Điều 4 Thông tư 52/2013/TT-BGTVT quy định về quản lý và bảo trì công trình đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Điều 4. Nội dung bảo trì công trình đường bộ
Nội dung bảo trì công trình đường bộ bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các công việc sau: kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng, bảo dưỡng và sửa chữa công trình đường bộ.
1. Kiểm tra công trình đường bộ là việc xem xét bằng trực quan hoặc bằng thiết bị chuyên dụng để đánh giá hiện trạng công trình nhằm phát hiện hư hỏng, dấu hiệu hư hỏng của công trình để có biện pháp xử lý kịp thời.
2. Quan trắc công trình đường bộ là sự theo dõi, quan sát, đo đạc các thông số kỹ thuật của công trình theo yêu cầu của thiết kế trong quá trình sử dụng.
a) Việc quan trắc công trình được thực hiện trong các trường hợp có yêu cầu phải theo dõi sự làm việc của công trình đường bộ nhằm tránh xảy ra sự cố dẫn tới thảm họa về người, tài sản, môi trường và các trường hợp khác theo yêu cầu của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, chủ sở hữu công trình, cơ quan quản lý đường bộ và cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
b) Ngoài các trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này, quan trắc công trình bắt buộc áp dụng đối với các công trình, hạng mục công trình đường bộ quy định tại Phụ lục I của Thông tư này.
c) Việc quan trắc thực hiện theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 114/2010/NĐ-CP.
3. Kiểm định chất lượng công trình đường bộ bao gồm các hoạt động kiểm tra và xác định chất lượng hoặc đánh giá sự phù hợp chất lượng của công trình so với yêu cầu của thiết kế, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật thông qua việc xem xét hiện trạng công trình bằng trực quan kết hợp với phân tích, đánh giá các số liệu thử nghiệm công trình. Việc kiểm định chất lượng công trình phục vụ bảo trì công trình đường bộ thực hiện theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 114/2010/NĐ-CP.
4. Bảo dưỡng thường xuyên công trình đường bộ là các hoạt động theo dõi, chăm sóc, sửa chữa những hư hỏng nhỏ, duy tu thiết bị lắp đặt vào công trình đường bộ, được tiến hành thường xuyên, định kỳ để duy trì công trình đường bộ ở trạng thái khai thác, sử dụng bình thường và hạn chế phát sinh các hư hỏng công trình đường bộ.
5. Sửa chữa công trình đường bộ là các hoạt động khắc phục hư hỏng của công trình được phát hiện trong quá trình khai thác, sử dụng nhằm đảm bảo sự làm việc bình thường, an toàn của công trình đường bộ. Sửa chữa công trình đường bộ bao gồm sửa chữa định kỳ và sửa chữa đột xuất, cụ thể:
a) Sửa chữa định kỳ công trình đường bộ là hoạt động sửa chữa được thực hiện theo kế hoạch nhằm khôi phục, cải thiện tình trạng kỹ thuật của công trình đường bộ mà bảo dưỡng thường xuyên công trình không đáp ứng được, bao gồm: sửa chữa hư hỏng; thay thế bộ phận công trình, thiết bị công trình và thiết bị công nghệ bị hư hỏng được thực hiện định kỳ theo quy định của quy trình bảo trì công trình đường bộ;
b) Sửa chữa đột xuất công trình đường bộ là hoạt động sửa chữa phải thực hiện bất thường khi bộ phận công trình, công trình bị hư hỏng do chịu các tác động đột xuất như mưa bão, lũ lụt, động đất, va đập, cháy nổ hoặc những tác động thiên tai đột xuất khác hoặc khi có biểu hiện có thể gây hư hỏng đột biến ảnh hưởng đến an toàn sử dụng, khai thác công trình hoặc có khả năng xảy ra sự cố dẫn tới thảm họa.
Thông tư 52/2013/TT-BGTVT quy định về quản lý và bảo trì công trình đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Yêu cầu về quản lý, bảo trì công trình đường bộ
- Điều 4. Nội dung bảo trì công trình đường bộ
- Điều 5. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân về quản lý, bảo trì công trình đường bộ
- Điều 6. Trách nhiệm lập quy trình bảo trì công trình đường bộ
- Điều 7. Nội dung và căn cứ lập quy trình bảo trì công trình đường bộ
- Điều 8. Thẩm định, phê duyệt quy trình bảo trì công trình đường bộ
- Điều 9. Điều chỉnh quy trình bảo trì công trình đường bộ
- Điều 10. Quy trình khai thác công trình đường bộ
- Điều 11. Tài liệu phục vụ quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ
- Điều 12. Nội dung công tác quản lý công trình đường bộ
- Điều 13. Quản lý, sử dụng bản vẽ hoàn công, quy trình bảo trì công trình đường bộ
- Điều 14. Lập, quản lý, sử dụng hồ sơ trong giai đoạn bảo trì công trình đường bộ
- Điều 15. Tổ chức thực hiện quản lý, bảo vệ công trình đường bộ
- Điều 16. Theo dõi, cập nhật tình trạng hư hỏng, xuống cấp công trình đường bộ
- Điều 17. Tổ chức giao thông, trực đảm bảo giao thông, đếm xe và xử lý khi có tai nạn giao thông, xử lý khi có sự cố công trình đường bộ
- Điều 18. Lập, phê duyệt và điều chỉnh kế hoạch bảo trì công trình đường bộ
- Điều 19. Thực hiện kế hoạch bảo trì công trình đường bộ
- Điều 20. Kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa và đánh giá sự an toàn công trình đường bộ
- Điều 21. Quản lý chất lượng trong công tác bảo trì công trình đường bộ
- Điều 22. Thực hiện bảo trì đối với công trình đường bộ đang khai thác nhưng chưa có quy trình bảo trì
- Điều 23. Xử lý đối với công trình, bộ phận công trình đường bộ hư hỏng không bảo đảm an toàn cho khai thác, công trình hết tuổi thọ thiết kế
- Điều 24. Thủ tục chấp thuận tiếp tục sử dụng đối với công trình đường bộ hết tuổi thọ thiết kế
- Điều 25. Áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và định mức kinh tế - kỹ thuật về bảo trì và khai thác công trình đường bộ
- Điều 26. Chế độ báo cáo thực hiện công tác bảo trì công trình đường bộ
- Điều 27. Nguồn kinh phí quản lý, bảo trì công trình đường bộ
- Điều 28. Chi phí bảo trì công trình đường bộ