Chương 2 Thông tư 45/2012/TT-BCT quy định về hoạt động kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Công thương
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT THỰC PHẨM
1. Căn cứ vào tình hình thực tế và yêu cầu kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm đối với từng cơ sở sản xuất, cơ quan kiểm tra xây dựng kế hoạch kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm hàng năm (sau đây gọi tắt là kế hoạch) và dự trù kinh phí thực hiện kế hoạch trước ngày 01 tháng 11 hàng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Kế hoạch kiểm tra phải xác định cụ thể sản phẩm kiểm tra, số lượng cơ sở sản xuất kiểm tra và nội dung kiểm tra.
2. Tần xuất kiểm tra: không quá một lần/năm đối với mỗi cơ sở sản xuất.
3. Cơ quan kiểm tra phải thông báo kế hoạch kiểm tra cho cơ sở sản xuất chậm nhất mười lăm (15) ngày trước ngày kiểm tra.
1. Cơ quan kiểm tra tiến hành kiểm tra đột xuất một trong các trường hợp sau:
a) Khi có sản phẩm lưu thông trên thị trường không bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm vi phạm hoặc không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
b) Khi có cảnh báo của các tổ chức trong nước và quốc tế về chất lượng, an toàn thực phẩm.
c) Theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng, an toàn thực phẩm có thẩm quyền.
2. Cơ quan kiểm tra không cần phải thông báo trước việc kiểm tra cho cơ sở sản xuất thực phẩm.
Nội dung kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm bao gồm:
1. Kiểm tra hồ sơ liên quan đến sản phẩm, quy trình sản xuất thực phẩm.
2. Kiểm tra hiện trạng về tình hình bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất thực phẩm tại cơ sở sản xuất.
Điều 8. Căn cứ kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm
1. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng, tiêu chuẩn cơ sở được công bố áp dụng với các sản phẩm thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương.
2. Các quy định của pháp luật hiện hành về chất lượng, an toàn thực phẩm trong sản xuất thực phẩm.
3. Các quy định của pháp luật hiện hành về ghi nhãn hàng hóa.
Điều 9. Kiểm tra hồ sơ liên quan đến thực phẩm, quy trình sản xuất thực phẩm
1. Giấy chứng nhận đăng ký ngành nghề tương ứng theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
3. Giấy phép sản xuất rượu đối với các cơ sở sản xuất rượu.
4. Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm, Giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm.
5. Bản công bố hợp quy, bản thông tin chi tiết sản phẩm, mẫu sản phẩm đối chứng.
6. Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng tại cơ sở kiểm nghiệm được Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ định hoặc được công nhận.
7. Phiếu kiểm nghiệm chất lượng nước.
8. Hồ sơ lưu mẫu đối với từng lô sản phẩm thực phẩm được sản xuất tại cơ sở.
9. Hợp đồng mua bán, hoá đơn, chứng từ liên quan đến nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, chất bảo quản thực phẩm.
10. Giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và những người trực tiếp sản xuất thực phẩm.
11. Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất hoặc danh sách các cán bộ của cơ sở trực tiếp sản xuất do cơ quan y tế cấp quận/huyện trở lên cấp theo quy định.
12. Nội dung ghi nhãn sản phẩm phù hợp với nội dung đã đăng ký với cơ quan thẩm quyền.
13. Chứng chỉ phù hợp với HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tiêu chuẩn tương đương, hồ sơ quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm đối với cơ sở áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo HACCP và ISO 22000 (nếu có).
14. Biên bản thanh tra, kiểm tra gần nhất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có).
Điều 10. Kiểm tra hiện trạng của cơ sở sản xuất
1. Kiểm tra hiện trạng cơ sở sản xuất thực phẩm bao gồm:
a) Cơ sở vật chất: Địa điểm, môi trường; thiết kế, kết cấu, bố trí nhà xưởng; hệ thống thông gió; hệ thống chiếu sáng; hệ thống cung cấp nước; cung cấp hơi và khí nén; hệ thống xử lý chất thải, rác thải; nhà vệ sinh, phòng thay đồ bảo hộ lao động; hệ thống thu gom, xử lý rác thải; hệ thống thoát nước thải, xử lý nước thải.
b) Trang thiết bị, dụng cụ sản xuất, chế biến thực phẩm: Thiết bị dụng cụ sản xuất, chế biến thực phẩm; thiết bị dụng cụ bao gói thực phẩm; thiết bị, dụng cụ vệ sinh; thiết bị giám sát, đo lường; phương tiện rửa và khử trùng tay; lưu mẫu và bảo quản mẫu; phương tiện phòng chống côn trùng và động vật gây hại; sử dụng hoá chất tẩy rửa.
c) Người trực tiếp sản xuất, chế biến thực phẩm: Trang phục bảo hộ lao động; vệ sinh cá nhân.
d) Bảo quản thực phẩm trong sản xuất: Kho bảo quản nguyên liệu, bao bì, phụ gia thực phẩm; chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, sản phẩm thực phẩm; giá, kệ để nguyên liệu, thành phẩm; thiết bị kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm; phương tiện vận chuyển nguyên liệu và thành phẩm.
2. Kết quả kiểm tra được đánh giá theo Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Lấy mẫu để kiểm nghiệm, kiểm chứng đối với thực phẩm nghi ngờ không đảm bảo về chất lượng, an toàn thực phẩm theo Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 11. Xử lý kết quả kiểm tra
1. Đoàn kiểm tra lập biên bản theo mẫu Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này và thông báo kết quả kiểm tra đến cơ quan quản lý về chất lượng, an toàn thực phẩm có thẩm quyền và cơ sở sản xuất được kiểm tra.
2. Trường hợp thực phẩm không đạt yêu cầu về chất lượng, an toàn thực phẩm theo quy định, Đoàn kiểm tra yêu cầu cơ sở sản xuất khắc phục phần không đạt của sản phẩm theo thời hạn ghi trong biên bản kiểm tra.
3. Trường hợp cơ sở sản xuất không thực hiện các yêu cầu khắc phục trong biên bản kiểm tra lần trước, Đoàn kiểm tra phải thông báo đến Sở Công Thương trên địa bàn của cơ cở và cơ quan quản lý an toàn thực phẩm có thẩm quyền để giám sát, xử lý.
4. Trường hợp cơ sở sản xuất tái phạm việc không bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất thực phẩm hoặc không thực hiện các yêu cầu khắc phục lỗi trong biên bản kiểm tra, Đoàn kiểm tra phải có văn bản kiến nghị cơ quan quản lý an toàn thực phẩm có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 12. Kinh phí thực hiện kiểm tra, kiểm nghiệm
1. Kinh phí thực hiện kiểm tra bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất thực phẩm được lấy từ:
a) Nguồn chi ngân sách nhà nước hàng năm theo quy định pháp luật hiện hành;
b) Các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
2. Chi phí lấy mẫu kiểm nghiệm mẫu thực phẩm được thực hiện theo quy định tại Điều 41 và Điều 58 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Điều 48 Luật An toàn thực phẩm và các quy định khác của pháp luật.
Thông tư 45/2012/TT-BCT quy định về hoạt động kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Công thương
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc kiểm tra
- Điều 5. Kiểm tra định kỳ
- Điều 6. Kiểm tra đột xuất
- Điều 7. Nội dung kiểm tra
- Điều 8. Căn cứ kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm
- Điều 9. Kiểm tra hồ sơ liên quan đến thực phẩm, quy trình sản xuất thực phẩm
- Điều 10. Kiểm tra hiện trạng của cơ sở sản xuất
- Điều 11. Xử lý kết quả kiểm tra
- Điều 12. Kinh phí thực hiện kiểm tra, kiểm nghiệm