Điều 13 Thông tư 47/2015/TT-BGTVT quy định phạm vi trách nhiệm của thuyền viên, người lái phương tiện và định biên an toàn tối thiểu trên phương tiện thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Máy phó hai là người giúp việc máy trưởng, có trách nhiệm và quyền hạn sau đây:
1. Bảo đảm cho các máy bơm nước của hệ thống cứu hỏa, cứu đắm và các thiết bị, máy móc dự phòng ở trạng thái sẵn sàng hoạt động.
2. Trực tiếp phụ trách một ca máy.
3. Phụ trách hệ thống máy nén khí, hệ thống ống nước, ống dầu, ống hơi.
4. Định kỳ kiểm tra độ nhạy của các van an toàn, sau khi kiểm tra phải ghi kết quả kiểm tra vào sổ nhật ký máy và báo cáo máy trưởng xác nhận.
5. Chỉ được tiến hành bơm, di chuyển nước, dầu khi được sự đồng ý của thuyền trưởng.
6. Trường hợp xét thấy thi hành lệnh của người chỉ huy trực tiếp trên buồng lái sẽ gây ra hư hỏng bộ phận máy thì phải báo cáo cho người phụ trách ca làm việc hoặc thuyền trưởng biết, nếu lệnh đó vẫn giữ nguyên thì phải chấp hành và ghi vào nhật ký máy và có xác nhận của người ra lệnh.
7. Trong ca làm việc, được quyền cho đình chỉ hoạt động một bộ phận máy hoặc một hệ thống máy nếu xét thấy không an toàn; trường hợp xét thấy nếu máy tiếp tục hoạt động sẽ gây ra hư hỏng nghiêm trọng hoặc xảy ra tai nạn thì phải lập tức cho ngừng máy, đồng thời báo ngay cho người phụ trách ca làm việc và thuyền trưởng.
8. Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được máy trưởng giao.
Thông tư 47/2015/TT-BGTVT quy định phạm vi trách nhiệm của thuyền viên, người lái phương tiện và định biên an toàn tối thiểu trên phương tiện thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Trách nhiệm chung của thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa
- Điều 5. Trách nhiệm của chủ phương tiện
- Điều 6. Nhật ký phương tiện