Điều 29 Thông tư 42/2015/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Điều 29. Hoàn tất thủ tục hải quan cho phương tiện vận tải
1. Đối với phương tiện vận tải nước ngoài:
a) Phương tiện vận tải tạm nhập:
a.1) Đối với phương tiện vận tải nhập cảnh theo giấy chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam:
Công chức hải quan ghi kết quả kiểm tra phương tiện vận tải (nếu có), ký, đóng dấu công chức vào tờ khai phương tiện vận tải, giao cho người điều khiển phương tiện liên 1 tờ khai phương tiện vận tải tạm nhập - tái xuất để làm chứng từ đi đường và nộp lại cho Chi cục Hải quan cửa khẩu làm thủ tục tái xuất khi phương tiện vận tải này tái xuất, liên 2 tờ khai phương tiện vận tải lưu giữ tại Chi cục Hải quan cửa khẩu tạm nhập để theo dõi và thanh khoản.
a.2) Đối với phương tiện vận tải nhập cảnh theo giấy phép liên vận (theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết):
Ngoài thực hiện công việc nêu ở tiết a.1 khoản 1 Điều này, công chức kiểm tra, giám sát phương tiện vận tải ký tên, đóng dấu công chức, đóng dấu “Việt Nam Customs” theo mẫu do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành lên giấy phép liên vận.
b) Phương tiện vận tải tái xuất:
b.1) Đối với phương tiện vận tải tạm nhập theo giấy chấp thuận hoặc giấy tờ tương đương của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam, công chức hải quan ghi kết quả kiểm tra phương tiện vận tải (nếu có), ký tên, đóng dấu công chức vào liên 1 tờ khai phương tiện vận tải tạm nhập - tái xuất để thanh khoản hồ sơ tạm nhập - tái xuất;
b.2) Đối với phương tiện vận tải tạm nhập theo giấy phép liên vận: ngoài thực hiện công việc nêu ở tiết b.1 khoản 1 Điều này, công chức kiểm tra, giám sát phương tiện vận tải đóng dấu “Việt Nam Customs” theo mẫu do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành lên giấy phép liên vận.
2) Đối với phương tiện vận tải Việt Nam:
a) Phương tiện vận tải tạm xuất:
a.1) Đối với phương tiện vận tải xuất cảnh theo giấy chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam: Công chức hải quan ghi kết quả kiểm tra, ký tên, đóng dấu công chức vào tờ khai phương tiện vận tải tạm xuất - tái nhập; giao cho người điều khiển phương tiện liên 1 tờ khai phương tiện vận tải tạm xuất - tái nhập để nộp lại cho Chi cục Hải quan cửa khẩu làm thủ tục tái nhập khi phương tiện vận tải này tái nhập, liên 2 tờ khai phương tiện vận tải lưu giữ tại Chi cục Hải quan cửa khẩu tạm xuất để theo dõi và thanh khoản.
a.2) Đối với phương tiện vận tải xuất cảnh theo giấy phép liên vận (theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết):
a.2.1) Giấy phép liên vận ở dạng sổ liên vận (áp dụng đối với Điều ước quốc tế Việt Nam ký với Lào và Campuchia): Công chức hải quan đóng dấu “Việt Nam Customs” theo mẫu do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành lên giấy phép liên vận.
Trường hợp không in tờ khai phương tiện vận tải, sau khi đóng dấu “Việt Nam Customs” theo mẫu do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành lên giấy phép liên vận, công chức hải quan ghi số tờ khai phương tiện vận tải lên nửa trên của con dấu.
a.2.2) Giấy phép liên vận ở dạng giấy khổ A4 (áp dụng đối với Điều ước quốc tế Việt Nam ký với Trung Quốc): Công chức hải quan đóng dấu “Việt Nam Customs” theo mẫu do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành lên giấy phép liên vận (trường hợp có sổ nhật trình kèm theo thì đóng lên sổ nhật trình).
Trường hợp không in tờ khai phương tiện vận tải: sau khi đóng dấu “Việt Nam Customs” theo mẫu do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành lên giấy phép liên vận, công chức hải quan ghi số tờ khai phương tiện vận tải lên nửa trên của con dấu.
b) Phương tiện vận tải tái nhập.
b.1) Đối với phương tiện vận tải xuất cảnh theo giấy chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam: công chức hải quan ghi kết quả kiểm tra, ký, đóng dấu công chức vào liên 1 tờ khai phương tiện vận tải tạm xuất - tái nhập và thu lại liên 1 tờ khai phương tiện vận tải để thanh khoản hồ sơ tạm xuất - tái nhập;
b.2) Đối với phương tiện vận tải xuất cảnh theo giấy phép liên vận (theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết):
b.2.1) Giấy phép liên vận ở dạng sổ (áp dụng đối với Điều ước quốc tế Việt Nam ký với Lào và Campuchia): công chức hải quan đóng dấu “Việt Nam Customs” theo mẫu do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành lên giấy phép liên vận;
b.2.2) Giấy phép liên vận ở dạng giấy khổ A4 (áp dụng đối với Điều ước quốc tế Việt Nam ký với Trung Quốc): công chức hải quan đóng dấu “Việt Nam Customs” theo mẫu do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành lên giấy phép liên vận (trường hợp có sổ nhật trình kèm theo thì đóng lên sổ nhật trình).
Thông tư 42/2015/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích thuật ngữ
- Điều 4. Địa điểm làm thủ tục hải quan
- Điều 5. Người khai hải quan
- Điều 6. Đăng ký tham gia thủ tục hải quan điện tử đối với tàu bay xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh
- Điều 7. Đăng ký tham gia thủ tục hải quan điện tử đối với tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh
- Điều 8. Nguyên tắc tiến hành thủ tục hải quan điện tử đối với tàu biển, tàu bay nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh
- Điều 9. Thu lệ phí làm thủ tục hải quan
- Điều 15. Thủ tục hải quan đối với tàu biển nhập cảnh
- Điều 16. Thủ tục hải quan đối với tàu biển xuất cảnh
- Điều 17. Thủ tục hải quan đối với tàu biển quá cảnh
- Điều 23. Thủ tục hải quan đối với tàu bay nhập cảnh
- Điều 24. Thủ tục hải quan đối với tàu bay xuất cảnh
- Điều 25. Thủ tục hải quan đối với tàu bay quá cảnh
- Điều 26. Tiếp nhận, kiểm tra hải quan hồ sơ phương tiện vận tải
- Điều 27. Khai hải quan đối với phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh
- Điều 28. Quyết định hình thức, mức độ kiểm tra phương tiện vận tải, kiểm tra, khám xét phương tiện vận tải
- Điều 29. Hoàn tất thủ tục hải quan cho phương tiện vận tải
- Điều 30. Quy định về thanh khoản
- Điều 31. Thủ tục hải quan đối với xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy xuất cảnh, nhập cảnh
- Điều 32. Thủ tục hải quan đối với phương tiện thủy nội địa xuất cảnh, nhập cảnh
- Điều 33. Thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải của tổ chức, cá nhân qua lại khu vực biên giới
- Điều 34. Quy định riêng đối với một số trường hợp đặc thù