo giá thị trường; thu thập thông tin giá thị trường qua các phương tiện thông tin đại chúng: báo, đài, tạp chí …; thu thập qua thống kê giá đăng ký, kê khai của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh; thu thập qua hình thức ký hợp đồng mua tin, hợp đồng cộng tác viên thường xuyên với tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin.
2. Đối với báo cáo giá hàng hóa nhập khẩu:
a) Các loại giá cần thu thập: Giá hàng hóa nhập khẩu là giá thực nhập khẩu (giá CIF)
b) Giá thu thập là mức giá bình quân gia quyền kỳ báo cáo (15 ngày, tháng).
c) Biểu mẫu báo cáo giá hàng hóa nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Phụ lục số 2 kèm theo Thông tư này.
Thông tư 55/2011/TT-BTC về hướng dẫn chế độ báo cáo giá thị trường hàng hóa, dịch vụ trong nước, giá hàng hóa nhập khẩu do Bộ Tài chính ban hành
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc thu thập thông tin giá hàng hóa, dịch vụ thị trường trong nước; giá hàng hóa nhập khẩu
- Điều 5. Phương pháp thu thập thông tin giá thị trường trong nước, giá hàng hóa nhập khẩu