Chương 1 Thông tư 41/2011/TT-BCT quy định về quản lý an toàn trong lĩnh vực khí dầu mỏ hóa lỏng do Bộ Công thương ban hành
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Thông tư này quy định về quản lý an toàn trong lĩnh vực khí dầu mỏ hóa lỏng, áp dụng đối với cơ sở kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
2. Trạm nạp LPG vào chai là trạm sử dụng phương tiện, thiết bị chuyên dùng nạp LPG vào chai chứa để bán cho khách hàng.
3. Trạm nạp LPG vào ô tô là trạm sử dụng phương tiện, thiết bị chuyên dùng nạp trực tiếp LPG vào ô tô làm nhiên liệu sử dụng cho động cơ.
4. Trạm cấp LPG là trạm sử dụng phương tiện, thiết bị chuyên dùng để cấp khí LPG từ bồn chứa cố định hoặc hệ thống dàn chai chứa LPG trực tiếp qua đường ống dẫn khí LPG đến khách hàng.
5. Cửa hàng LPG là cửa hàng bán LPG và cửa hàng chuyên kinh doanh LPG.
6. Trạm kiểm định chai LPG là trạm thực hiện kiểm định các loại chai LPG.
7. Cơ sở sản xuất, sửa chữa chai chứa LPG là cơ sở thực hiện chế tạo, sửa chữa chai chứa LPG.
8. Cơ sở tồn chứa LPG là cơ sở thực hiện giao nhận và tồn chứa LPG bằng bồn chứa.
9. Cơ sở kinh doanh trong lĩnh vực LPG (cơ sở kinh doanh LPG) là cơ sở thực hiện việc sản xuất, chế biến, giao nhận, tồn chứa và phân phối, bao gồm: Nhà máy sản xuất, chế biến LPG; Cảng xuất, nhập LPG; Kho tồn chứa LPG, kho bảo quản chai LPG và LPG chai, cửa hàng bán LPG, trạm nạp LPG vào chai, xe bồn; Trạm nạp LPG vào ô tô; Trạm cấp LPG; Vận chuyển LPG và cho thuê phương tiện vận chuyển LPG.
10. Bồn chứa LPG là bồn dùng để chứa LPG có dung tích bằng hoặc lớn hơn 0,15 m3.
11. Bồn chứa nổi là bồn chứa được đặt trên mặt đất và không lấp cát hoặc đất.
12. Bồn chứa chìm là bồn chứa được chôn dưới đất và được bao phủ bằng cát hoặc đất.
13. Bồn chứa đắp đất là bồn chứa được đặt trên mặt đất và được bao phủ bằng cát hoặc đất.
14. Khoảng cách an toàn là khoảng cách nhỏ nhất cho phép tính từ mép ngoài cùng của thiết bị, công trình (bồn chứa, cụm bồn chứa, xe bồn, điểm xuất nhập hoặc nhà nạp LPG) đến điểm gần nhất của các thiết bị, công trình liền kề để bảo đảm an toàn.
15. Vùng nguy hiểm là vùng mà tại đó hỗn hợp LPG và không khí có khả năng gây cháy, nổ.
16. Tường ngăn cháy là tường gạch hoặc bê tông hoặc vật liệu không cháy có khả năng chịu lửa tối thiểu 60 phút, có độ cao tối thiểu 2m hoặc cao hơn đỉnh bồn chứa nhằm ngăn chặn bức xạ nhiệt từ đám cháy bên ngoài ảnh hưởng đến bồn chứa, đồng thời đảm bảo khoảng cách đủ để phân tán hơi LPG không lan đến công trình lân cận hoặc tới nguồn lửa bên ngoài khi xảy ra rò rỉ LPG.
17. Cột bơm LPG là thiết bị hoặc hệ thống để đo đếm lượng LPG khi nạp vào bình chứa của phương tiện sử dụng.
18. Nơi cần bảo vệ là nơi có đông người qua lại, lưu trú như các khu vực dân sinh, trường học, bệnh viện, rạp chiếu phim, nhà hát, các cửa hàng, siêu thị và các nơi vui chơi, giải trí công cộng, công trình công nghiệp, dân dụng khác.
19. Nguồn gây cháy là nguồn năng lượng dẫn đến sự cháy của LPG như ngọn lửa trần, vật liệu, máy móc, thiết bị khi sử dụng hoặc hoạt động có khả năng sinh nhiệt hoặc tia lửa có thể gây cháy, nổ hỗn hợp khí dễ cháy.
Điều 3. Hệ thống quản lý an toàn, báo cáo đánh giá rủi ro và kế hoạch ứng cứu khẩn cấp
1. Các cơ sở tồn chứa LPG, trạm nạp LPG vào chai, trạm nạp LPG vào ô tô, trạm cấp LPG phải thực hiện việc xây dựng hệ thống quản lý an toàn, báo cáo đánh giá rủi ro và kế hoạch ứng cứu khẩn cấp trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt.
2. Trường hợp cơ sở kinh doanh LPG bao gồm nhà xưởng sản xuất, chế biến, cảng xuất nhập, kho chứa, trạm nạp LPG liền kề nhau và cùng một chủ sở hữu thì việc xây dựng báo cáo đánh giá rủi ro và kế hoạch ứng cứu khẩn cấp được lập chung cho cơ sở.
3. Hàng năm, các cơ sở quy định tại Khoản 1 Điều này phải lập kế hoạch thực hiện diễn tập các phương án trong kế hoạch ứng cứu khẩn cấp đã được phê duyệt.
Điều 4. Quy định chung về đảm bảo an toàn đối với các cơ sở kinh doanh LPG
1. Các cơ sở kinh doanh LPG phải được thiết kế, chế tạo, lắp đặt và xây dựng theo quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định pháp luật liên quan.
4. Mặt bằng của cơ sở kinh doanh LPG phải đảm bảo:
a) Cho các phương tiện chữa cháy dễ dàng tiếp cận;
b) Thông thoáng và thuận tiện cho việc phát tán LPG khi bị rò rỉ, không để LPG ứ đọng và tích tụ;
c) Ngăn ngừa việc tiếp cận của người không có thẩm quyền.
Điều 5. Quy định về khoảng cách an toàn
1. Cơ sở kinh doanh LPG phải đảm bảo khoảng cách an toàn giữa thiết bị, công trình đến hàng rào ranh giới của cơ sở hoặc những nơi cần bảo vệ.
2. Trong phạm vi khoảng cách an toàn của cơ sở kinh doanh LPG, nghiêm cấm các hoạt động có nguy cơ gây hại trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự an toàn.
Điều 6. Quy định về phòng cháy chữa cháy
Cơ sở kinh doanh LPG phải:
1. Có đầy đủ phương án phòng cháy chữa cháy.
2. Có hệ thống cảnh báo cháy, các thiết bị chữa cháy đảm bảo yêu cầu và phù hợp với vật liệu gây cháy trong cơ sở.
4. Đặt các biển báo như: “Cấm lửa”, “Cấm hút thuốc”, “Không có nhiệm vụ miễn vào”, “Nội quy phòng cháy chữa cháy”, tiêu lệnh phòng cháy chữa cháy và các biển báo khác theo quy định. Các biển báo phải được viết bằng tiếng Việt, chữ in hoa, dễ đọc và đặt ở vị trí dễ thấy. Kích thước của các chữ cái trên biển báo phải có chiều cao tối thiểu 120 mm.
5. Có biện pháp kiểm soát và ngăn ngừa các nguồn gây cháy.
6. Nối đất các thiết bị và công trình theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và định kỳ kiểm tra theo quy định.
Thông tư 41/2011/TT-BCT quy định về quản lý an toàn trong lĩnh vực khí dầu mỏ hóa lỏng do Bộ Công thương ban hành
- Số hiệu: 41/2011/TT-BCT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 16/12/2011
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Hoàng Quốc Vượng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/02/2012
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Hệ thống quản lý an toàn, báo cáo đánh giá rủi ro và kế hoạch ứng cứu khẩn cấp
- Điều 4. Quy định chung về đảm bảo an toàn đối với các cơ sở kinh doanh LPG
- Điều 5. Quy định về khoảng cách an toàn
- Điều 6. Quy định về phòng cháy chữa cháy
- Điều 7. Quy định chung đối với cơ sở tồn chứa
- Điều 8. Quy định đối với lắp đặt bồn chứa
- Điều 9. Quy định đối với vận hành bồn chứa
- Điều 10. Đường ống LPG
- Điều 11. Các biện pháp kỹ thuật an toàn tăng cường đối với cơ sở tồn chứa LPG
- Điều 12. Quy định chung đối với trạm nạp LPG vào chai
- Điều 13. Kiểm tra trước khi tiến hành nạp
- Điều 14. Đánh giá loại bỏ, sửa chữa chai
- Điều 15. Nạp LPG vào chai chứa LPG
- Điều 16. Bảo quản, xếp dỡ chai chứa LPG trong trạm nạp
- Điều 17. Quy định chung đối với trạm cấp LPG
- Điều 18. Quy định đối với bồn chứa
- Điều 19. Quy định đối với trạm cấp LPG bằng hệ thống chai chứa
- Điều 20. Quy định đối với máy hóa hơi
- Điều 21. Quy định đối với khu vực tiếp nhận LPG từ xe bồn.
- Điều 22. Sử dụng tường ngăn cháy
- Điều 23. Quy định chung đối với trạm nạp LPG vào ô tô
- Điều 24. Quy định với bồn chứa nổi trong trạm nạp LPG vào ô tô
- Điều 25. Quy định với bồn chứa chìm trong trạm nạp LPG vào ô tô
- Điều 26. Quy định đối với cột bơm LPG
- Điều 27. Quy định về phòng cháy chữa cháy
- Điều 28. Quy định chung đối với cửa hàng LPG
- Điều 29. Quy định về mặt bằng
- Điều 30. Quy định về tồn chứa và bày bán chai chứa LPG
- Điều 31. Quy định chung trong sử dụng và vận chuyển chai chứa LPG
- Điều 32. Quy định an toàn đối với việc vận chuyển chai chứa LPG tới khách hàng sử dụng
- Điều 33. Quy định về trách nhiệm an toàn của cửa hàng LPG đối với khách hàng sử dụng
- Điều 34. An toàn vận chuyển chai chứa LPG bằng ô tô
- Điều 35. Quy định an toàn vận chuyển chai chứa LPG bằng đường thủy
- Điều 36. Quy định an toàn vận chuyển chai chứa LPG bằng đường sắt
- Điều 37. Quy định đối với người điều khiển phương tiện vận chuyển, người áp tải, thủ kho
- Điều 38. Quy định đối với xe bồn, toa xe bồn
- Điều 39. Quy định giao nhận LPG của xe bồn, toa xe bồn
- Điều 40. Quy định an toàn vận chuyển bồn chứa LPG
- Điều 41. Quy định chung đối với Trạm kiểm định chai chứa LPG
- Điều 42. Quy định về kiểm định chai chứa LPG
- Điều 43. Điều kiện được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kiểm định chai chứa LPG
- Điều 44. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kiểm định.
- Điều 45. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kiểm định chai chứa LPG
- Điều 46. Quy định chung đối với cơ sở sản xuất, sửa chữa chai chứa LPG
- Điều 47. Điều kiện được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sửa chữa chai chứa LPG
- Điều 48. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sửa chữa chai chứa LPG
- Điều 49. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sửa chữa chai chứa LPG