Điều 7 Thông tư 41/2011/TT-BYT hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám, chữa bệnh do Bộ Y tế ban hành
Điều 7. Thủ tục cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề
1. Hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề theo quy định tại các
a) Người đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 26 Luật khám bệnh, chữa bệnh gửi 01 bộ hồ sơ về Cục Quản lý khám, chữa bệnh - Bộ Y tế;
b) Người đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều 26 Luật khám bệnh, chữa bệnh gửi 01 bộ hồ sơ về Sở Y tế tỉnh.
2. Trình tự xem xét đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề
a) Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề, Bộ Y tế hoặc Sở Y tế tỉnh (sau đây gọi tắt là cơ quan tiếp nhận hồ sơ) gửi cho người đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Trong thời gian quy định tại các Khoản 2, 3 Điều 28 Luật khám bệnh, chữa bệnh kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, Tổ thư ký quy định tại
c) Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề chưa hợp lệ thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản thông báo cho người đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề để hoàn chỉnh hồ sơ. Văn bản thông báo phải nêu cụ thể là bổ sung thêm những tài liệu nào, sửa đổi nội dung gì;
d) Khi nhận được văn bản yêu cầu hoàn chỉnh hồ sơ, người đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề phải sửa đổi, bổ sung theo đúng những nội dung đã được ghi trong văn bản và gửi về cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Ngày tiếp nhận hồ sơ bổ sung được ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ. Nếu cơ quan tiếp nhận hồ sơ không có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung thì phải cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề trong thời gian quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này;
đ) Trường hợp người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đã bổ sung hồ sơ nhưng không đúng với yêu cầu thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ thông báo cho người đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề để tiếp tục hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định tại Điểm c, d Khoản 2 Điều này.
3. Chứng chỉ hành nghề do Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế tỉnh cấp, cấp lại theo mẫu quy định tại Phụ lục 04 và theo mã số quy định tại Phụ lục 05 ban hành kèm theo Thông tư này và mỗi cá nhân chỉ được cấp một chứng chỉ hành nghề. Phôi chứng chỉ hành nghề do Bộ Y tế quản lý và cung cấp.
4. Bản sao chứng chỉ hành nghề và hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề được lưu tại cơ quan cấp chứng chỉ hành nghề.
Thông tư 41/2011/TT-BYT hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám, chữa bệnh do Bộ Y tế ban hành
- Số hiệu: 41/2011/TT-BYT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 14/11/2011
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Thị Xuyên
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 617 đến số 618
- Ngày hiệu lực: 01/01/2012
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc hướng dẫn và áp dụng pháp luật
- Điều 5. Hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề đối với người Việt Nam
- Điều 6. Hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài
- Điều 7. Thủ tục cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề
- Điều 8. Hội đồng tư vấn về cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề
- Điều 9. Tổ thư ký thẩm định hồ sơ cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề
- Điều 10. Mối quan hệ công tác giữa Hội đồng tư vấn và Tổ thư ký
- Điều 11. Nguyên tắc đăng ký hành nghề
- Điều 12. Nội dung và hình thức đăng ký hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 13. Trình tự đăng ký hành nghề
- Điều 14. Quản lý thông tin đăng ký hành nghề
- Điều 15. Nguyên tắc đăng ký thực hành
- Điều 16. Xác nhận về thời gian thực hành
- Điều 17. Nội dung xác nhận về năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp
- Điều 18. Tổ chức việc thực hành
- Điều 19. Tiêu chí để công nhận người hành nghề biết tiếng Việt thành thạo hoặc sử dụng thành thạo ngôn ngữ khác trong khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 20. Tiêu chí để công nhận người có đủ trình độ phiên dịch trong khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 21. Điều kiện đối với cơ sở giáo dục được kiểm tra và công nhận biết tiếng Việt thành thạo hoặc sử dụng thành thạo ngôn ngữ khác hoặc đủ trình độ phiên dịch trong khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 22. Hồ sơ, thủ tục đề nghị kiểm tra hoặc công nhận biết tiếng Việt thành thạo hoặc sử dụng thành thạo ngôn ngữ khác hoặc đủ trình độ phiên dịch trong khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 23. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với bệnh viện
- Điều 24. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám đa khoa
- Điều 25. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám chuyên khoa
- Điều 26. Các điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với phòng chẩn trị y học cổ truyền
- Điều 27. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở giám định y khoa
- Điều 28. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với nhà hộ sinh
- Điều 29. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám chẩn đoán hình ảnh
- Điều 30. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với phòng xét nghiệm
- Điều 31. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở dịch vụ tiêm (chích), thay băng, đếm mạch, đo nhiệt độ, đo huyết áp
- Điều 32. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở dịch vụ làm răng giả
- Điều 33. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà
- Điều 34. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở dịch vụ kính thuốc
- Điều 35. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở dịch vụ cấp cứu, hỗ trợ vận chuyển người bệnh
- Điều 36. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với trạm xá, trạm y tế cấp xã
- Điều 37. Cơ sở y tế của cơ quan, đơn vị, tổ chức
- Điều 38. Thẩm quyền cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Điều 39. Hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 40. Thủ tục cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động