Hệ thống pháp luật

BỘ LAO ĐỘNG -THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 40/2018/TT-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2018

THÔNG TƯ

BAN HÀNH QUY ĐỊNH KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG CÁC NGÀNH, NGHỀ THUỘC LĨNH VỰC NGHỆ THUẬT, MỸ THUẬT VÀ NGÔN NGỮ

Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Quyết định số 1982/QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Khung trình độ quốc gia Việt Nam;

Căn cứ Thông tư số 12/2017/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng;

Theo đề nghị của Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp,

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng các ngành, nghề thuộc lĩnh vực nghệ thuật, mỹ thuật và ngôn ngữ:

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực nghệ thuật, mỹ thuật và ngôn ngữ để áp dụng đối với các trường trung cấp, trường cao đẳng, trường đại học có đào tạo trình độ cao đẳng (sau đây gọi là các trường), gồm:

1. Ngành, nghề: Biểu diễn nhạc cụ truyền thống;

2. Ngành, nghề: Biểu diễn nhạc cụ phương Tây;

3. Ngành, nghề: Thanh nhạc;

4. Ngành, nghề: Quay phim;

5. Ngành, nghề: Thiết kế thời trang;

6. Ngành, nghề: Kỹ thuật điêu khắc gỗ;

7. Ngành, nghề; Mộc xây dựng và trang trí nội thất;

8. Ngành, nghề: Gia công và thiết kế sản phẩm mộc;

9. Ngành, nghề: Phiên dịch tiếng Anh thương mại;

10. Ngành, nghề: Tiếng Anh;

11. Ngành, nghề; Tiếng Hàn Quốc.

Điều 2. Ủy quyền cho Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp ban hành quy định chi tiết khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho từng vị trí việc làm theo từng ngành, nghề đào tạo quy định tại Điều 1 của Thông tư này để các trường làm căn cứ tổ chức xây dựng, thẩm định, phê duyệt chương trình, giáo trình đào tạo áp dụng cho trường mình.

Điều 3. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tổ chức chính trị - xã hội, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có các trường trực thuộc; các trường có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng đối với các ngành, nghề quy định tại Điều 1 của Thông tư này và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- HĐND, UBND, Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Công báo, Website Chính phủ;
- Các đơn vị thuộc Bộ LĐTBXH, Website Bộ;
- Lưu: VT, TCGDNN (20 bản).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Quân

QUY ĐỊNH

KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC PHẢI ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG CHO CÁC NGÀNH, NGHỀ THUỘC LĨNH VỰC NGHỆ THUẬT, MỸ THUẬT VÀ NGÔN NGỮ

(Ban hành kèm theo Thông tư số 40/2018/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

1.

QUY ĐỊNH KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: BIỂU DIỄN NHẠC CỤ TRUYỀN THỐNG

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

1. Giới thiệu chung về ngành, nghề

Biểu diễn nhạc cụ truyền thống trình độ cao đẳng là ngành, nghề mà người học được học tập, nghiên cứu và sử dụng được một đến hai nhạc cụ truyền thống của dân tộc Việt Nam để biểu diễn những tác phẩm âm nhạc, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Sau khi tốt nghiệp, người học có cơ hội việc làm tại các nhà hát ca múa nhạc, nhà hát nghệ thuật sân khấu truyền thống, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng văn hóa nghệ thuật hoặc các đơn vị nghệ thuật, các đơn vị văn hóa thông tin cơ sở, các câu lạc bộ âm nhạc, dân ca, các phường bát âm của thôn bản.

Để biểu diễn được nhạc cụ truyền thống, người hành nghề phải có sức khỏe tốt, có ngoại hình phù hợp, đạo đức nghề nghiệp tốt, có đủ kiến thức và kỹ năng chuyên môn để sau khi tốt nghiệp ra trường đáp ứng với vị trí công việc. Ngoài ra, cần phải thường xuyên tập luyện, nghiên cứu, sáng tạo để nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, giao tiếp bằng ngoại ngữ, mở rộng kiến thức xã hội; rèn luyện tính cẩn thận, chi tiết, rõ ràng; xây dựng ý thức công việc và sự say mê nghề nghiệp.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.500 giờ (tương đương 90 tín chỉ).

2. Kiến thức

- Xác định được kiến thức cơ sở ngành âm nhạc nói chung; kiến thức cơ sở ngành ca múa nhạc kịch truyền thống; kiến thức cơ sở ngành âm nhạc cổ truyền; kiến thức cơ sở về hòa âm, điệu thức, tư duy lòng bản;

- Phân biệt, liệt kê được tính năng, công dụng các nhạc cụ truyền thống Việt Nam; các loại nhạc cụ, trang thiết bị biểu diễn, đạo cụ chủ yếu của các bộ phận trong các nhà hát ca múa nhạc chuyên nghiệp, nhà hát nghệ thuật truyền thống, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng văn hóa nghệ thuật hoặc các đơn vị, văn hóa thông tin cơ sở;

- Xác định được vị trí, vai trò và đặc trưng của hoạt động biểu diễn nhạc cụ truyền thống, tác động của nó đối với hoạt động biểu diễn nghệ thuật, đào tạo nghệ thuật;

- Phân tích được các quy trình hoạt động nghệ thuật cơ bản của đơn vị;

- Mô tả được cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong các nhà hát ca múa nhạc chuyên nghiệp, nhà hát nghệ thuật truyền thống, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng văn hóa nghệ thuật, các cơ quan đơn vị văn hóa cơ sở;

- Trình bày, giải thích được nguyên tắc đảm bảo an toàn, tiến độ thực hiện, chất lượng công việc; lý do phải tuân thủ các quy định của đơn vị để đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả và có biện pháp phòng ngừa;

- Mô tả được quy trình lập kế hoạch các hoạt động biểu diễn, tổ chức thực hiện, giám sát, kiểm tra và đánh giá kết quả công việc tại các bộ phận của đơn vị;

- Xác định được các công việc cơ bản trong quản lý chuyên môn, nhân sự, quản lý cơ sở vật chất trang thiết bị như: Đạo cụ, phục trang..., quản lý tài chính;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

3. Kỹ năng

- Biểu diễn được thành thạo một đến hai nhạc cụ truyền thống bằng hình thức độc tấu, hòa tấu dàn nhạc, tốp nhạc, hòa tấu phong cách nhạc cổ truyền, diễn tấu tốt các kỹ thuật, biểu hiện rõ tính chất và tình cảm của tác phẩm, thể hiện các chất liệu của các bài cơ bản đặc trưng của các vùng miền trên nhạc cụ biểu diễn;

- Sử dụng đúng, an toàn cơ sở vật chất, trang thiết bị như: Sân khấu, đạo cụ, phục trang… theo quy định;

- Xây dựng được các kế hoạch nghiệp vụ như: Kế hoạch biểu diễn, kế hoạch phân công công việc, kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kế hoạch mua sắm trang thiết bị, đạo cụ, kế hoạch phục vụ tổ chức hội nghị, hội thảo hoặc sự kiện…;

- Tổ chức được các hoạt động tập huấn, biểu diễn, hội nghị, hội thảo, tọa đàm chuyên môn…;

- Tổ chức thực hiện được đề cương, kịch bản âm nhạc, nội dung, chương trình cho các hoạt động chuyên môn;

- Quản lý, giám sát, kiểm tra, đánh giá được kết quả công việc đảm bảo đúng quy trình và chất lượng tại các bộ phận làm việc;

- Phân tích, đánh giá được kết quả hoạt động âm nhạc của các bộ phận trong từng thời điểm, phát hiện ra được các nguyên nhân, hạn chế, đề xuất được các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động âm nhạc;

- Giải quyết được các yêu cầu và tình huống trong quá trình phục vụ biểu diễn, giảng dạy và các hoạt động âm nhạc khác;

- Thực hiện việc bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, kế thừa và phát huy tinh hoa của nền âm nhạc truyền thống Việt Nam;

- Xác định được xu hướng và thị hiếu thưởng thức của khán giả để áp dụng vào hoạt động chuyên môn; tham gia hoạt động hiệu quả trong các nhóm hoạt động nghề nghiệp;

- Phối hợp, tham gia các sự kiện được tổ chức đoàn thể, quần chúng, xã hội để trải nghiệm, đúc rút kinh nghiệm, bổ sung kiến thức, tư liệu cho hoạt động nghề nghiệp;

- Tích hợp được các kỹ năng làm việc nhóm như: Tổ chức, hợp tác, gắn kết, đồng thuận, lắng nghe, trách nhiệm, trợ giúp... để thực hiện tốt các công việc được giao;

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm

- Làm việc độc lập, làm việc theo nhóm có hiệu quả, hiểu biết lẫn nhau, có tinh thần trách nhiệm cao;

- Giao tiếp lịch sự, thân thiện với khán giả và đồng nghiệp;

- Điều hành được các công việc hàng ngày và quản lý thời gian làm việc hiệu quả; giải quyết được công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;

- Có ý thức trách nhiệm trong việc sử dụng, bảo quản nhạc cụ được phân công và tài sản chung của cơ quan, đơn vị;

- Luôn sẵn sàng hướng dẫn, giúp đỡ, kiểm tra, tôn trọng, hợp tác và truyền cảm hứng cho đồng nghiệp để hoàn thành tốt nhiệm vụ;

- Có trách nhiệm, đạo đức, tác phong nghề nghiệp, thái độ phục vụ. Cần cù chịu khó, sáng tạo trong công việc, ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội quy của cơ quan, đơn vị;

- Chịu trách nhiệm đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của bản thân và các thành viên trong nhóm trước lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị;

- Có ý thức học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp.

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

- Biểu diễn độc tấu nhạc cụ;

- Biểu diễn hòa tấu nhạc cụ;

- Biểu diễn trong dàn nhạc;

- Xây dựng và biểu diễn trong các chương trình nghệ thuật phục vụ sự kiện;

- Tổ chức và quản lý các hoạt động văn hóa ơ cơ sở;

- Sưu tầm và phục dựng các giá trị âm nhạc truyền thống.

6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường

- Khối lượng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Biểu diễn nhạc cụ truyền thống, trình độ cao đẳng tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.

B - TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP

1. Giới thiệu chung về ngành, nghề

Biểu diễn nhạc cụ truyền thống trình độ trung cấp là ngành, nghề mà người học được học tập, nghiên cứu và sử dụng được một đến hai nhạc cụ truyền thống của dân tộc Việt Nam để biểu diễn những tác phẩm âm nhạc, đáp ứng yêu cầu trình độ bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Sau khi tốt nghiệp, người học có cơ hội việc làm tại các nhà hát ca múa nhạc, nhà hát nghệ thuật sân khấu truyền thống, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng văn hóa nghệ thuật hoặc các đơn vị nghệ thuật, các đơn vị văn hóa thông tin cơ sở, các câu lạc bộ âm nhạc, dân ca, các phường bát âm của thôn bản.

Để biểu diễn được nhạc cụ truyền thống, người hành nghề phải có sức khỏe tốt, có ngoại hình phù hợp, đạo đức nghề nghiệp tốt, có đủ kiến thức và kỹ năng chuyên môn để sau khi tốt nghiệp ra trường đáp ứng với vị trí công việc. Ngoài ra, cần phải thường xuyên tập luyện, nghiên cứu, sáng tạo để nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, giao tiếp bằng ngoại ngữ, mở rộng kiến thức xã hội; rèn luyện tính cẩn thận, chi tiết, rõ ràng; xây dựng ý thức công việc và sự say mê nghề nghiệp.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.700 giờ, tương đương 60 tín chỉ.

2. Kiến thức

- Nhận biết kiến thức cơ sở ngành âm nhạc nói chung; kiến thức cơ sở ngành ca múa nhạc kịch truyền thống; kiến thức âm nhạc cổ truyền; tư duy lòng bản;

- Phân biệt được tính năng các nhạc cụ truyền thống Việt Nam, liệt kê được các loại nhạc cụ, trang thiết bị biểu diễn, đạo cụ chủ yếu của các bộ phận trong nhà hát ca múa nhạc chuyên nghiệp, nhà hát nghệ thuật truyền thống, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng văn hóa nghệ thuật hoặc các đơn vị, văn hóa thông tin cơ sở và hiểu rõ vị trí, công dụng của chúng;

- Xác định được vị trí, vai trò và đặc trưng của hoạt động biểu diễn nhạc cụ truyền thống, tác động của nó đối với hoạt động biểu diễn nghệ thuật, đào tạo nghệ thuật, góp phần phát triển và bảo tồn nghệ thuật truyền thống, thúc đẩy kinh tế, văn hóa, xã hội ngày càng phát triển bền vững;

- Mô tả được các quy trình hoạt động nghệ thuật cơ bản của đơn vị;

- Mô tả được cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong các nhà hát ca múa nhạc chuyên nghiệp, nhà hát nghệ thuật truyền thống, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng văn hóa nghệ thuật, các cơ quan đơn vị văn hóa cơ sở...;

- Trình bày được nguyên tắc đảm bảo an toàn, tiến độ thực hiện, chất lượng công việc, giải thích được lý do phải tuân thủ các quy định của đơn vị để đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả và có biện pháp phòng ngừa;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

3. Kỹ năng

- Biểu diễn được từ một đến hai nhạc cụ truyền thống bằng hình thức độc tấu, hòa tấu dàn nhạc, tốp nhạc, hòa tấu phong cách nhạc cổ truyền, diễn tấu tốt các kỹ thuật, biểu hiện rõ tính chất và tình cảm của tác phẩm, thể hiện các chất liệu của các bài cơ bản đặc trưng của các vùng miền trên nhạc cụ biểu diễn;

- Sử dụng đúng, an toàn cơ sở vật chất, trang thiết bị như: Sân khấu, đạo cụ, phục trang… theo quy định;

- Tổ chức được các hoạt động chuyên môn như: Tập huấn, biểu diễn, hội nghị, hội thảo, tọa đàm…;

- Giải quyết được các yêu cầu và tình huống trong quá trình phục vụ biểu diễn và các hoạt động âm nhạc khác;

- Tuyên truyền, quảng bá, phổ biến về ngành học để phát triển, gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa dân tộc, góp phần xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc;

- Xác định được xu hướng và thị hiếu thưởng thức của khán giả để áp dụng vào hoạt động chuyên môn; tham gia hoạt động hiệu quả trong các nhóm hoạt động nghề nghiệp;

- Phối hợp, tham gia các sự kiện được tổ chức bởi đoàn thể, quần chúng, xã hội để trải nghiệm, đúc rút kinh nghiệm, bổ sung kiến thức, tư liệu cho hoạt động nghề nghiệp;

- Tích hợp được một số kỹ năng làm việc nhóm như: Tổ chức, hợp tác, gắn kết, đồng thuận, lắng nghe, trách nhiệm, trợ giúp để thực hiện tốt các công việc được giao;

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm

- Làm việc độc lập, làm việc theo nhóm có hiệu quả, hiểu biết lẫn nhau, có tinh thần trách nhiệm, tương trợ, hỗ trợ và phối hợp các thành viên trong nhóm tốt;

- Giao tiếp lịch sự, thân thiện với khán giả và đồng nghiệp;

- Có ý thức học tập, rèn luyện và nâng cao trình độ chuyên môn;

- Giải quyết được một số công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;

- Có ý thức trách nhiệm trong việc sử dụng, bảo quản nhạc cụ được phân công và tài sản chung của cơ quan, đơn vị;

- Luôn sẵn sàng hướng dẫn, giúp đỡ, kiểm tra, tôn trọng, hợp tác và truyền cảm hứng cho đồng nghiệp để hoàn thành tốt nhiệm vụ; chịu trách nhiệm với kết quả công việc của bản thân và một phần của nhóm trước lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị;

- Có trách nhiệm, đạo đức, tác phong nghề nghiệp, thái độ phục vụ. Cần cù chịu khó, sáng tạo trong công việc, ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội quy của cơ quan, đơn vị.

5. Vị trí việc làm người học sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

- Biểu diễn độc tấu nhạc cụ;

- Biểu diễn hòa tấu nhạc cụ;

- Biểu diễn trong dàn nhạc;

- Biểu diễn trong các chương trình nghệ thuật phục vụ sự kiện;

- Tổ chức và quản lý các hoạt động văn hóa ở cơ sở;

- Sưu tầm và phục dựng các giá trị âm nhạc truyền thống.

6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

- Khối lượng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Biểu diễn nhạc cụ truyền thống, trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.

2.

QUY ĐỊNH

KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: BIỂU DIỄN NHẠC CỤ PHƯƠNG TÂY

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

1. Giới thiệu chung về ngành, nghề

Biểu diễn nhạc cụ phương Tây trình độ cao đẳng là ngành, nghề mà người học được học tập, nghiên cứu và sử dụng các nhạc cụ thuộc bộ dây như Violin, Viola, Cello, Contrabass; nhạc cụ thuộc bộ gỗ như Flute, Hautbois, Clarinette...; nhạc cụ thuộc bộ đồng như Trompet, Trombone, Cor....; bộ gõ giao hưởng và nhóm nhạc khí bổ xung khác như Classical guitar, Accordeon...; các đàn phím điện tử, Acoustic guitar, Electric guitar, Bass, Saxophone, Trống jazz..., đáp ứng yêu cầu trình độ bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Các nhạc cụ nêu trên là những nhạc cụ được dùng phổ cập ở phương Tây, có đặc tính, vị trí khác nhau về mọi mặt trong trình diễn âm nhạc. Do vậy, ngành Biểu diễn nhạc cụ phương Tây có thể phân loại thành 02 dòng nhạc chính phù hợp với công năng của nhạc cụ như sau: Biểu diễn nhạc cổ điển thính phòng; Biểu diễn nhạc Pop/Rock. Người học có thể làm việc độc lập và làm việc theo nhóm, thực hiện các công việc: lập kế hoạch biểu diễn, thị tấu tác phẩm âm nhạc; luyện tập kỹ thuật diễn tấu cá nhân; thực hành hòa tấu dàn nhạc; thu âm theo yêu cầu kỹ thuật; nghiên cứu xu hướng âm nhạc để phát triển kỹ thuật cá nhân…

Người học sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Biểu diễn nhạc cụ phương Tây trình độ cao đẳng có thể làm việc tại các dàn nhạc giao hưởng cổ điển thính phòng, các chương trình ca múa nhạc tổng hợp, chương trình truyền hình âm nhạc; các chương trình lễ hội, festival trong nước và quốc tế; các chương trình biểu diễn phục vụ chính trị, tiếp đón khách quốc tế của địa phương, Nhà nước, các chương trình tư nhân đầu tư theo đơn đặt hàng; thu âm, ghi hình trong các cơ sở kinh doanh băng đĩa của Nhà nước và tư nhân, nhà hát, đoàn ca múa nhạc tổng hợp…

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.500 giờ (tương đương 90 tín chỉ).

2. Kiến thức

- Xác định được vị trí, vai trò của nghệ sỹ biểu diễn tham gia trong các chương trình nghệ thuật, những ảnh hưởng, tác động của nghệ thuật đối với kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội;

- Mô tả được những kiến thức cơ bản về lịch sử âm nhạc Việt Nam và thế giới, các kiến thức cơ sở ngành âm nhạc như xướng âm, ghi âm, hòa thanh…;

- Phân tích được kiến thức cơ bản và hệ thống về kỹ thuật biểu diễn nhạc cụ phương Tây, hiểu biết các phương pháp diễn tấu nhạc cụ từ cổ điển, đương đại, các phương pháp kỹ thuật trình diễn;

- Xác định được các kiến thức, kỹ thuật chuyên ngành để luyện tập, xây dựng tác phẩm biểu diễn nhạc cụ phương Tây đạt yêu cầu đề ra;

- Trình bày các yêu cầu kỹ thuật các tác phẩm viết cho độc tấu, hòa tấu thính phòng, dàn nhạc giao hưởng như Symphony, Overture, Rondo, Sonate, Concerto…; các phong cách âm nhạc Pop/Rock đương đại;

- Mô tả được các kỹ thuật diễn tấu cơ bản của nhạc cụ để luyện tập và thực hiện các loại kỹ thuật đó;

- Mô tả được các hình thức nghệ thuật liên quan đến ngành, nghề như nghệ thuật trình diễn sân khấu, nghệ thuật trang điểm, trang phục...;

- Mô tả được các hình thức trình diễn trên sân khấu, vị trí vai trò của nghệ sỹ biểu diễn trên sân khấu tùy theo từng thể loại âm nhạc, chương trình biểu diễn nghệ thuật cụ thể;

- Liệt kê được các loại trang thiết bị, công cụ âm thanh chuyên dụng, các loại nhạc cụ chủ yếu trong trình diễn và giải thích công dụng của chúng;

- Trình bày được phương pháp đảm bảo an toàn cho người và dụng cụ, thiết bị khi biểu diễn;

- Trình bày được các kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin, phương pháp khai thác các phần mềm, ứng dụng âm nhạc phổ cập trên mạng truyền thông để phục vụ cho ngành, nghề;

- Xác định được các yếu tố cơ bản về pháp luật của Nhà nước, nguyên tắc khai thác và sử dụng thông tin, quy định về bản quyền, sở hữu trí tuệ;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

3. Kỹ năng

- Lựa chọn đúng, đầy đủ các loại nhạc cụ truyền thống khi tham gia luyện tập và biểu diễn;

- Sử dụng thành thạo các kỹ thuật diễn tấu cơ bản của ngành, nghề; các phương pháp để luyện tập và thực hiện các loại kỹ thuật đó;

- Luyện tập được thành thạo các kỹ thuật cơ bản (gam, etude), phối bè, tập dàn nhạc, nhóm nhạc…;

- Đọc và chuyển được các khóa nhạc khác nhau;

- Đệm, ứng tác độc tấu; phối bè, tập dàn nhạc, nhóm nhạc;

- Thể hiện được kỹ thuật, kỹ năng cơ bản biểu diễn tác phẩm khí nhạc với các thể loại khác nhau dưới các hình thức trình diễn độc tấu nhạc cụ, dàn nhạc, ban nhạc, nhóm nhạc...;

- Trình diễn độc tấu, hòa tấu dàn nhạc, ban nhóm các tác phẩm khí nhạc với các thể loại khác nhau như: Symphony, Overture, Rondo, Sonate, Concerto và các tác phẩm mang phong cách âm nhạc Pop/Rock…;

- Xây dựng được tác phẩm âm nhạc giao hưởng thính phòng theo đúng phong cách của từng tác phẩm, tác giả;

- Tiếp cận linh hoạt các thể loại, hình thức biểu diễn âm nhạc;

- Diễn xuất, làm chủ sân khấu theo nội dung tác phẩm âm nhạc cổ điển thính phòng; ứng tác với các nghệ sỹ biểu diễn nhạc Pop/Rock;

- Sử dụng thành thạo các trang thiết bị âm thanh, phầm mềm âm nhạc, khai thác các ứng dụng công nghệ truyền thông, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị dụng cụ biểu diễn;

- Vận dụng linh hoạt, phù hợp các kỹ năng mềm như: kỹ năng thuyết trình, đàm phán, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng giải quyết xung đột, kỹ năng làm việc nhóm … vào quá trình làm việc một cách hiệu quả;

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm

- Có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, có ý thức kỷ luật, phương pháp làm việc khoa học;

- Giao tiếp lịch sự, văn minh thanh lịch với công chúng, khán giả, đồng nghiệp và nhà tuyển dụng lao động;

- Làm việc độc lập và làm việc theo nhóm, tiếp thu và học hỏi có chọn lọc, sáng tạo trong hoạt động biểu diễn nghệ thuật;

- Phối hợp với các thành viên trong nhóm thực hiện nhiệm vụ xác định; chịu trách nhiệm về kết quả làm việc của cá nhân trước chỉ huy dàn nhạc, trưởng nhóm nhạc;

- Chủ động đánh giá chất lượng công việc và kết quả thực hiện của cá nhân và các thành viên trong nhóm;

- Có tác phong công nghiệp, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

- Biểu diễn nhạc cổ điển, thính phòng;

- Biểu diễn nhạc Pop/Rock;

- Hướng dẫn thực hành nhạc cụ phương Tây.

6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

- Khối lượng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Biểu diễn nhạc cụ phương Tây, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.

B - TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP

1. Giới thiệu chung về ngành, nghề

Biểu diễn nhạc cụ phương Tây trình độ trung cấp là ngành, nghề mà người học được học tập, nghiên cứu và sử dụng các nhạc cụ thuộc bộ dây như Violon, Viola, Cello, Contrebass; nhạc cụ thuộc bộ gỗ như Flute, Hautbois, Clarinette...; nhạc cụ thuộc bộ đồng như Trompet, Trombone, Cor...; bộ gõ giao hưởng và nhóm nhạc khí bổ sung khác như Guitar classic, Accordeon...; các chuyên ngành đàn phím điện tử, Guitar acoustic, Ectric guitare, Bass, Saxophone, Trống jazz..., đáp ứng yêu cầu trình độ bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Các nhạc cụ nêu trên được dùng phổ cập ở phương Tây, có đặc tính, vị trí khác nhau về mọi mặt trong trình diễn âm nhạc. Do vậy, ngành Biểu diễn nhạc cụ phương Tây có thể phân loại thành 02 dòng nhạc chính phù hợp với công năng của nhạc cụ như sau: Biểu diễn nhạc cổ điển thính phòng; biểu diễn nhạc Pop/Rock.

Nhạc công biểu diễn nhạc cổ điển thính phòng là thành viên trong các dàn nhạc, nhóm nhạc tham gia trình diễn tại các dàn nhạc giao hưởng, các chương trình Ca Múa Nhạc tổng hợp, chương trình truyền hình âm nhạc; các chương trình tư nhân đầu tư theo đơn đặt hàng; thu âm, ghi hình trong các cơ sở kinh doanh băng đĩa của Nhà nước và tư nhân..v.v.

Nhạc công biểu diễn nhạc Pop/Rock trong các nhóm nhạc, Ban nhạc hoạt động trong các Nhà hát, Đoàn Ca Múa Nhạc tổng hợp hoặc thành lập nhóm nhạc riêng hoạt động tự do trong các bar, phòng trà, các khách sạn du lịch cao cấp, chương trình tổ chức sự kiện giới thiệu quảng cáo sản phẩm của các doanh nghiệp; thu âm, ghi hình trong các cơ sở kinh doanh băng đĩa của Nhà nước và tư nhân.v.v...

Người học sau khi tốt nghiệp có thể tiếp tục học trình độ đại học tại các học viện, nhạc viện, trường đại học có đào tạo âm nhạc hoặc tham gia các hoạt động dàn dựng, trình diễn tại các trung tâm âm nhạc, nhà văn hóa tùy theo nhu cầu tuyển dụng.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.700 giờ (tương đương 60 tín chỉ).

2. Kiến thức

- Mô tả được những kiến thức cơ bản về lịch sử âm nhạc Việt Nam và thế giới, các kiến thức cơ sở ngành âm nhạc như xướng âm, ghi âm, hòa thanh…;

- Phân tích được kiến thức cơ bản về kỹ thuật biểu diễn nhạc cụ phương Tây, hiểu biết và phân biệt được các phương pháp kỹ thuật diễn tấu nhạc cụ;

- Xác định được các kiến thức, kỹ thuật chuyên ngành cơ bản để luyện tập, xây dựng tác phẩm Biểu diễn nhạc cụ phương Tây đạt yêu cầu đề ra;

- Mô tả được các kỹ thuật cơ bản của ngành, nghề, các kiểu kỹ thuật phát âm khác nhau của nhạc cụ..., hiểu biết các phương pháp để luyện tập và thực hiện các loại kỹ thuật đó;

- Mô tả được các hình thức nghệ thuật liên quan đến ngành, nghề như nghệ thuật trình diễn sân khấu, nghệ thuật trang điểm, trang phục...;

- Liệt kê được các loại trang thiết bị, công cụ âm thanh chuyên dụng, các loại nhạc cụ chủ yếu trong trình diễn và giải thích công dụng của chúng;

- Biết được phương pháp đảm bảo an toàn cho người và dụng cụ, thiết bị khi biểu diễn;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

3. Kỹ năng

- Lựa chọn đúng, đầy đủ các loại nhạc cụ truyền thống khi tham gia luyện tập và biểu diễn;

- Trình diễn được các kỹ thuật diễn tấu cơ bản của ngành, nghề;

- Trình diễn được các kỹ thuật cơ bản (Gam, Etude…), phối bè, tập dàn nhạc, nhóm nhạc đơn giản…;

- Thể hiện được kỹ thuật, kỹ năng cơ bản biểu diễn tác phẩm khí nhạc với các thể loại khác nhau dưới các hình thức trình diễn độc tấu nhạc cụ, dàn nhạc, ban nhạc, nhóm nhạc...;

- Luyện tập được thành thạo thị tấu; đọc và chuyển các khóa nhạc khác nhau; đệm, phối bè, tập dàn nhạc, nhóm nhạc…;

- Biểu diễn được các tác phẩm âm nhạc phương Tây với các phong cách khác nhau;

- Sử dụng được các trang thiết bị âm thanh, phần mềm âm nhạc, khai thác các ứng dụng công nghệ truyền thông, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị dụng cụ biểu diễn;

- Vận dụng linh hoạt, phù hợp các kỹ năng mềm như: kỹ năng thuyết trình, đàm phán, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng giải quyết xung đột, kỹ năng làm việc nhóm … vào quá trình làm việc một cách hiệu quả;

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm

- Có ý thức tự học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn và sáng tạo trong công việc;

- Có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, có ý thức kỷ luật, phương pháp làm việc khoa học;

- Phối hợp với các thành viên trong nhóm luyện tập và biểu diễn hòa tấu dàn nhạc; chịu trách nhiệm về kết quả làm việc của cá nhân trước chỉ huy dàn nhạc, trưởng nhóm nhạc;

- Chủ động đánh giá chất lượng công việc và kết quả thực hiện của cá nhân và một phần công việc của các thành viên trong nhóm;

- Có tác phong công nghiệp, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo trung cấp, người học có thể đảm nhiệm các vị trí công việc:

- Biểu diễn nhạc cổ điển thính phòng;

- Biểu diễn nhạc Pop/Rock.

6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

- Khối lượng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Biểu diễn nhạc cụ phương Tây, trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.

3.

QUY ĐỊNH

KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: THANH NHẠC

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

1. Giới thiệu chung về ngành, nghề

Thanh nhạc trình độ cao đẳng là ngành, nghề ca sĩ chuyên nghiệp, thực hiện biểu diễn các bài hát bằng giọng ca của bản thân mình với nhiều dòng nhạc, thể loại âm nhạc như: Cổ điển, dân ca, trữ tình, cách mạng, nhạc đại chúng (nhạc nhẹ) như pop, rock, jazz, ballad, dance, rapper, r&b…, đáp ứng được yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Người học sau khi tốt nghiệp thường được bố trí làm việc tại các chương trình nghệ thuật trình diễn (chương trình ca múa nhạc tổng hợp, chương trình truyền hình âm nhạc); các chương trình lễ hội, festival trong nước và quốc tế; các chương trình biểu diễn phục vụ chính trị, tiếp đón khách quốc tế của địa phương, Nhà nước, các chương trình tư nhân đầu tư theo đơn đặt hàng…; ca sĩ tự do hoạt động trong các bar, phòng trà, các khách sạn du lịch cao cấp, chương trình tổ chức sự kiện giới thiệu quảng cáo sản phẩm của các doanh nghiệp; thu âm, ghi hình trong các cơ sở kinh doanh băng đĩa của Nhà nước và tư nhân...; hướng dẫn thực hành thanh nhạc, dạy âm nhạc và các hoạt động dàn dựng, trình diễn, biên tập ca nhạc tại các trường đào tạo thanh nhạc trình độ trung cấp, các trường phổ thông hoặc các trung tâm âm nhạc, nhà văn hóa tùy theo nhu cầu tuyển dụng.

Để hành nghề, người lao động phải có sức khỏe tốt, có ngoại hình phù hợp, đạo đức nghề nghiệp tốt, có đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề đáp ứng với vị trí công việc. Ngoài ra, cần phải thường xuyên học tập để nâng cao khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ, mở rộng kiến thức xã hội; rèn luyện tính kỷ luật sân khấu; xây dựng ý thức nghề và sự say mê nghề.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.500 giờ (tương đương 90 tín chỉ).

2. Kiến thức

- Xác định được vị trí, vai trò của ca sỹ tham gia biểu diễn trong các chương trình nghệ thuật, những ảnh hưởng, tác động của nghệ thuật đối với kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội;

- Phân tích được những kiến thức cơ bản về lịch sử âm nhạc Việt Nam và thế giới, các kiến thức cơ sở ngành âm nhạc như xướng âm, ghi âm, hòa thanh…;

- Phân tích được kiến thức có hệ thống và cơ bản về kỹ thuật thanh nhạc, hiểu biết các phương pháp hát từ cổ điển, dân ca và đương đại;

- Xác định được các kiến thức, kỹ thuật chuyên ngành để luyện tập, xây dựng tác phẩm thanh nhạc đạt yêu cầu đề ra;

- Trình bày được các kỹ thuật thể hiện tác phẩm thanh nhạc như: Aria, Romance, tổ khúc, ca khúc, hợp xướng...;

- Trình bày được các hình thức nghệ thuật liên quan đến ngành, nghề như nghệ thuật trình diễn sân khấu, nghệ thuật múa, nghệ thuật trang điểm, trang phục...;

- Phân tích được các hình thức trình diễn trên sân khấu, vị trí vai trò của ca sỹ trên sân khấu tùy theo từng thể loại âm nhạc, chương trình biểu diễn nghệ thuật cụ thể;

- Trình bày được phương pháp lựa chọn các loại trang thiết bị, công cụ âm thanh chuyên dụng, các loại nhạc cụ chủ yếu trong trình diễn và giải thích công dụng của chúng;

- Trình bày được các biện pháp đảm bảo an toàn cho dụng cụ, thiết bị và người tham gia biểu diễn;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

3. Kỹ năng

- Ứng dụng được các kỹ thuật cơ bản và có hệ thống của ngành, nghề; thực hiện được các phương pháp hát từ cổ điển, dân ca và đương đại;

- Biểu diễn được các tác phẩm thanh nhạc như: Romance, tổ khúc, ca khúc dân ca, ca khúc đương đại với các hình thức hát đơn ca, tốp ca, hợp xướng... bằng các kỹ thuật, kỹ năng cơ bản theo yêu cầu;

- Tự luyện thanh, vỡ bài hát, phối bè, hát đơn ca, hát nhóm…;

- Xây dựng được tác phẩm thanh nhạc với nhiều phong cách khác nhau;

- Rèn luyện khả năng diễn xuất, làm chủ sân khấu theo nội dung tác phẩm thanh nhạc;

- Thực hiện được kỹ thuật diễn xuất nội tâm và hình thể; giải phóng cơ thể khi hát và diễn;

- Sử dụng được một loại nhạc cụ để đệm hát hoặc diễn tấu những đoạn nhạc đơn giản;

- Ứng dụng được kỹ năng phân tích âm nhạc, phối bè đơn giản;

- Sử dụng thành thạo các trang thiết bị âm thanh dùng cho hát như micro, phần mềm âm nhạc;

- Chọn đúng, đầy đủ được các loại trang thiết bị, công cụ âm thanh chuyên dụng, các loại nhạc cụ chủ yếu trong trình diễn;

- Tổ chức, sắp xếp được các biện pháp đảm bảo an toàn cho dụng cụ, thiết bị và người tham gia biểu diễn;

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm

- Có ý thức tự học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn; có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, có ý thức kỷ luật, trách nhiệm và phương pháp làm việc khoa học;

- Hoạt động độc lập, tiếp thu và học hỏi có chọn lọc, sáng tạo trong hoạt động biểu diễn nghệ thuật;

- Làm việc độc lập và làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;

- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm làm việc;

- Đánh giá chất lượng công việc và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm;

- Giao tiếp lịch sự, văn minh thanh lịch với công chúng khán giả, đồng nghiệp và nhà tuyển dụng lao động.

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

- Hát thính phòng;

- Hát dân ca;

- Hát nhạc đại chúng (nhạc nhẹ);

- Hát bè, hát tốp ca, hợp xướng;

- Hướng dẫn thực hành thanh nhạc;

- Tổ chức phong trào văn hóa nghệ thuật.

6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

- Khối lượng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Thanh nhạc, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.

B - TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP

1. Giới thiệu chung về ngành, nghề

Thanh nhạc trình độ trung cấp là ngành, nghề ca sĩ chuyên nghiệp, thực hiện, biểu diễn các bài hát bằng giọng ca của bản thân mình với nhiều dòng nhạc, thể loại âm nhạc: Dân ca, trữ tình, cách mạng; nhạc đại chúng (nhạc nhẹ), đáp ứng được yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Người học Thanh nhạc trình độ trung cấp thường tập trung vào một lĩnh vực âm nhạc (dòng nhạc), được đào tạo bài bản bởi các giảng viên kinh nghiệm có thể định hướng về khả năng giọng hát trong sự nghiệp ca hát của họ và thực hiện thường xuyên những công việc cơ bản như học hát kỹ thuật, luyện giọng và phát triển phong cách riêng.

Người học sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Thanh nhạc trình độ trung cấp có khả năng tham gia thực hiện các chương trình nghệ thuật trình diễn như: chương trình ca múa nhạc tổng hợp, chương trình truyền hình âm nhạc; các chương trình lễ hội, festival trong nước và quốc tế; các chương trình biểu diễn phục vụ chính trị, tiếp đón khách quốc tế của địa phương, Nhà nước, các chương trình tư nhân đầu tư theo đơn đặt hàng…; ca sĩ tự do hoạt động trong các bar, phòng trà, các khách sạn du lịch cao cấp, chương trình tổ chức sự kiện giới thiệu quảng cáo sản phẩm của các doanh nghiệp; thu âm, ghi hình trong các cơ sở kinh doanh băng đĩa của Nhà nước và tư nhân…

Để hành nghề, người học phải có sức khỏe tốt, có ngoại hình phù hợp, đạo đức nghề nghiệp tốt, có đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề đáp ứng với vị trí công việc. Ngoài ra, cần phải thường xuyên học tập để nâng cao khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ, mở rộng kiến thức xã hội; rèn luyện tính kỷ luật sân khấu; xây dựng ý thức nghề và sự say mê nghề.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.700 giờ (tương đương 60 tín chỉ).

2. Kiến thức

- Xác định được những kiến thức cơ bản về lịch sử âm nhạc Việt Nam và thế giới, các kiến thức cơ sở ngành âm nhạc như xướng âm, ghi âm, hòa thanh…;

- Trình bày được kiến thức cơ bản về kỹ thuật thanh nhạc, hiểu biết các phương pháp hát cổ điển, dân ca và đương đại;

- Trình bày được các kỹ thuật thể hiện tác phẩm thanh nhạc như Aria, romance, tổ khúc, ca khúc, hợp xướng...;

- Xác định được các kiến thức, kỹ thuật chuyên ngành để luyện tập, xây dựng tác phẩm thanh nhạc đạt yêu cầu đề ra;

- Xác định được kiến thức cơ bản về nghệ thuật trình diễn sân khấu, giải phóng hình thể, nghệ thuật múa dân gian dân tộc và dance sport;

- Mô tả được các hình thức trình diễn trên sân khấu, vị trí vai trò của ca sỹ trên sân khấu tùy theo từng thể loại âm nhạc, chương trình biểu diễn nghệ thuật cụ thể;

- Trình bày được phương pháp lựa chọn các loại trang thiết bị, công cụ âm thanh chuyên dụng, các loại nhạc cụ chủ yếu trong trình diễn và giải thích công dụng của chúng;

- Mô tả được các biện pháp đảm bảo an toàn cho dụng cụ, thiết bị và người tham gia biểu diễn;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

3. Kỹ năng

- Áp dụng được các kỹ thuật, kỹ năng cơ bản thanh nhạc trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp. Các kỹ năng biểu diễn các tác phẩm thanh nhạc như: Aria, romance, tổ khúc, ca khúc dân ca, ca khúc đương đại với các hình thức hát đơn ca, song ca, tốp ca, hợp xướng...;

- Thể hiện được kỹ thuật luyện thanh, vỡ bài hát, phối bè, hát đơn ca, hát nhóm… theo yêu cầu;

- Rèn luyện khả năng xây dựng tác phẩm thanh nhạc với nhiều phong cách khác nhau;

- Sử dụng được các trang thiết bị âm thanh dùng cho hát như micro, phần mềm âm nhạc, khai thác các ứng dụng công nghệ truyền thông;

- Rèn luyện kỹ năng giải phóng hình thể biểu diễn trên sân khấu, kỹ năng vũ đạo cơ bản và nhảy dance sport;

- Luyện tập kỹ thuật nhạc cụ để sử dụng đệm hát đơn giản;

- Áp dụng được kỹ năng phân tích âm nhạc, phối bè đơn giản;

- Chọn đúng, đầy đủ được các loại trang thiết bị, công cụ âm thanh chuyên dụng, các loại nhạc cụ chủ yếu trong trình diễn;

- Tổ chức, sắp xếp được các biện pháp đảm bảo an toàn cho dụng cụ, thiết bị và người tham gia biểu diễn;

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm

- Có ý thức tự học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, ý thức về sáng tạo nghề nghiệp;

- Có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, ý thức kỷ luật, phương pháp làm việc khoa học;

- Làm việc độc lập trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm một phần đối với nhóm;

- Đánh giá chất lượng công việc cá nhân và một phần kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm;

- Giao tiếp lịch sự, văn minh thanh lịch với công chúng khán giả, đồng nghiệp và nhà tuyển dụng lao động.

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

- Hát dân ca;

- Hát nhạc đại chúng (nhạc nhẹ);

- Hát bè, hát tốp ca, hợp xướng.

6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

- Khối lượng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Thanh nhạc trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.

4.

QUY ĐỊNH

KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: QUAY PHIM

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

1. Giới thiệu chung về ngành, nghề

Quay phim trình độ cao đẳng là ngành, nghề mà người học được học tập, nghiên cứu và sử dụng máy quay ghi lại một loạt các hình ảnh chuyển động, nhiều chiều theo thời gian thông qua việc chuyển động máy, nhằm phục vụ những mục đích khác nhau, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Phạm vi công việc của nghề quay phim rất đa dạng, từ lĩnh vực điện ảnh, truyền hình, truyền thông cho tới quảng cáo, ca nhạc, dịch vụ… Tuy nhiên, các công việc chủ yếu của nghề quay phim trình độ cao đẳng bao gồm: Quay phim tin tức - phóng sự, quay sự kiện, quay talkshow - phỏng vấn, quay phim ca nhạc, quay phim quảng cáo, quay phim dịch vụ.

Quay phim là một nghề vừa mang tính kỹ thuật vừa mang tính nghệ thuật. Người quay phim trước hết phải nắm bắt, vận hành thành thạo những thiết bị kỹ thuật, vừa phải có tâm hồn nhạy cảm, con mắt sáng tạo. Trong mỗi ê kíp sản xuất, quay phim là những người có khối lượng công việc nặng nhất. Ngoài lao động chân tay như bê vác máy, tìm góc quay thích hợp, quay phim còn phải dành nhiều thời gian bàn bạc với đạo diễn, tìm ra những cách thể hiện sinh động cho mỗi khuôn hình.

Môi trường làm việc của nghề quay phim chủ yếu là ở hiện trường ngoài trời, thậm chí là ở vùng sâu, vùng xa khó khăn hiểm trở. Đây cũng là nghề có cường độ làm việc cao và chịu nhiều áp lực với những chuyến đi công tác xa, dài ngày, thường xuyên đối mặt với những tình huống thay đổi.

Để hành nghề, người quay phim phải có sức khỏe tốt, chịu đựng được khó khăn khi ra hiện trường, năng động sáng tạo, có đủ kiến thức chuyên môn và đặc biệt cần sự đam mê với nghề. Ngoài việc tự học hỏi, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, người quay phim cần phải thường xuyên học tập để mở rộng kiến thức xã hội, vốn văn hóa; rèn luyện tính cẩn thận, chi tiết, rõ ràng; xây dựng ý thức nghề và sự say mê nghề.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.800 giờ (tương đương 65 tín chỉ).

2. Kiến thức

- Trình bày được các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn như: Văn học, mĩ học, cơ sở văn hóa Việt Nam…, đáp ứng khả năng học tập nâng cao trình độ; rèn luyện khả năng nghiên cứu và giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn tác nghiệp sau này;

- Phân tích được các kiến thức cơ sở cần thiết và cốt lõi nhằm tạo nền tảng cơ bản và toàn diện về các loại hình nghệ thuật và truyền hình như: Cơ sở lý luận báo chí, lao động nhà báo, ngôn ngữ điện ảnh - truyền hình, kỹ thuật chiếu sáng, lịch sử điện ảnh và truyền hình, thiết kế mỹ thuật truyền hình, nhiếp ảnh, tiếng Anh chuyên ngành Quay phim…;

- Giải thích được quy trình sản xuất các chương trình truyền hình, các sản phẩm dịch vụ;

- Trình bày được các kiến thức về nghiệp vụ đạo diễn;

- Phân tích được các kiến thức cơ bản về dựng hình;

- Nêu được các kiến thức cơ bản và nâng cao về dựng phim;

- Trình bày được các kiến thức một cách hệ thống, toàn diện và chuyên sâu về ngôn ngữ tạo hình quay phim để ứng dụng trong các thể loại như: Quay phim tin tức, quay phim phóng sự, quay phim hội thoại, quay phim quảng cáo, quay phim ca nhạc, quay phim dịch vụ…;

- Trình bày được các quy định về công tác an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy nổ đảm bảo an toàn cho người và thiết bị;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

3. Kỹ năng

- Khai thác, sử dụng, vận hành, bảo quản máy quay, máy ảnh, ống kính, đèn chiếu và các thiết bị hỗ trợ quay phim thành thạo theo yêu cầu;

- Thực hiện được thành thạo các thao tác chọn góc máy, động tác máy, ghi hình các cỡ cảnh, các thủ pháp kết hợp động tác máy trong ghi hình tạo hiệu quả hình ảnh theo yêu cầu;

- Quay phim tin tức - phóng sự, phim tọa đàm - phỏng vấn, phim gameshow, phim sự kiện, phim ca nhạc (MV), phim quảng cáo, phim dịch vụ, chụp ảnh các dịch vụ thành thạo theo yêu cầu;

- Phối hợp, tham gia vào quá trình ghi hình các chương trình truyền hình cần ghi hình phối hợp nhiều máy quay có hiệu quả;

- Xử lý được các loại âm thanh, hình ảnh, ánh sáng để chủ động trong quá trình tác nghiệp tại hiện trường;

- Tư duy, tìm kiếm, tổng hợp thông tin về các sự kiện trong xã hội, các thông tin liên quan đến ngành; phân tích và xử lý được thông tin để thực hiện các nhiệm vụ chuyên ngành;

- Tổ chức, quản lý, phối hợp, tôn trọng và lắng nghe các thành viên khác trong ekip;

- Xử lý linh hoạt, hiệu quả các tình huống nảy sinh trong quá trình tác nghiệp;

- Tổ chức thực hiện công việc đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy nổ cho người và thiết bị;

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm

- Giao tiếp, thuyết trình, giải thích và thuyết phục người khác về nội dung, giải pháp để thực hiện những ý tưởng trong thực tiễn tác nghiệp;

- Có đạo đức nghề nghiệp, đề cao vai trò trách nhiệm của người quay phim;

- Có ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành nghiêm chỉnh quy trình về an toàn lao động; tôn trọng nội qui của cơ quan và doanh nghiệp;

- Có tinh thần khách quan, trung thực và nhân văn trong quá trình tác nghiệp;

- Chịu trách nhiệm đối với những sản phẩm do mình sáng tạo ra; có hiểu biết và tôn trọng luật sở hữu trí tuệ;

- Có ý thức cộng đồng, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp; có tác phong nhanh nhẹn, làm việc theo nhóm và làm việc độc lập;

- Hướng dẫn, giám sát thành viên trong nhóm thực hiện nhiệm vụ xác định; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm được giao phụ trách;

- Đánh giá chất lượng và kết quả thực hiện công việc của các thành viên trong nhóm;

- Có tinh thần cầu thị, không ngừng học hỏi phấn đấu để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có ý thức sáng tạo trong công việc được giao.

5. Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

- Quay tin tức;

- Quay sự kiện;

- Quay phóng sự;

- Quay phỏng vấn - tọa đàm;

- Quay gameshow;

- Quay phim ca nhạc (MV);

- Quay phim quảng cáo;

- Quay dịch vụ.

6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

- Khối lượng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Quay phim, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./

B - TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP

1. Giới thiệu chung về ngành, nghề

Quay phim trình độ trung cấp là ngành, nghề mà người học được học tập, nghiên cứu và sử dụng máy quay ghi lại một loạt các hình ảnh chuyển động, nhiều chiều theo thời gian thông qua việc chuyển động máy, nhằm phục vụ những mục đích khác nhau, đáp ứng yêu cầu trình độ bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Phạm vi công việc của nghề quay phim rất đa dạng, từ lĩnh vực điện ảnh, truyền hình, truyền thông cho tới quảng cáo, ca nhạc, dịch vụ…Các công việc chủ yếu của nghề quay phim trình độ trung cấp bao gồm: Quay sự kiện; quay phim ca nhạc (MV); quay gameshow; quay phim quảng cáo; quay phim, chụp ảnh dịch vụ.

Quay phim là một nghề vừa mang tính kỹ thuật vừa mang tính nghệ thuật. Người quay phim phải vận hành thành thạo những thiết bị kỹ thuật, vừa phải có tâm hồn nhạy cảm, con mắt sáng tạo.

Môi trường làm việc của nghề quay phim chủ yếu là ở hiện trường ngoài trời, thậm chí là ở vùng sâu, vùng xa khó khăn hiểm trở. Để hành nghề, người quay phim phải có sức khỏe tốt, chịu đựng được khó khăn khi ra hiện trường, năng động sáng tạo, có đủ kiến thức chuyên môn và đặc biệt cần sự đam mê với nghề. Ngoài việc tự học hỏi, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, người quay phim cần phải thường xuyên học tập để mở rộng kiến thức xã hội, vốn văn hóa; rèn luyện tính cẩn thận, chi tiết, rõ ràng; xây dựng ý thức nghề và sự say mê nghề.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.400 giờ (tương đương 50 tín chỉ).

2. Kiến thức

- Trình bày và giải thích được các kỹ thuật cơ bản về tạo hình quay phim và nhiếp ảnh;

- Phân tích được các ngôn ngữ tạo hình quay phim, nhiếp ảnh để ứng dụng trong việc chụp ảnh, quay phim dịch vụ, quay phim ca nhạc (MV), quay phim quảng cáo, quay phim sự kiện, quay phim gameshow…;

- Trình bày được quy trình sản xuất các chương trình truyền hình, các sản phẩm dịch vụ;

- Phân tích được các kiến thức cơ bản về dựng hình;

- Trình bày được các kiến thức cơ bản về âm thanh, ánh sáng trong quay phim, chụp ảnh;

- Mô tả được các quy định về công tác an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy nổ đảm bảo an toàn cho người và thiết bị;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

3. Kỹ năng

- Khai thác, sử dụng, vận hành, bảo quản máy quay, máy ảnh, ống kính, đèn chiếu và các thiết bị hỗ trợ quay phim cơ bản thành thạo theo yêu cầu;

- Thực hiện được thành thạo các thao tác chọn góc máy, động tác máy, ghi hình các cỡ cảnh, các thủ pháp kết hợp động tác máy trong ghi hình tạo hiệu quả hình ảnh;

- Quay phim gameshow, phim sự kiện, phim ca nhạc (MV), phim quảng cáo, chụp ảnh các dịch vụ thành thạo theo yêu cầu;

- Xử lý được âm thanh, hình ảnh, ánh sáng để chủ động trong quá trình tác nghiệp tại hiện trường;

- Xử lý được một số tình huống nảy sinh trong quá trình tác nghiệp;

- Tổ chức thực hiện công việc đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy nổ cho người và thiết bị;

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm

- Có đạo đức nghề nghiệp, đề cao vai trò trách nhiệm của người quay phim, có ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội qui của cơ quan, doanh nghiệp;

- Có tinh thần khách quan, trung thực trong quá trình tác nghiệp;

- Chịu trách nhiệm đối với những sản phẩm do mình sáng tạo ra; chấp hành nghiêm chỉnh sự phân công công việc của cấp trên;

- Có ý thức cộng đồng, hợp tác và phối hợp với đồng nghiệp; có tác phong nhanh nhẹn, cần cù, vượt khó;

- Có tinh thần cầu thị, không ngừng học hỏi phấn đấu để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; có ý thức sáng tạo trong công việc được giao;

- Giao tiếp, giải thích và thuyết phục người khác về nội dung, giải pháp để thực hiện những ý tưởng trong thực tiễn tác nghiệp.

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

- Quay sự kiện;

- Quay phim ca nhạc (MV);

- Quay gameshow;

- Quay phim quảng cáo;

- Quay phim, chụp ảnh dịch vụ.

6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

- Khối lượng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Quay phim, trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.

5.

QUY ĐỊNH

KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: THIẾT KẾ THỜI TRANG

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

1. Giới thiệu chung về ngành, nghề

Thiết kế thời trang trình độ cao đẳng là một nghề sáng tạo mà người học được học tập, nghiên cứu, thể hiện phong cách thẩm mỹ để cho ra đời những tác phẩm thời trang làm đẹp cho con người và cuộc sống, đáp ứng yêu cầu trình độ bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Người hành nghề Thiết kế thời trang thực hiện các nhiệm vụ: Nghiên cứu xu hướng thời trang; nghiên cứu khách hàng mục tiêu, đặc điểm nhân trắc cơ thể người; thiết kế thời trang; lựa chọn nguyên phụ liệu; thiết kế mẫu rập, cắt, may bộ sưu tập thời trang, các kiểu sản phẩm thời trang từ cơ bản đến phức tạp; tham gia trình duyệt mẫu cùng các bộ phận liên quan; kiểm tra chất lượng sản phẩm thời trang; bán hàng thời trang; tham gia tổ chức các sự kiện thời trang; tham gia theo dõi quá trình sản xuất để điều chỉnh mẫu...

Để hành nghề, người lao động cần có kiến thức về xu hướng thời trang, mỹ thuật được ứng dụng trong lĩnh vực thời trang, kỹ thuật cắt may cơ bản và thời trang, phương pháp thiết kế các loại sản phẩm thời trang ứng dụng trong cuộc sống; nhận biết về tính chất các loại nguyên liệu, phụ liệu may, có khả năng chọn lựa, phối hợp và xử lý các chất liệu để tạo mới các nguyên vật liệu; tổ chức sản xuất, kinh doanh liên quan đến lĩnh vực thời trang; sử dụng được các loại trang thiết bị may cơ bản thường dùng.

Người hành nghề Thiết kế thời trang chủ yếu làm việc trong các doanh nghiệp dệt may, các cơ sở thiết kế thời trang, hãng thời trang, cửa hàng thời trang, trung tâm thời trang, viện nghiên cứu thời trang, văn phòng giao dịch kinh doanh may mặc, môi trường làm việc và điều kiện làm việc thuận lợi, đảm bảo an toàn, vệ sinh, sức khỏe. Cường độ làm việc của nghề không quá cao, nhưng chịu áp lực lớn về tính sáng tạo, nhạy bén, năng động, chất lượng, hiệu quả công việc trong bối cảnh ngành công nghiệp thời trang luôn luôn thay đổi và phát triển không ngừng.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.500 giờ (tương đương 90 tín chỉ).

2. Kiến thức

- Phân tích được xu hướng thời trang, các yếu tố mỹ thuật, các nguyên tắc, bố cục trong thiết kế trang phục;

- Trình bày được phương pháp lựa chọn và định vị khách hàng mục tiêu, đối tượng và dòng sản phẩm nghiên cứu;

- Phân tích được đặc điểm tỷ lệ, vóc dáng cơ thể người, số đo nhân trắc cơ thể người, hệ thống cỡ số phù hợp;

- Phân tích được đặc điểm, cấu tạo, tính chất của nguyên vật liệu may phù hợp với sản phẩm thời trang, thân thiện với môi trường;

- Trình bày phương pháp thực hiện bộ sưu tập thời trang, quy trình tổ chức và kinh doanh sản phẩm thời trang;

- Mô tả được quy trình vận hành thiết bị may điện tử, bảo trì và an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, 5S;

- Phân tích được đặc điểm hình dáng sản phẩm, bản vẽ kỹ thuật của mẫu phác thảo;

- Trình bày được trình tự, phương pháp thiết kế mẫu rập, cắt, may các loại sản phẩm, nhảy mẫu, giác sơ đồ trên máy tính;

- Phân tích được một số sai hỏng khi thiết kế mẫu, may mẫu, kiểm tra chất lượng sản phẩm, nguyên nhân và biện pháp xử lý;

- Đánh giá được ảnh hưởng của màu sắc, chất liệu, kiểu dáng, tỷ lệ, kết cấu đến quá trình thiết kế, cắt may sản phẩm;

- Đánh giá sự phù hợp của mẫu thiết kế với ý tưởng sáng tác, xu hướng thời trang và nhu cầu thị trường;

- Trình bày được quy trình quản lý sản phẩm, trưng bày sản phẩm, quy trình nghiên cứu, tìm hiểu tâm lý khách hàng, chăm sóc khách hàng, phương pháp giới thiệu sản phẩm có tính thuyết phục;

- Phân tích được quy trình, phương pháp kiểm tra chất lượng sản phẩm, các nội dung trong bảng tiêu chuẩn kỹ thuật;

- Phân tích được các yếu tố cấu thành nên giá sản phẩm, các phương pháp tính giá thành sản phẩm;

- Phân tích được quy trình quản lý điều hành tổ sản xuất và phương pháp lập kế hoạch, tổ chức sản xuất hàng thời trang, một số tình huống xảy ra trong quá trình quản lý điều hành tổ sản xuất;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

3. Kỹ năng

- Lập bảng ý tưởng, thiết kế, cắt may được bộ sưu tập thời trang theo ý tưởng, theo chủ đề phù hợp với xu hướng thời trang, nhu cầu của thị trường;

- Lựa chọn được các loại nguyên phụ liệu cho mẫu phác thảo thân thiện với môi trường, phù hợp với các kiểu trang phục, đối tượng sử dụng;

- Xử lý được nguyên phụ liệu trước khi sử dụng đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn cho sức khỏe;

- Thiết kế mẫu rập được các sản phẩm thời trang từ đơn giản đến phức tạp theo phương pháp thiết kế trên ma-nơ-canh;

- Nhảy mẫu, giác sơ đồ được các sản phẩm thời trang từ đơn giản đến phức tạp trên máy tính đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;

- Kiểm tra được chất lượng sản phẩm và lập được báo cáo về chất lượng sản phẩm đầy đủ, chính xác;

- Sử dụng được các phần mềm thiết kế thời trang;

- Sử dụng được máy may 1 kim, 2 kim, vắt sổ, máy thùa khuyết đầu bằng, đính cúc, đính bọ, cữ gá, dưỡng và một số thiết bị lập trình tự động trong sản xuất thời trang đảm bảo công tác an toàn, phòng chống cháy nổ, vệ sinh công nghiệp, 5S;

- Quản lý điều hành tổ sản xuất thời trang và kinh doanh sản phẩm thời trang;

- Trưng bày sản phẩm, tư vấn và bán hàng thời trang tại các cửa hàng thời trang hoặc trực tuyến;

- Lập được kế hoạch thực hiện thiết kế bộ sưu tập thời trang, tham gia tổ chức, trình diễn bộ sưu tập thời trang theo định hướng và phong cách của nhà thiết kế;

- Phát hiện, xử lý được các sai hỏng khi thiết kế mẫu rập, nhảy mẫu, giác sơ đồ, cắt may, hoàn thiện các sản phẩm thời trang;

- Xử lý được một số tình huống phức tạp thường xảy ra trong quá trình thiết kế thời trang, thiết kế mẫu rập, may mẫu, quản lý tổ sản xuất hàng thời trang;

- Vận dụng các kỹ năng mềm như: Kỹ năng thuyết trình, đàm phán, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng giải quyết xung đột, kỹ năng làm việc nhóm…vào quá trình làm việc một cách hiệu quả;

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm

- Tuân thủ quy trình thiết kế thời trang, thiết kế mẫu rập, cắt may sản phẩm thời trang, kiểm tra chất lượng sản phẩm, quản lý điều hành tổ sản xuất thời trang...;

- Yêu thích thời trang, có tư duy thẩm mỹ tốt, sáng tạo, nhạy bén, linh hoạt trong công việc;

- Có ý thức trách nhiệm công dân, có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, có ý thức kỷ luật, tự tin và tôn trọng tập thể;

- Có tác phong công nghiệp, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc;

- Nhiệt tình, khéo léo, cởi mở trong giao tiếp;

- Trung thực khi báo cáo và đánh giá chất lượng công việc;

- Có tinh thần hợp tác, làm việc độc lập hoặc làm việc nhóm;

- Luôn nghiên cứu, áp dụng công nghệ tiên tiến trong thiết kế, sản xuất, đề xuất những phương án, giải pháp hay trong quá trình thực hiện công việc;

- Có khả năng cập nhật công nghệ mới, ý thức cầu tiến, chủ động nghiên cứu sáng tạo và quyết đoán trong công việc;

- Có khả năng tự học tập, nghiên cứu các chuyên ngành sâu trong các lĩnh vực thiết kế thời trang, tiếp thị và quảng cáo sản phẩm thời trang;

- Giao tiếp lịch sự, văn minh thanh lịch với đồng nghiệp và khách hàng.

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

- Thiết kế thời trang;

- Thiết kế mẫu rập;

- May mẫu thời trang;

- Bán hàng thời trang;

- Kiểm tra chất lượng sản phẩm thời trang;

- Quản lý thiết kế, cắt may thời trang;

- Trợ lý hoạt động thiết kế thời trang

6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

- Khối lượng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Thiết kế thời trang trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.

B - TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP

1. Giới thiệu chung về ngành, nghề

Thiết kế thời trang trình độ trung cấp là một nghề mà sáng tạo mà người học được học tập, nghiên cứu, thể hiện phong cách thẩm mỹ để tạo ra những tác phẩm thời trang giúp làm đẹp cho con người và cuộc sống, đáp ứng yêu cầu trình độ bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Người hành nghề Thiết kế thời trang thực hiện các nhiệm vụ: Cập nhật xu hướng thời trang, nghiên cứu đặc điểm nhân trắc cơ thể người; thiết kế thời trang; lựa chọn nguyên phụ liệu; thiết kế mẫu rập, cắt, may bộ sưu tập thời trang, các kiểu sản phẩm thời trang từ cơ bản đến phức tạp; kiểm tra chất lượng sản phẩm thời trang; bán hàng thời trang.

Các thiết bị, dụng cụ chủ yếu của nghề gồm: Bút vẽ, màu vẽ, bảng vẽ, giá vẽ, ghim, băng dính, kéo, thước kẻ (thẳng, cong), thước dây, ma-nơ-canh, kim tay, kim máy; các loại máy trải vải, máy cắt, các loại máy may, máy thùa khuy, đính cúc, máy thêu, in, giặt mài, thiết bị là, các loại chân vịt, cữ gá, dưỡng, máy vi tính, các phần mềm đồ họa, thiết kế trang phục và các thiết bị chuyên dùng khác. Ngoài ra còn có phấn, giấy vẽ, giấy thiết kế, bìa, chỉ, nguyên phụ liệu dùng trong ngành may, sổ tay....

Để hành nghề, người lao động cần có kiến thức về xu hướng thời trang, mỹ thuật được ứng dụng trong lĩnh vực thời trang, kỹ thuật cắt may cơ bản và thời trang, phương pháp thiết kế các loại sản phẩm thời trang ứng dụng trong cuộc sống; nhận biết về tính chất các loại nguyên liệu, phụ liệu may, có khả năng chọn lựa, phối hợp và xử lý các chất liệu để tạo mới các nguyên vật liệu; tổ chức sản xuất, kinh doanh liên quan đến lĩnh vực thời trang; sử dụng được các loại trang thiết bị may cơ bản thường dùng.

Người hành nghề chủ yếu làm việc trong các doanh nghiệp dệt may, các cơ sở thiết kế thời trang, hãng thời trang, cửa hàng thời trang, trung tâm thời trang, viện nghiên cứu thời trang, văn phòng giao dịch kinh doanh may mặc, môi trường làm việc và điều kiện làm việc thuận lợi, đảm bảo an toàn, vệ sinh, sức khỏe. Cường độ làm việc của nghề không quá cao nhưng chịu áp lực lớn về tính sáng tạo, nhạy bén, năng động, chất lượng, hiệu quả công việc trong bối cảnh ngành công nghiệp thời trang luôn luôn thay đổi và phát triển không ngừng.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.700 giờ (tương đương với 60 tín chỉ).

2. Kiến thức

- Trình bày được các yếu tố mỹ thuật, các nguyên tắc, bố cục trong thiết kế trang phục;

- Trình bày được phương pháp lựa chọn và định vị khách hàng mục tiêu và dòng sản phẩm theo chủ đề nghiên cứu;

- Trình bày được đặc điểm tỷ lệ, vóc dáng cơ thể người, số đo nhân trắc cơ thể người, hệ thống cỡ số phù hợp; phương pháp phác thảo mẫu;

- Trình bày được đặc điểm, cấu tạo, tính chất của nguyên phụ liệu may phù hợp với sản phẩm thời trang, thân thiện với môi trường;

- Mô tả được quy trình vận hành thiết bị may điện tử, bảo trì và an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, 5S;

- Phân tích được được đặc điểm hình dáng sản phẩm, bản vẽ kỹ thuật của mẫu phác thảo;

- Trình bày được trình tự, phương pháp thiết kế mẫu rập, cắt may các loại sản phẩm thời trang;

- Trình bày được một số sai hỏng khi thiết kế mẫu rập, cắt, may mẫu;

- Phân tích được ảnh hưởng của màu sắc, chất liệu, kiểu dáng, tỷ lệ, kết cấu đến quá trình thiết kế, cắt may sản phẩm;

- Trình bày được quy trình quản lý sản phẩm, trưng bày sản phẩm, quy trình nghiên cứu, tìm hiểu tâm lý khách hàng, phương pháp giới thiệu sản phẩm có tính thuyết phục;

- Tiếp nhận, hiểu rõ các yêu cầu phản hồi của khách hàng về sản phẩm;

- Trình bày được quy trình, phương pháp kiểm tra chất lượng sản phẩm, nguyên nhân và biện pháp khắc phục sai hỏng, các nội dung trong bảng tiêu chuẩn kỹ thuật.

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

3. Kỹ năng

- Thiết kế được bộ sưu tập thời trang theo chủ đề phù hợp với xu hướng thời trang, nhu cầu của thị trường;

- Lựa chọn được các loại nguyên phụ liệu, màu sắc phù hợp với các kiểu trang phục, đối tượng sử dụng, thân thiện với môi trường;

- Thiết kế mẫu rập các sản phẩm thời trang đúng trình tự, phương pháp, đạt yêu cầu;

- Cắt may, hoàn thiện được các loại sản phẩm, bộ sưu tập thời trang đảm bảo yêu cầu mỹ thuật và kỹ thuật;

- Kiểm tra được chất lượng sản phẩm và lập được báo cáo về chất lượng sản phẩm đầy đủ, chính xác;

- Sử dụng được máy may 1 kim, 2 kim, vắt sổ, máy thùa khuyết đầu bằng, đính cúc, đính bọ, cữ gá và một số thiết bị điện tử, tự động;

- Giới thiệu, trưng bày, tư vấn và bán hàng thời trang tại các cửa hàng thời trang hoặc trực tuyến;

- Phát hiện, xử lý được các sai hỏng khi thiết kế, cắt may, hoàn thiện các sản phẩm thời trang;

- Vận dụng các kỹ năng mềm như: kỹ năng thuyết trình, đàm phán, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng giải quyết xung đột, kỹ năng làm việc nhóm … vào quá trình làm việc một cách hiệu quả;

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm

- Tuân thủ quy trình thiết kế thời trang, thiết kế mẫu rập, cắt may sản phẩm thời trang, kiểm tra chất lượng sản phẩm;

- Yêu thích thời trang, có tư duy thẩm mỹ tốt, sáng tạo, nhạy bén, linh hoạt trong công việc;

- Có ý thức trách nhiệm công dân, có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, có ý thức kỷ luật, tự tin và tôn trọng tập thể;

- Có tác phong công nghiệp, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc;

- Nhiệt tình, khéo léo, cởi mở trong giao tiếp;

- Trung thực khi báo cáo và đánh giá chất lượng công việc;

- Có ý thức cầu tiến, luôn cập nhật các thông tin mới trong lĩnh vực nghề nghiệp.

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

- Thiết kế thời trang;

- Thiết kế mẫu rập;

- May mẫu sản phẩm thời trang;

- Bán hàng thời trang;

- Kiểm tra chất lượng sản phẩm thời trang;

- Quản lý cắt may thời trang.

6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

- Khối lượng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Thiết kế thời trang, trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.

6.

QUY ĐỊNH

KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: KỸ THUẬT ĐIÊU KHẮC GỖ

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

1. Giới thiệu chung về ngành, nghề

Kỹ thuật điêu khắc gỗ trình độ cao đẳng là ngành, nghề mà người học được học tập, nghiên cứu cách dùng gỗ tự nhiên để điêu khắc tạo thành những sản phẩm gỗ mỹ nghệ như hoa văn, phù điêu, con giống, tượng người theo tích cổ, tượng người đương đại, lèo tủ, bệ tủ và những sản phẩm điêu khắc gỗ mỹ nghệ khác, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Sau khi tốt nghiệp nghề Kỹ thuật điêu khắc gỗ trình độ ca đẳng, người học có cơ hội làm việc tại các công ty, các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm điêu khắc gỗ, đồ gỗ mỹ nghệ trong nước và quốc tế, hoặc tự tổ chức sản xuất tại gia đình ở các địa phương hoặc tại các làng nghề.

Để hành nghề, người thợ phải có sức khỏe tốt, năng động sáng tạo, có đủ kiến thức chuyên môn, đam mê nghề nghiệp và đặc biệt phải có cơ sở vật chất như: Nhà xưởng, bãi tập kết nguyên vật liệu, kho để chứa đựng và bảo quản sản phẩm; các loại dụng cụ, thiết bị chuyên dùng trong điêu khắc gỗ. Ngoài việc tự học hỏi, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, người thợ cần phải thường xuyên học tập để mở rộng kiến thức xã hội, vốn văn hóa; rèn luyện tính cẩn thận, kiên trì; xây dựng ý thức công việc và sự say mê nghề nghiệp.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.500 giờ (tương đương 90 tín chỉ).

2. Kiến thức

- Trình bày được các quy trình và các quy định về công tác an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy nổ trong điêu khắc gỗ;

- Trình bày được các đặc điểm cơ bản của vật liệu gỗ;

- Giải thích được nguyên tắc cơ bản vẽ hình họa theo mẫu, các dạng bố cục trong các hình cơ bản;

- Trình bày được các khái niệm về quản lý và các hình thức quản lý sản xuất;

- Phân tích được cấu tạo, công dụng, cách mài, cách sử dụng các loại dụng cụ thủ công dùng trong nghề điêu khắc gỗ;

- Trình bày được cấu tạo, công dụng, nguyên lý hoạt động của thiết bị dùng trong điêu khắc gỗ;

- Trình bày được quy trình vận hành các loại thiết bị dùng trong nghề điêu khắc gỗ, quy trình điêu khắc hoa văn và quy trình điêu khắc phù điêu;

- Phân tích được quy trình điêu khắc con giống, điêu khắc lèo tủ và điêu khắc bệ tủ;

- Phân tích được quy trình điêu khắc tượng người theo tích cổ, quy trình điêu khắc tượng người đương đại, quy trình trang sức bề mặt sản phẩm điêu khắc gỗ;

- Trình bày được quy trình sáng tác mẫu điêu khắc gỗ;

- Phân tích được đặc điểm của từng thể loại tác phẩm điêu khắc gỗ, phương pháp kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm điêu khắc gỗ;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

3. Kỹ năng

- Áp dụng đúng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước vào việc sản xuất sản phẩm điêu khắc gỗ;

- Nhận biết được một số loại gỗ thường dùng trong nghề điêu khắc gỗ;

- Tính toán được kích thước mẫu cần pha phôi sản phẩm điêu khắc gỗ;

- Mài và sửa thành thạo các loại dụng cụ thủ công dùng trong nghề điêu khắc gỗ đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật;

- Sử dụng thành thạo các loại dụng cụ thủ công dùng trong nghề điêu khắc gỗ;

- Vận hành được các thiết bị dùng trong điêu khắc gỗ;

- Điêu khắc được các loại hoa văn, phù điêu, các loại con giống, tượng người theo tích cổ, tượng người đương đại, lèo tủ, bệ tủ theo mẫu, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật và mỹ thuật;

- Trang sức được bề mặt sản phẩm điêu khắc gỗ đảm bảo chất lượng kỹ thuật và mỹ thuật;

- Sáng tác được đề tài sinh hoạt, văn hoá dân gian, động vật, hoa lá...;

- Điêu khắc được các tác phẩm do mình sáng tác bằng dụng cụ thủ công, bằng máy đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, mỹ thuật;

- Tổ chức, quản lý, giám sát, đánh giá kết quả công việc của tổ sản xuất, ca sản xuất, phân xưởng sản xuất đảm bảo chất lượng theo yêu cầu kỹ thuật; đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy nổ cho người và thiết bị, dụng cụ;

- Tự tổ chức, điều hành được doanh nghiệp sản xuất sản phẩm điêu khắc gỗ;

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm

- Chấp hành tốt những quy định của Nhà nước, địa phương, cơ quan nơi làm việc;

- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;

- Hướng dẫn, giám sát các thành viên trong nhóm thực hiện nhiệm vụ xác định; chịu trách nhiệm về kết quả làm việc của cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;

- Chủ động đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm;

- Thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, có ý thức kỷ luật và tôn trọng nội quy của cơ quan, doanh nghiệp;

- Chủ động, tích cực, sáng tạo, khoa học, cẩn thận trong công việc;

- Thích nghi tốt với những môi trường làm việc khó khăn, vất vả.

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

- Điêu khắc hoa văn;

- Điêu khắc phù điêu;

- Điêu khắc con giống;

- Điêu khắc tượng người theo tích cổ;

- Điêu khắc tượng người đương đại;

- Điêu khắc lèo tủ;

- Điêu khắc bệ tủ;

- Sáng tác mẫu.

6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

- Khối lượng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Kỹ thuật điêu khắc gỗ, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.

B - TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP

1. Giới thiệu chung về ngành, nghề

Kỹ thuật điêu khắc gỗ trình độ trung cấp là ngành, nghề mà người học được học tập, nghiên cứu cách dùng gỗ tự nhiên để điêu khắc tạo thành những sản phẩm gỗ mỹ nghệ như hoa văn, phù điêu, con giống, tượng người theo tích cổ, tượng người đương đại, lèo tủ, bệ tủ và những sản phẩm điêu khắc gỗ mỹ nghệ khác, đáp ứng yêu cầu trình độ bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Người học sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp nghề Kỹ thuật điêu khắc gỗ có thể làm việc tại các công ty, các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm điêu khắc gỗ, đồ gỗ mỹ nghệ trong nước và quốc tế, hoặc tự tổ chức sản xuất tại gia đình ở các địa phương hoặc tại các làng nghề.

Để hành nghề, người thợ phải có sức khỏe tốt, năng động sáng tạo, có đủ kiến thức chuyên môn, đam mê nghề nghiệp và đặc biệt phải có cơ sở vật chất như: Nhà xưởng, bãi tập kết nguyên vật liệu, kho để chứa đựng và bảo quản sản phẩm; các loại dụng cụ, thiết bị chuyên dùng trong điêu khắc gỗ. Ngoài việc tự học hỏi, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, người thợ cần phải thường xuyên học tập để mở rộng kiến thức xã hội, vốn văn hóa; rèn luyện tính cẩn thận, kiên trì; xây dựng ý thức công việc và sự say mê nghề nghiệp.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.700 giờ (tương đương với 60 tín chỉ).

2. Kiến thức

- Nêu được các quy định về công tác an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy nổ trong điêu khắc gỗ;

- Mô tả được các đặc điểm cơ bản của vật liệu gỗ;

- Mô tả được khái niệm về quản lý và các phương pháp quản lý sản xuất;

- Nêu được nguyên tắc cơ bản vẽ hình họa theo mẫu, các dạng bố cục trong các hình cơ bản;

- Trình bày được cấu tạo, công dụng, cách mài, cách sử dụng các loại dụng cụ thủ công dùng trong nghề điêu khắc gỗ;

- Mô tả được cấu tạo, công dụng, nguyên lý hoạt động của thiết bị dùng trong điêu khắc gỗ;

- Trình bày được quy trình vận hành các loại thiết bị dùng trong nghề điêu khắc gỗ, quy trình điêu khắc hoa văn và quy trình điêu khắc phù điêu;

- Mô tả được quy trình điêu khắc con giống;

- Nêu được quy trình điêu khắc tượng người theo tích cổ; khắc tượng người đương đại;

- Mô tả được quy trình điêu khắc lèo tủ và quy trình điêu khắc bệ tủ;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

3. Kỹ năng

- Áp dụng đúng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước vào việc sản xuất sản phẩm điêu khắc gỗ;

- Nhận biết được một số loại gỗ thường dùng trong nghề điêu khắc gỗ;

- Mài, tháo, lắp và căn chỉnh được dụng cụ thủ công dùng trong điêu khắc gỗ đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật;

- Mài được lưỡi cắt của các thiết bị dùng trong điêu khắc gỗ đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật;

- Sử dụng thành thạo các loại dụng cụ thủ công dùng trong nghề điêu khắc gỗ;

- Sử dụng được các thiết bị dùng trong điêu khắc gỗ;

- Điêu khắc được các loại hoa văn, phù điêu, một số loại con giống, tượng người theo tích cổ, tượng người đương đại, lèo tủ, bệ tủ theo mẫu đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật;

- Tổ chức, quản lý được tổ sản xuất, ca sản xuất, các cơ sở sản xuất sản phẩm điêu khắc gỗ đảm bảo chất lượng theo yêu cầu kỹ thuật; đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy nổ cho người và thiết bị, dụng cụ;

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm

- Chấp hành tốt những quy định của Nhà nước, địa phương, cơ quan nơi làm việc;

- Làm việc độc lập trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm một phần đối với nhóm;

- Hướng dẫn, giám sát các thành viên trong nhóm thực hiện công việc đã định sẵn;

- Chủ động đánh giá kết quả thực hiện của cá nhân và một phần công việc của nhóm theo sự phân công;

- Thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, có ý thức kỷ luật;

- Chủ động, tích cực, có ý tưởng sáng tạo, khoa học, cẩn thận trong công việc;

- Luôn hoàn thành tốt những công việc được giao.

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

- Điêu khắc hoa văn;

- Điêu khắc phù điêu;

- Điêu khắc con giống;

- Điêu khắc tượng người theo tích cổ;

- Điêu khắc tượng người đương đại;

- Điêu khắc lèo tủ;

- Điêu khắc bệ tủ.

6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

- Khối lượng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Kỹ thuật điêu khắc gỗ, trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.

7.

QUY ĐỊNH

KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: MỘC XÂY DỰNG VÀ TRANG TRÍ NỘI THẤT

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

1. Giới thiệu chung về ngành, nghề

Mộc xây dựng và trang trí nội thất trình độ cao đẳng là ngành, nghề gia công, chế biến gỗ thành các sản phẩm, các cấu kiện trong xây dựng theo qui trình, qui phạm và đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và xã hội trong lĩnh vực xây dựng và nội thất xây dựng, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Người hành nghề Mộc xây dựng và trang trí nội thất thường làm việc trong môi trường có nhiều tiếng ồn, bụi bẩn, thường xuyên tiếp xúc với mùn cưa, phoi bào, các loại gỗ, tiếp xúc với các hóa chất như keo dán, sơn ta, vecni... Do vậy, người hành nghề phải có đủ sức khỏe, cần cù, cẩn thận, tỷ mỉ, chịu được áp lực công việc, tuân thủ nghiêm các quy định về an toàn và bảo hộ và kỷ luật lao động.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.980 giờ (tương đương 75 tín chỉ).

2. Kiến thức

- Trình bày được các đặc điểm cơ bản của vật liệu gỗ;

- Trình bày được khái niệm về quản lý và các hình thức quản lý sản xuất,

- Đánh giá được tầm quan trọng, nội dung và yêu cầu cần thiết về an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường trong quá trình làm việc;

- Giải thích được nguyên tắc cơ bản vẽ hình họa theo mẫu, các dạng bố cục trong các hình cơ bản;

- Phân tích, thiết kế và vẽ được các chi tiết của nghề đảm bảo chính xác theo yêu cầu kỹ thuật;

- Nêu được cấu tạo, công dụng, cách mài, cách sử dụng các loại dụng cụ thủ công dùng trong nghề;

- Trình bày được cấu tạo, công dụng, nguyên lý hoạt động của thiết bị, quy trình vận hành và sử dụng các máy dùng trong nghề Mộc xây dựng và trang trí nội thất;

- Phân tích được quy trình thiết kế sản phẩm Mộc xây dựng và trang trí nội thất;

- Trình bày được quy trình gia công, lắp dựng, tháo dỡ ván khuôn;

- Đánh giá được quy trình gia công, lắp dựng sườn mái dốc;

- Trình bày được quy trình gia công, lắp dựng cầu thang gỗ;

- Mô tả được quy trình gia công, lắp dựng khuôn cửa, cánh cửa;

- Phân tích được quy trình gia công, lắp dựng ốp lát dầm, sàn, trần tường;

- Trình bày được quy trình gia công lắp dựng tủ bếp và tủ tường;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

3. Kỹ năng

- Sử dụng thành thạo phần mềm Autocad vẽ sản phẩm mộc đảm bảo công năng, mục đích sử dụng, đọc được các bản vẽ của nghề Mộc xây dựng và trang trí nội thất;

- Sử dụng thành thạo các thuật ngữ chuyên môn của nghề; phân biệt và lựa chọn được các loại vật liệu cho từng sản phẩm, lập được các bảng kê vật liệu, phụ kiện phục vụ trong quá trình gia công lắp ráp hoàn chỉnh sản phẩm;

- Chọn được một số loại gỗ thường dùng trong nghề; tính toán được kích thước mẫu cần pha phôi;

- Sử dụng thành thạo các loại dụng cụ thủ công dùng trong nghề;

- Vận hành, bảo dưỡng được các loại máy, dụng cụ và một số thiết bị chuyên dùng; sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện đại của nghề;

- Lập quy trình, thiết kế sản phẩm Mộc, gia công được các loại sản phẩm Mộc theo đúng quy trình, quy phạm và yêu cầu thiết kế đề ra;

- Gia công, lắp dựng, tháo dỡ được ván khuôn đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn;

- Gia công, lắp dựng sườn mái dốc đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật;

- Gia công, lắp dựng được cầu thang gỗ, khuôn cửa, cánh cửa, ốp lát dầm, sàn, trần tường, tủ bếp, tủ tường đảm bảo chất lượng kỹ thuật;

- Tổ chức thực hiện được để đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp trong quá trình làm việc, thực hành tiết kiệm trong sản xuất, chấp hành các quy định về phòng chống cháy nổ;

- Sử dụng, vận hành được và bảo dưỡng theo đúng qui trình kỹ thuật các loại máy, dụng cụ và một số thiết bị chuyên dùng của nghề;

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm

- Có năng lực làm việc độc lập, kỹ năng làm việc theo nhóm, tổ chức sản xuất và áp dụng công nghệ;

- Có ý thức và tác phong nghề nghiệp đúng chuẩn mực, có năng lực thực hiện công việc được giao; phương pháp làm việc khoa học, biết phân tích và giải quyết các vấn đề mới về lĩnh vực chuyên môn nghề;

- Gắn bó nghề nghiệp; nghiêm chỉnh chấp hành quy chế, quy định của cơ quan, doanh nghiệp, nơi đang công tác với ý thức tổ chức kỉ luật và tinh thần trách nhiệm cao trong công việc;

- Lập được các biện pháp an toàn và đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình làm việc; có ý thức trách nhiệm công dân, thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, sẵn sàng nhận nhiệm vụ; tự tin, cầu tiến trong công việc; hợp tác, thân thiện, khiêm tốn trong các mối quan hệ;

- Tự chịu trách nhiệm về chất lượng đối với kết quả công việc, sản phẩm do mình đảm nhiệm theo các tiêu chuẩn và chịu một phần trách nhiệm đối với kết quả công việc, sản phẩm của tổ, nhóm;

- Giao tiếp lịch sự, thân thiện, thuyết phục được người khác làm theo giải pháp thay thế do mình đưa ra.

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

- Thiết kế sản phẩm Mộc xây dựng và trang trí nội thất;

- Gia công, lắp dựng, tháo dỡ ván khuôn;

- Gia công, lắp dựng sườn mái dốc;

- Gia công, lắp dựng cầu thang gỗ;

- Gia công, lắp dựng khuôn cửa, cánh cửa;

- Gia công, lắp dựng ốp lát dầm, sàn, trần tường;

- Gia công lắp dựng tủ bếp;

- Gia công lắp dựng tủ tường.

6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

- Khối lượng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Mộc xây dựng và trang trí nội thất, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.

B - TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP

1. Giới thiệu chung về ngành, nghề

Mộc xây dựng và trang trí nội thất trình độ trung cấp là nghề gia công, chế biến gỗ thành các sản phẩm, các cấu kiện trong xây dựng theo qui trình, qui phạm và đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và xã hội trong lĩnh vực xây dựng và nội thất xây dựng, đảm bảo yêu cầu trình độ bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Người hành nghề Mộc xây dựng và trang trí nội thất thường làm việc trong môi trường có nhiều tiếng ồn, bụi bẩn, thường xuyên tiếp xúc với mùn cưa, phoi bào, các loại gỗ, tiếp xúc với các hóa chất như keo dán, sơn ta, vecni... Do vậy, người hành nghề cần có đủ sức khỏe, cần cù, cẩn thận, tỉ mỉ, chịu được áp lực công việc, đòi hỏi người học phải tuân thủ nghiêm các quy định về an toàn và bảo hộ và kỷ luật lao động.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.440 giờ (tương đương 51 tín chỉ).

2. Kiến thức

- Trình bày được các đặc điểm cơ bản của vật liệu gỗ;

- Nêu được khái niệm về quản lý và các hình thức quản lý sản xuất;

- Trình bày được tầm quan trọng, nội dung và yêu cầu cần thiết về an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường trong quá trình làm việc;

- Nhận biết được nguyên tắc cơ bản trong các bản vẽ và một số loại gỗ thường dùng trong nghề;

- Nêu được cấu tạo, công dụng, cách mài, cách sử dụng các loại dụng cụ thủ công dùng trong nghề;

- Trình bày được cấu tạo, công dụng, nguyên lý hoạt động của thiết bị, quy trình vận hành và sử dụng các máy dùng trong nghề;

- Phân tích được các dạng sai hỏng khi gia công và nêu được biện pháp khắc phục;

- Trình bày được quy trình gia công, lắp dựng, tháo dỡ ván khuôn;

- Trình bày được quy trình gia công, lắp dựng sườn mái dốc;

- Mô tả được quy trình gia công, lắp dựng khuôn cửa, cánh cửa;

- Trình bày được quy trình gia công, lắp dựng ốp lát dầm, sàn, trần tường, tủ bếp, tủ tường;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

3. Kỹ năng

- Đọc được các bản vẽ của nghề;

- Sử dụng thành thạo các thuật ngữ chuyên môn của nghề; phân biệt và lựa chọn được các loại vật liệu cho từng sản phẩm, lập được các bảng kê vật liệu, phụ kiện phục vụ trong quá trình gia công lắp ráp hoàn chỉnh sản phẩm;

- Tính toán được kích thước mẫu cần pha phôi;

- Sử dụng thành thạo các loại dụng cụ thủ công dùng trong nghề;

- Vận hành, bảo dưỡng được các loại máy, dụng cụ và một số thiết bị chuyên dùng; sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện đại của nghề;

- Gia công được các loại sản phẩm mộc theo đúng quy trình, quy phạm và yêu cầu thiết kế đề ra;

- Gia công, lắp dựng, tháo dỡ được ván khuôn đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn;

- Gia công, lắp dựng sườn mái dốc, khuôn cửa, cánh cửa, ốp lát dầm, sàn, trần tường, tủ bếp, tủ tường đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật;

- Thực hiện được công tác an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp trong quá trình làm việc, thực hành tiết kiệm trong sản xuất, chấp hành các quy định về phòng chống cháy nổ;

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm

- Có ý thức và tác phong nghề nghiệp đúng chuẩn mực, có năng lực thực hiện công việc được giao; phương pháp làm việc khoa học, biết phân tích và giải quyết các vấn đề mới về lĩnh vực chuyên môn nghề;

- Gắn bó nghề nghiệp; nghiêm chỉnh chấp hành quy chế, quy định của cơ quan, doanh nghiệp, nơi đang công tác với ý thức tổ chức kỉ luật và tinh thần trách nhiệm cao trong công việc;

- Lập được các biện pháp an toàn và đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình làm việc; có ý thức trách nhiệm công dân, thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, sẵn sàng nhận nhiệm vụ; tự tin, cầu tiến trong công việc; hợp tác, thân thiện, khiêm tốn trong các mối quan hệ;

- Tự chịu trách nhiệm về chất lượng đối với kết quả công việc, sản phẩm do mình đảm nhiệm theo các tiêu chuẩn và chịu một phần trách nhiệm đối với kết quả công việc, sản phẩm của tổ, nhóm;

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

- Gia công, lắp dựng, tháo dỡ ván khuôn;

- Gia công, lắp dựng sườn mái dốc;

- Gia công, lắp dựng khuôn cửa, cánh cửa;

- Gia công, lắp dựng ốp lát dầm, sàn, trần tường;

- Gia công lắp dựng tủ bếp;

- Gia công lắp dựng tủ tường.

6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

- Khối lượng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Mộc xây dựng và trang trí nội thất, trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.

8.

QUY ĐỊNH

KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: GIA CÔNG VÀ THIẾT KẾ SẢN PHẨM MỘC

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

1. Giới thiệu chung về ngành, nghề

Gia công và thiết kế sản phẩm mộc trình độ cao đẳng là ngành, nghề mà người học được học tập, nghiên cứu các phương pháp, kỹ thuật sản xuất ra các sản phẩm đồ gia dụng làm từ gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp, thông qua sử dụng các dụng cụ thủ công, máy móc cùng kết hợp với bàn tay khéo léo của người thợ sản xuất ra sản phẩm như giường, tủ, bàn, ghế,.... làm đẹp cho không gian nội thất, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Người học sau khi tốt nghiệp trình độ cao đẳng ngành, nghề Gia công và thiết kế sản phẩm mộc có thể làm việc tại các xưởng, công ty, các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm đồ gỗ, đồ gỗ mỹ nghệ hoặc các cơ sở kinh doanh đồ nội thất. Ngoài ra người học có thể tự tổ chức sản xuất tại các gia đình ở các địa phương hoặc tại các làng nghề. Cường độ làm việc cao và chịu áp lực lớn về thời gian, mẫu mã của sản phẩm do khách hàng yêu cầu. Để thực hiện tốt các nhiệm vụ, cần phải đảm bảo các điều kiện làm việc thiết yếu như: Kiến trúc nhà xưởng và quy hoạch mặt bằng xưởng hợp lý, các loại thiết bị, dụng cụ phù hợp với tiêu chuẩn của từng công việc; các trang thiết bị thủ công và máy móc tốt; có các quy định nội bộ về an toàn lao động và an toàn sức khỏe cho người lao động.

Để hành nghề, người lao động phải có sức khỏe tốt, đạo đức nghề nghiệp tốt, có đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề đáp ứng với vị trí công việc. Ngoài ra, cần phải thường xuyên học tập để nâng cao khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ, mở rộng kiến thức xã hội; rèn luyện tính cẩn thận, chi tiết, rõ ràng; xây dựng ý thức nghề và sự say mê nghề.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.500 giờ (tương đương 90 tín chỉ).

2. Kiến thức

- Trình bày được quy định an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường trong quá trình làm việc;

- Phân tích được các đặc điểm cơ bản của vật liệu gỗ;

- Phân biệt được những khuyết tật của gỗ để phòng tránh khi gia công;

- Giải thích được nguyên tắc cơ bản vẽ hình họa theo mẫu, các dạng bố cục trong các hình cơ bản;

- Trình bày được các quy định về quản lý và các hình thức quản lý sản xuất;

- Phân tích được cấu tạo, công dụng, cách mài, cách sử dụng các loại dụng cụ thủ công dùng trong sản xuất sản phẩm gỗ;

- Phân tích được cấu tạo, công dụng, nguyên lý hoạt động của thiết bị dùng trong sản xuất sản phẩm gỗ;

- Phân tích được quy trình vận hành các loại thiết bị dùng trong sản xuất sản phẩm gỗ;

- Nêu được công dụng, phương pháp sử dụng các lệnh vẽ trong các phần mềm thiết kế để dựng hình và vẽ sản phẩm mộc như Autocad, 3D Max, Photoshop và Coreldraw ...;

- Phân tích được các yêu cầu của sản phẩm mộc, nguyên lý thiết kế đảm bảo kích thước, công dụng và tính mỹ thuật;

- Phân tích được nguyên tắc tạo và gán các vật liệu trong thiết kế sản phẩm mộc, phản ánh được đặc điểm của vật liệu từng chi tiết của sản phẩm mộc;

- Phân tích được quy trình thiết kế sản phẩm mộc trong không gian nội thất sẵn có;

- Trình bày được quy trình chuẩn bị nguyên vật liệu;

- Phân tích được quy trình pha phôi;

- Mô tả được quy trình gia công mặt phẳng, mặt cong sản phẩm gỗ;

- Phân tích được quy trình gia công mối ghép sản phẩm, quy trình gia công ghép ván;

- Mô tả được quy trình tiện gỗ, quy trình lắp ráp sản phẩm;

- Trình bày được quy trình trang sức bề mặt sản phẩm đồ gỗ;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

3. Kỹ năng

- Phân loại được các loại gỗ thường dùng trong sản xuất đồ mộc theo tên gọi, theo nhóm gỗ;

- Sử dụng được các dụng cụ thủ công, máy mộc cầm tay, thiết bị và máy trong dây truyền sản suất đồ mộc để pha phôi gỗ, bào mặt phẳng, gia công mặt cong, gia công các mối ghép mộng, ghép ván, lắp ráp và trang sức bề mặt sản phẩm mộc;

- Gia công được các loại sản phẩm mộc thông dụng như bàn, ghế, giường, tủ theo đúng quy trình sản xuất, đảm bảo được chất lượng sản phẩm;

- Tính toán được giá thành của một sản phẩm mộc;

- Sử dụng được các lệnh vẽ trong các phần mềm như AUTOCAD, 3D Max, Photoshop và Coreldraw ….để dựng hình và vẽ sản phẩm mộc đảm bảo công năng, mục đích sử dụng;

- Thiết kế được nội thất cho phòng làm việc theo yêu cầu của khách hàng;

- Tạo và gán được các vật liệu trong thiết kế sản phẩm mộc, phản ánh được đặc điểm của vật liệu từng chi tiết của sản phẩm mộc;

- Thiết kế được sản phẩm mộc trong không gian nội thất sẵn có;

- Phát hiện, xử lý được các sai hỏng khi thiết kế, gia công, hoàn thiện các sản phẩm mộc;

- Vận dụng các kỹ năng mềm như: Kỹ năng thuyết trình, đàm phán, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng giải quyết xung đột, kỹ năng làm việc nhóm… vào quá trình làm việc một cách hiệu quả;

- Xây dựng được các quy trình và thực hiện an toàn lao động và vệ sinh lao động trong quá trình làm việc, thực hành tiết kiệm trong sản xuất, chấp hành các quy định về bảo vệ gìn giữ vệ sinh môi trường;

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm

- Có thái độ nghề nghiệp đúng đắn, yêu nghề; chủ động, sáng tạo trong công việc;

- Có đủ sức khỏe để lao động trong lĩnh vực nghề nghiệp;

- Có ý thức rèn luyện, tu dưỡng bản thân;

- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;

- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;

- Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm;

- Quản lý được các công việc hàng ngày và quản lý thời gian làm việc hiệu quả; giải quyết được công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi.

5. Vị trí việc làm sau tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

- Chuẩn bị nguyên vật liệu, thiết bị dụng cụ;

- Pha phôi;

- Gia công mặt phẳng, cong sản phẩm;

- Gia công mối ghép mộng;

- Gia công ghép ván;

- Tiện gỗ;

- Lắp ráp sản phẩm;

- Trang trí bề mặt sản phẩm;

- Gia công sản phẩm đồ gỗ gia dụng;

- Thiết kế sản phẩm mộc.

6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

- Khối lượng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Gia công và thiết kế sản phẩm mộc, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.

B - TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP

1. Giới thiệu chung về ngành, nghề

Gia công và thiết kế sản phẩm mộc trình độ trung cấp là ngành, nghề mà người học được học tập, nghiên cứu các phương pháp, kỹ thuật sản xuất ra các sản phẩm đồ gia dụng làm từ gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp, thông qua sử dụng dụng cụ thủ công, máy móc cùng kết hợp với bàn tay khéo léo của người thợ sản xuất ra sản phẩm như giường, tủ, bàn, ghế,.... làm đẹp cho không gian nội thất, đáp ứng yêu cầu trình độ bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Người học sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp ngành, nghề Gia công và thiết kế sản phẩm mộc có thể làm việc tại các xưởng, công ty, các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm đồ gỗ, đồ gỗ mỹ nghệ hoặc các cơ sở kinh doanh đồ nội thất. Ngoài ra người học có thể tự tổ chức sản xuất tại các gia đình ở các địa phương hoặc tại các làng nghề. Để thực hiện tốt các nhiệm vụ, cần phải đảm bảo các điều kiện làm việc thiết yếu như: kiến trúc nhà xưởng và quy hoạch mặt bằng xưởng hợp lý, các loại thiết bị, dụng cụ phù hợp với tiêu chuẩn của từng công việc; các trang thiết bị thủ công và máy móc tốt; và có các quy định nội bộ về an toàn lao động và an toàn sức khỏe cho người lao động.

Để hành nghề, người lao động phải có sức khỏe tốt, đạo đức nghề nghiệp tốt, có đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề đáp ứng với vị trí công việc. Ngoài ra, cần phải thường xuyên học tập để nâng cao khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ, mở rộng kiến thức xã hội; rèn luyện tính cẩn thận, chi tiết, rõ ràng; xây dựng ý thức nghề và sự say mê nghề.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.700 giờ (tương đương 60 tín chỉ)

2. Kiến thức

- Nêu được công tác an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường trong quá trình làm việc;

- Trình bày được các đặc điểm cơ bản của vật liệu gỗ;

- Nhận biết được những khuyết tật của gỗ để phòng tránh khi gia công;

- Giải thích được nguyên tắc cơ bản vẽ hình họa theo mẫu, các dạng bố cục trong các hình cơ bản;

- Nêu được khái niệm về quản lý và các hình thức quản lý sản xuất;

- Phân tích được cấu tạo, công dụng, cách mài, cách sử dụng các loại dụng cụ thủ công dùng trong sản xuất sản phẩm gỗ;

- Trình bày được cấu tạo, công dụng, nguyên lý hoạt động của thiết bị dùng trong sản xuất sản phẩm gỗ; quy trình vận hành các loại thiết bị dùng trong sản xuất sản phẩm gỗ; các yêu cầu của sản phẩm mộc, nguyên lý thiết kế đảm bảo kích thước, công dụng và tính mỹ thuật;

- Trình bày được quy trình thiết kế sản phẩm mộc trong không gian nội thất sẵn có;

- Trình bày được quy trình chuẩn bị nguyên vật liệu;

- Phân tích được quy trình pha phôi;

- Mô tả được quy trình gia công mặt phẳng, mặt cong sản phẩm gỗ;

- Phân tích được quy trình gia công mối ghép sản phẩm; quy trình gia công ghép ván;

- Mô tả được quy trình tiện gỗ, quy trình lắp ráp sản phẩm;

- Trình bày được quy trình trang sức bề mặt sản phẩm đồ gỗ.

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

3. Kỹ năng

- Phân loại được các loại gỗ thường dùng trong sản xuất đồ mộc theo tên gọi, theo nhóm gỗ;

- Sử dụng được các dụng cụ thủ công, máy mộc cầm tay, thiết bị và máy trong dây truyền sản suất đồ mộc để pha phôi gỗ, bào mặt phẳng, gia công mặt cong, gia công các mối ghép mộng, ghép ván, lắp ráp và trang sức bề mặt sản phẩm mộc;

- Gia công được các loại sản phẩm mộc thông dụng như bàn, ghế, giường, tủ theo đúng quy trình sản xuất, đảm bảo được chất lượng sản phẩm;

- Tính toán được giá thành của một sản phẩm mộc;

- Thiết kế được nội thất cho phòng làm việc theo yêu cầu của khách hàng;

- Phát hiện, xử lý được các sai hỏng khi thiết kế, gia công;

- Vận dụng các kỹ năng mềm như: kỹ năng thuyết trình, đàm phán, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết xung đột, kỹ năng làm việc nhóm … vào quá trình làm việc một cách hiệu quả;

- Áp dụng được các quy trình an toàn lao động và vệ sinh lao động trong quá trình làm việc, thực hành tiết kiệm trong sản xuất, chấp hành các quy định về bảo vệ gìn giữ vệ sinh môi trường;

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ, chịu trách nhiệm

- Có lương tâm nghề nghiệp, thái độ nghề nghiệp đúng đắn, yêu nghề; chủ động, có ý thức sáng tạo trong công việc;

- Có đủ sức khỏe để lao động trong lĩnh vực nghề nghiệp;

- Có ý thức rèn luyện, tu dưỡng bản thân;

- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề trong điều kiện làm việc thay đổi;

- Chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm một phần đối với nhóm;

- Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện.

5. Vị trí việc làm sau tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

- Chuẩn bị nguyên vật liệu, thiết bị dụng cụ;

- Pha phôi;

- Gia công mặt phẳng - cong sản phẩm;

- Gia công mối ghép mộng;

- Gia công ghép ván;

- Tiện gỗ;

- Lắp ráp sản phẩm;

- Trang trí bề mặt sản phẩm;

- Gia công sản phẩm đồ gỗ.

6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

- Khối lượng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Gia công và thiết kế sản phẩm mộc trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.

9.

QUY ĐỊNH

KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: PHIÊN DỊCH TIẾNG ANH THƯƠNG MẠI

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

1. Giới thiệu chung về ngành, nghề

Phiên dịch tiếng Anh thương mại trình độ cao đẳng là ngành, nghề mà người học được được học tập, nghiên cứu các phương pháp, kỹ thuật ngôn ngữ nguồn (Tiếng Việt hoặc Tiếng Anh) ở dạng văn bản viết hoặc văn bản nói, sau đó sử dụng kiến thức về ngôn ngữ, văn hóa, xã hội của ngôn ngữ nguồn để phân tích văn bản và chuyển ngữ một cách chính xác và đầy đủ sang ngôn ngữ đích (Tiếng Anh hoặc Tiếng Việt), đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Phiên dịch tiếng Anh thương mại là ngành, nghề đòi hỏi người học phải có năng khiếu ngoại ngữ tốt, kiên trì, khả năng tự học cao, không ngừng trao dồi kiến thức, giao tiếp khéo léo, được đào tạo chuyên sâu về ngôn ngữ Tiếng Anh và Tiếng Việt.

Sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Phiên dịch tiếng Anh thương mại trình độ cao đẳng, người học sẽ thực hiện phiên dịch các văn bản trong lĩnh vực thương mại từ Tiếng Anh sang Tiếng Việt hoặc ngược lại với hai hình thức chính là phiên dịch (dịch văn bản nói) và biên dịch (dịch văn bản viết) đồng thời có thể làm nhân viên các bộ phận hành chính trong các tổ chức về thương mại có yếu tố nước ngoài.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.300 giờ (tương đương 86 tín chỉ).

2. Kiến thức

- Trình bày được các quy định cơ bản, cần thiết về tính đặc thù của ngành, nghề khi làm việc với đối tác là người nước ngoài, đảm bảo không gây ảnh

hưởng phương hại đến bí mật, lợi ích và an ninh quốc gia;

- Phân tích được các kiến thức xã hội và nhân văn đại cương, làm nền tảng cho việc học tập ngôn ngữ Tiếng Anh và chuyên môn nghiệp vụ;

- Trình bày được các kiến thức cơ bản về bản chất và đặc điểm của ngôn ngữ Tiếng Anh và Tiếng Việt;

- Phân tích được các kiến thức nâng cao về các bình diện ngôn ngữ (hệ thống ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp) của Tiếng Anh cũng như Tiếng Việt, đặc biệt là kiến thức về Tiếng Anh thương mại;

- Phân tích được các kiến thức cơ bản về lý thuyết dịch, kỹ thuật dịch, mục đích, bản chất, phạm vi của công việc biên dịch, thông dịch, cụ thể:

+ Mô tả được cách thức và kỹ thuật biên dịch tài liệu thuộc các lĩnh vực kinh thương bao gồm: Nội quy và quy trình làm việc, tài liệu huấn luyện, hợp đồng thương mại, báo cáo kết quả kinh doanh, tài liệu pháp lý của công ty, hồ sơ cá nhân khách hàng, tài liệu khảo sát thị trường, tài liệu quảng bá sản phẩm, tài liệu thiết bị, tài liệu hướng dẫn sử dụng sản phẩm, tài liệu hội thảo, hội nghị thương mại, dự án thương mại, phụ đề video quảng cáo thương mại, biểu mẫu hành chính, nội dung website doanh nghiệp thương mại, thư tín thương mại, thông báo nội bộ và chứng từ xuất nhập khẩu;

+ Mô tả được cách thức và kỹ thuật phiên dịch các sự kiện trong lĩnh vực kinh thương bao gồm: Tin tức hàng ngày, họp báo, hội chợ thương mại, các cuộc họp nội bộ, họp với đối tác, họp đàm phán, khóa đào tạo thương mại, than phiền của khách hàng, buổi quảng cáo sản phẩm mới và buổi tháp tùng khách hàng.

- Trình bày được các đặc điểm nổi bật của văn hoá Việt Nam và một số nước nói tiếng Anh trên thế giới, bao gồm kiến thức về giao thoa văn hoá trong môi trường giao tiếp, kinh doanh quốc tế;

- Trình bày được các nguyên tắc pháp lý cũng như quy tắc đạo đức nghề nghiệp của công việc biên dịch, thông dịch;

- Phân tích được các kiến thức cơ bản về lĩnh vực thương mại;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

3. Kỹ năng

- Sử dụng Tiếng Việt hiệu quả trong các tình huống giao tiếp thương mại;

- Tổ chức, sắp xếp được sự kiện, hội thảo, hội họp, tài liệu, xây dựng lịch làm việc theo yêu cầu của đối tác hai bên;

- Thực hiện các nhiệm vụ biên dịch, thông dịch, chủ yếu bao gồm:

+ Biên dịch các loại tài liệu, dạng văn bản liên quan đến thương mại, hành chính: thư tín thương mại, hợp đồng thương mại, hồ sơ pháp lý, văn bản luật thương mại, tài liệu quảng cáo, báo chí thương mại;

+ Phiên dịch trong các bối cảnh giao tiếp thương mại và đời sống xã hội: họp cơ quan, hội nghị, đàm phán, bài phát biểu, họp báo, khoá đào tạo thương mại, chuyển giao công nghệ và thiết bị.

- Soạn thảo được một số văn bản, thư tín, hợp đồng giao dịch...bằng tiếng Anh khi có yêu cầu; hướng dẫn thành thạo khách nước ngoài tham quan công ty; ghi chép được biên bản, điều hành một số cuộc họp khi được phân công;

- Sử dụng thành thạo công cụ kỹ thuật, công nghệ và phương tiện truyền thông hiện đại phục vụ công việc chuyên môn và học tập;

- Vận dụng tốt các kỹ năng mềm cần thiết như kỹ năng giao tiếp trong môi trường làm việc đa văn hoá, kỹ năng thuyết trình, thuyết phục, kỹ năng chọn lựa và xử lý thông tin, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng giải quyết vấn đề trong dịch thuật và giao tiếp, kỹ năng thích ứng với yêu cầu của công việc và của thị trường lao động;

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng được Tiếng Anh thương mại theo BEC B2 Business Preliminary của Cambridge English Qualifications; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm

- Chấp hành tốt các quy định pháp luật, chính sách của Nhà nước, không gây ảnh hưởng phương hại đến bí mật, lợi ích và an ninh quốc gia;

- Có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn; có ý thức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc;

- Làm việc độc lập, làm việc theo nhóm; giải quyết được các công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;

- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;

- Tự đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm;

- Có ý thức học tập, rèn luyện, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ.

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

- Quản lý dự án dịch;

- Biên dịch;

- Phiên dịch;

- Quản lý chất lượng bản dịch;

- Xây dựng tư liệu dịch thuật;

- Chăm sóc khách hàng có sử dụng tiếng Anh.

6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

- Khối lượng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Phiên dịch tiếng Anh thương mại, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.

B - TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP

1. Giới thiệu chung về ngành, nghề

Phiên dịch tiếng Anh thương mại trình độ trung cấp là ngành, nghề mà người học được học tập, nghiên cứu các phương pháp, kỹ thuật về phiên dịch ngôn ngữ nguồn (tiếng Việt hoặc tiếng Anh) ở dạng văn bản viết hoặc văn bản nói, sau đó sử dụng kiến thức về ngôn ngữ, văn hóa, xã hội của ngôn ngữ nguồn để phân tích văn bản và chuyển ngữ một cách chính xác và đầy đủ sang ngôn ngữ đích (tiếng Anh hoặc tiếng Việt), đáp ứng được các yêu cầu trình độ bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Phiên dịch tiếng Anh thương mại là ngành, nghề đòi hỏi người học phải có năng khiếu ngoại ngữ tốt, kiên trì, không ngừng trau dồi kiến thức, giao tiếp khéo léo, được đào tạo căn bản về ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt.

Sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Phiên dịch tiếng Anh thương mại trình độ trung cấp, người học sẽ thực hiện các công việc như: Hỗ trợ quá trình biên, phiên dịch; chăm sóc khách hàng; đánh máy bản dịch; thực hiện khảo sát theo định kỳ nhằm thu thập ý kiến của khách hàng về chất lượng dịch vụ dịch thuật; đồng thời có thể làm nhân viên chăm sóc khách hàng trong các tổ chức về thương mại có yếu tố nước ngoài.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.400 giờ (tương đương 50 tín chỉ).

2. Kiến thức

- Trình bày được các quy định cơ bản, cần thiết về tính đặc thù của ngành, nghề khi làm việc với đối tác là người nước ngoài, đảm bảo không gây ảnh

hưởng phương hại đến bí mật, lợi ích và an ninh quốc gia;

- Nêu được các kiến thức xã hội và nhân văn, làm nền tảng cho việc học tập ngôn ngữ tiếng Anh và chuyên môn nghiệp vụ nghề Phiên dịch tiếng Anh thương mại;

- Trình bày được các kiến thức cơ bản về bản chất và đặc điểm của ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt;

- Mô tả được các kiến thức cơ bản về các bình diện ngôn ngữ (hệ thống ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp) tiếng Anh, tiếng Việt đặc biệt là kiến thức về tiếng Anh thương mại;

- Phân tích được một số kiến thức cơ bản về quy trình hỗ trợ dịch thuật và chăm sóc khách hàng nhằm hỗ trợ công tác biên - phiên dịch, cụ thể:

+ Liệt kê được các bước trong quy trình hỗ trợ dịch thuật bao gồm tìm hiểu yêu cầu từ khách hàng; xây dựng ngân hàng từ vựng chuyên ngành; thu thập tài liệu chuyên ngành thương mại; thu thập các bản dịch mẫu; lưu trữ sản phẩm dịch; hỗ trợ công tác hậu cần (đánh máy, thu thập, lưu trữ...); hỗ trợ công tác nghiên cứu và tổng hợp tài liệu, thông tin;

+ Liệt kê được các quy trình phát triển mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng như quy trình tập hợp, xử lý và lưu trữ thông tin về khách hàng; quy trình giải quyết và phục vụ các yêu cầu của khách hàng; quy trình bảo mật hồ sơ khách hàng; quy trình thu thập ý kiến của khách hàng về chất lượng dịch vụ dịch thuật;

+ Mô tả được các nguyên tắc pháp lý cũng như quy tắc đạo đức nghề nghiệp liên quan đến hồ sơ cá nhân của khách hàng.

- Nhận thức được các đặc điểm nổi bật của văn hoá Việt Nam và một số nước nói tiếng Anh trên thế giới; kiến thức về giao thoa văn hoá trong môi trường giao tiếp, kinh doanh quốc tế;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

3. Kỹ năng

- Tổ chức, sắp xếp được một số sự kiện, hội thảo, hội họp, tài liệu, xây dựng lịch làm việc theo yêu cầu của đối tác hai bên;

- Sử dụng tiếng Việt hiệu quả trong một số tình huống giao tiếp thương mại;

- Soạn thảo được một số văn bản, thư tín, hợp đồng giao dịch...bằng tiếng Anh khi có yêu cầu; hướng dẫn khách nước ngoài tham quan công ty; ghi chép được biên bản trong một số cuộc họp;

- Sử dụng thành thạo công cụ kỹ thuật, công nghệ và phương tiện truyền thông hiện đại phục vụ công việc chuyên môn và học tập;

- Vận dụng hiệu quả một số kỹ năng mềm cần thiết như kỹ năng giao tiếp trong môi trường làm việc đa văn hoá, kỹ năng chọn lựa và xử lý thông tin, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng giải quyết vấn đề trong giao tiếp, kỹ năng thích ứng với yêu cầu của công việc và của thị trường lao động;

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng được tiếng Anh thương mại theo BEC B1 Business Preliminary của Cambridge English Qualifications ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm

- Chấp hành tốt các quy định pháp luật, chính sách của Nhà nước, không gây ảnh hưởng phương hại đến bí mật, lợi ích và an ninh quốc gia;

- Có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, có ý thức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc;

- Làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề đơn giản trong điều kiện làm việc thay đổi;

- Tự đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và một phần kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm;

- Giao tiếp lịch sự, thân thiện với khách hàng và đồng nghiệp.

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

- Xây dựng tư liệu dịch thuật;

- Chăm sóc khách hàng có sử dụng tiếng Anh.

6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

- Khối lượng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Phiên dịch tiếng Anh thương mại trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.

10.

QUY ĐỊNH

KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: TIẾNG ANH

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

1. Giới thiệu chung về ngành, nghề

Tiếng Anh trình độ cao đẳng là ngành, nghề đào tạo nhân lực sử dụng thành thạo các kỹ năng cơ bản: Nghe, nói, đọc, viết trong Tiếng Anh gắn với công việc hành chính - văn phòng, biên dịch, học vụ tại các cơ sở đào tạo Tiếng Anh, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Người hành nghề có thể đảm nhận nhiều nhiệm vụ khác nhau như: Tiếp nhận, sắp xếp và quản lý hồ sơ, công văn, lịch làm việc; soạn thảo và trả lời các thư từ, email thương mại bằng Tiếng Anh; biên dịch tài liệu, hồ sơ; tổ chức và hỗ trợ chuyển ngữ trực tiếp và gián tiếp trong các cuộc họp, hội thảo, sự kiện; sử dụng Tiếng Anh để chăm sóc, giao tiếp, thuyết trình và thương lượng với khách hàng và sử dụng Tiếng Anh để giải quyết các tình huống phát sinh trong công việc,

Sau khi tốt nghiệp, người học có cơ hội được làm việc tại các công ty nước ngoài ở Việt Nam, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, các công ty Việt Nam có sử dụng Tiếng Anh, các công ty ở nước ngoài có nhu cầu tuyển dụng nhân sự toàn cầu; các công ty giáo dục, các trường học, các trung tâm ngoại ngữ, các trung tâm cung cấp dịch vụ tư vấn du học và dịch thuật, các công ty có bộ phận dịch vụ khách hàng, hành chính, nhân sự, quảng cáo, có sử dụng Tiếng Anh;

Để sử dụng Tiếng Anh trong công việc, người hành nghề phải có sức khỏe, có ngoại hình phù hợp với yêu cầu của ngành, nghề; có thiết bị hỗ trợ công việc như máy tính, máy in, máy fax, máy chiếu, máy chụp hình, máy ghi âm,.. và các dụng cụ văn phòng phẩm cơ bản như giấy, sổ tay, bút viết. Ngoài ra, người học phải biết tra cứu thông tin, sử dụng từ điển và các công cụ chuyển ngữ để liên tục nghiên cứu và cập nhật kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.875 giờ (tương đương với 67 tín chỉ)

2. Kiến thức

- Trình bày được các quy định cơ bản, cần thiết về tính đặc thù của ngành, nghề khi làm việc với đối tác là người nước ngoài, đảm bảo không gây ảnh hưởng phương hại đến bí mật, lợi ích và an ninh quốc gia;

- Trình bày và giải thích được kiến thức ngôn ngữ về ngữ pháp, phát âm, từ vựng, cấu trúc câu được sử dụng phổ biến trong Tiếng Anh;

- Trình bày được các đặc điểm văn hóa, phong tục tập quán của các quốc gia nói Tiếng Anh thể hiện thông qua ngôn ngữ;

- Trình bày và giải thích được kiến thức ngôn ngữ về ngữ pháp, phát âm, từ vựng, cấu trúc Tiếng Anh chuyên ngành được sử dụng trong các lĩnh vực nghề nghiệp của ngành Tiếng Anh;

- Xác định, phân biệt và giải thích được các lĩnh vực nghề nghiệp của ngành Tiếng Anh, các nghiệp vụ chuyên môn cần có trong các lĩnh vực này và các tình huống sử dụng ngoại ngữ trong các lĩnh vực nghề nghiệp của ngành Tiếng Anh;

- Xác định và trình bày kiến thức nghề nghiệp, nghiệp vụ chuyên môn trong các lĩnh vực nghề nghiệp hành chính văn phòng, học vụ, biên dịch của ngành Tiếng Anh;

- Phân biệt được điều kiện công tác ở Việt Nam cũng như nước ngoài tại nhiều khu vực ngành, nghề khác nhau trong môi trường quốc tế hóa, toàn cầu hóa;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

3. Kỹ năng

- Giới thiệu được các đặc điểm văn hóa, phong tục tập quán của các quốc gia nói Tiếng Anh;

- Vận dụng được kiến thức ngôn ngữ về ngữ pháp, phát âm, từ vựng, cấu trúc Tiếng Anh chuyên ngành được sử dụng trong các lĩnh vực nghề nghiệp của ngành Tiếng Anh để thực hiện các nhiệm vụ trong công việc chuyên môn;

- Nghe hiểu để ghi nhận và chuyển tiếp thông tin đơn giản rõ ràng; xác định được ý chính trong các bài nói, cuộc đối thoại, thảo luận;

- Nghe hiểu và phân biệt được các ý chi tiết để điền mẫu đơn, bảng biểu và ghi chú;

- Giao tiếp, trao đổi thông tin, trình bày ý kiến về các vấn đề hàng ngày trong các tình huống trong kinh doanh và hoạt động doanh nghiệp;

- Thuyết trình, giao tiếp và thương lượng với khách hàng trong lĩnh vực tư vấn và chăm sóc khách hàng, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; giải quyết các phàn nàn và sự cố của khách hàng;

- Thuyết trình và báo cáo được công việc bằng Tiếng Anh;

- Đọc hiểu, phân loại, sắp xếp và đánh giá các tài liệu tiếng Anh trao đổi thông tin thông thường hoặc tài liệu Tiếng Anh trong lĩnh vực thương mại;

- Đánh giá được các loại hợp đồng và văn kiện thương mại, thư tín thương mại và email;

- Soạn thảo các hợp đồng thương mại, tài liệu kinh doanh, văn kiện thương mại, thư tín thương mại và email bằng Tiếng Anh;

- Viết báo cáo so sánh, đối chiếu các bảng biểu dữ liệu trong kinh doanh thương mại; viết biên bản cho các buổi họp có sử dụng Tiếng Anh;

- Biên dịch được các tài liệu thông thường và tài liệu thương mại cơ bản bằng Tiếng Anh;

- Tổ chức, sắp xếp các sự kiện, hội thảo, hội họp, tài liệu, xây dựng lịch làm việc theo yêu cầu của đối tác hai bên;

- Tiếp nhận, đánh giá và giải quyết các tình huống phát sinh, các sự cố trong công việc;

- Sử dụng thành thạo từ vựng và cấu trúc câu Tiếng Anh chuyên ngành trong công việc văn phòng, học vụ và biên dịch;

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng được Tiếng Anh đạt bậc 4/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm

- Chấp hành tốt các quy định pháp luật, chính sách của Nhà nước, không gây ảnh hưởng phương hại đến bí mật, lợi ích và an ninh quốc gia;

- Có khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau;

- Có ý thức trách nhiệm, tự học, không ngừng trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ và giúp đỡ người khác;

- Chủ động tiếp xúc trực tiếp với doanh nghiệp sử dụng nhân sự để điều chỉnh kỹ năng và nhận thức của bản thân về nghề nghiệp trước khi đi làm thực tế;

- Tuân thủ các nguyên tắc công việc và đạo đức nghề nghiệp;

- Tận dụng mọi cơ hội nâng cao khả năng sử dụng Tiếng Anh để giao tiếp, trao đổi và xử lí công việc hiệu quả hơn;

- Chịu trách nhiệm với kết quả công việc của bản thân và nhóm trước lãnh đạo cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

- Hành chính văn phòng có sử dụng tiếng Anh;

- Học vụ trong cơ sở đào tạo tiếng Anh;

- Biên dịch.

6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

- Khối lượng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Tiếng Anh, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.

B - TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP

1. Giới thiệu chung về ngành, nghề

Tiếng Anh trình độ trung cấp là ngành, nghề đào tạo nhân lực sử dụng các kỹ năng cơ bản: Nghe, nói, đọc, viết gắn với công việc hành chính - văn phòng, biên dịch, học vụ có sử dụng Tiếng Anh, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Người học sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Tiếng Anh trình độ trung cấp có các cơ hội nghề nghiệp tại các công ty nước ngoài tại Việt Nam, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, các công ty Việt Nam có sử dụng Tiếng Anh, các công ty giáo dục, các trường học, các trung tâm ngoại ngữ, các trung tâm cung cấp dịch vụ tư vấn du học và dịch thuật, các công ty có bộ phận dịch vụ khách hàng, hành chính, nhân sự, quảng cáo có sử dụng Tiếng Anh.

Người hành nghề có thể đảm nhận nhiều nhiệm vụ khác nhau như: Tiếp nhận và sắp xếp hồ sơ, công văn, lịch làm việc; soạn thảo và trả lời các thư từ, email bằng Tiếng Anh; biên dịch tài liệu, hồ sơ; hỗ trợ tổ chức và ghi biên bản trong trong các cuộc họp, hội thảo, sự kiện; sử dụng Tiếng Anh để chăm sóc, giao tiếp với khách hàng; và sử dụng Tiếng Anh để hỗ trợ các bộ phận khác giải quyết các tình huống phát sinh trong công việc…

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.400 giờ (tương đương 50 tín chỉ).

2. Kiến thức

- Trình bày được các quy định cơ bản, cần thiết về tính đặc thù của ngành, nghề khi làm việc với đối tác là người nước ngoài, đảm bảo không gây ảnh hưởng phương hại đến bí mật, lợi ích và an ninh quốc gia;

- Trình bày được kiến thức ngôn ngữ về ngữ pháp, phát âm, từ vựng, cấu trúc tiếng Anh được sử dụng phổ biến trong giao tiếp hằng ngày;

- Trình bày được kiến thức ngôn ngữ về ngữ pháp, phát âm, từ vựng, cấu trúc tiếng Anh chuyên ngành được sử dụng trong các lĩnh vực nghề nghiệp văn phòng, học vụ, biên dịch của ngành Tiếng Anh;

- Xác định và nhận biết được các lĩnh vực nghề nghiệp của ngành Tiếng Anh ở vị trí công việc văn phòng, học vụ, biên dịch và các tình huống sử dụng ngoại ngữ trong các lĩnh vực nghề nghiệp của ngành Tiếng Anh;

- Xác định và trình bày được kiến thức nghề nghiệp, các quy trình thực hiện công việc, các quy tắc xử lý công việc trong các lĩnh vực nghề nghiệp của ngành Tiếng Anh;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

3. Kỹ năng

- Sắp xếp được một số buổi gặp gỡ, tọa đàm theo yêu cầu của đối tác hai bên;

- Vận dụng các kiến thức ngôn ngữ về ngữ pháp, phát âm, từ vựng, cấu trúc Tiếng Anh vào các lĩnh vực nghề nghiệp liên quan tới công việc hành chính - văn phòng, học vụ, biên dịch để thực hiện các nhiệm vụ công việc;

- Ghi nhận, xác định được các ý chính, và chuyển tiếp được thông tin đơn giản rõ ràng bằng giọng nói chuẩn trong các bài nói, cuộc đối thoại, thảo luận đơn giản;

- Giao tiếp, trao đổi thông tin, trình bày ý kiến về các vấn đề hàng ngày trong các tình huống trong kinh doanh, trong tư vấn và chăm sóc khách hàng;

- Đọc hiểu, phân loại, và sắp xếp các tài liệu tiếng Anh có nội dung trao đổi thông tin thông thường hoặc tài liệu tiếng Anh trong lĩnh vực thương mại;

- Soạn thảo được thư từ, email bằng tiếng Anh;

- Viết được biên bản cho các buổi họp có sử dụng tiếng Anh;

- Hỗ trợ dịch các hợp đồng thương mại cơ bản, tài liệu kinh doanh, thư tín thương mại cơ bản bằng tiếng Anh;

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng được tiếng Anh, đạt bậc 3/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm

- Chấp hành tốt các quy định pháp luật, chính sách của Nhà nước, không gây ảnh hưởng phương hại đến bí mật, lợi ích và an ninh quốc gia;

- Có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm;

- Có khả năng thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau; có khả năng giải quyết công việc, một số vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;

- Ý thức học tập suốt đời, luôn tìm tòi, học hỏi để trau dồi, bổ sung kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn;

- Tận dụng mọi cơ hội nâng cao khả năng sử dụng tiếng Anh để giao tiếp, trao đổi và xử lí công việc hiệu quả;

- Chịu trách nhiệm với kết quả công việc của bản thân và một phần của nhóm trước lãnh đạo cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

- Hành chính văn phòng;

- Học vụ trong cơ sở đào tạo tiếng Anh;

- Biên dịch.

6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

- Khối lượng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Tiếng Anh, trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.

11.

QUY ĐỊNH

KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: TIẾNG HÀN QUỐC

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

1. Giới thiệu chung về ngành, nghề

Tiếng Hàn Quốc trình độ cao đẳng là ngành, nghề đào tạo nhân lực thành thạo các kỹ năng: Nghe, nói, đọc, viết gắn với các lĩnh vực chuyên môn nghề nghiệp như trợ lý, hành chính - văn thư, biên dịch, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Các công việc chủ yếu của nghề được thực hiện tại các bộ phận của tổ chức hoặc cơ sở sản xuất, kinh doanh có sử dụng Tiếng Hàn Quốc. Người hành nghề chịu cường độ làm việc cao, chịu áp lực lớn về thời gian và yêu cầu đảm bảo tiến độ công việc.

Để hành nghề, người lao động phải có sức khỏe tốt, có ngoại hình phù hợp, đạo đức nghề nghiệp tốt, có đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề đáp ứng với vị trí công việc. Ngoài ra, cần phải thường xuyên học tập, mở rộng kiến thức xã hội, rèn luyện tính cẩn thận, chi tiết, rõ ràng, xây dựng ý thức nghề và say mê nghề.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.500 giờ (tương đương 90 tín chỉ).

2. Kiến thức

- Trình bày được các quy định cơ bản, cần thiết về tính đặc thù của ngành, nghề khi làm việc với đối tác là người nước ngoài, đảm bảo không gây ảnh hưởng phương hại đến bí mật, lợi ích và an ninh quốc gia;

- Trình bày được các nguyên tắc về chính tả, từ vựng, ngữ pháp, phong cách ngôn ngữ, văn bản tiếng Việt;

- Tổng hợp được từ vựng, lối diễn đạt, cấu trúc ngữ pháp Tiếng Hàn Quốc ở trình độ bậc 4 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;

- Trình bày được các kiến thức cơ bản về văn hóa, xã hội Hàn Quốc;

- Phân tích được các công việc liên quan tới công tác hành chính - văn phòng, các quy trình tiếp khách, tiếp xúc với khách hàng, dịch thuật các văn bản, tài liệu, quy trình hỗ trợ các phòng ban;

- Trình bày lưu loát những chủ đề đơn giản, quen thuộc hằng ngày trong môi trường xung quanh và những vấn đề thuộc nhu cầu thiết yếu;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

3. Kỹ năng

- Sắp xếp được các cuộc hội thảo, tọa đàm, lịch làm việc theo yêu cầu của đối tác hai bên;

- Hỗ trợ được các thành viên trong nhóm hay bộ phận thực hiện mục tiêu đã đề ra trong cơ quan, doanh nghiệp;

- Viết, thuyết trình thành thạo; thảo luận và làm chủ tình huống trong công việc trợ lý, hành chính - văn thư và biên phiên dịch có sử dụng Tiếng Hàn Quốc;

- Phát âm chuẩn, trôi chảy, có tốc độ phù hợp, đúng trọng âm, ngữ điệu;

- Sử dụng được các quy tắc nối âm, biến âm, đồng hóa âm trong Tiếng Hàn Quốc một cách thành thạo trong xử lý công việc;

- Diễn đạt trôi chảy các ý chính của một văn bản phức tạp về các chủ đề cụ thể và trừu tượng, kể cả những trao đổi kỹ thuật thuộc lĩnh vực chuyên môn của bản thân;

- Sử dụng được linh hoạt, đúng các từ vựng, lối diễn đạt, ngữ pháp, cấu trúc câu thường dùng trong giao tiếp;

- Giao tiếp ở mức độ trôi chảy, tự nhiên với người bản ngữ trong các cuộc trao đổi, hội họp, sự kiện, phiên dịch;

- Diễn đạt mạch lạc, đầy đủ các ý chính của một đoạn văn, chủ đề quen thuộc hàng ngày hay bài phát biểu chuẩn mực, rõ ràng về các chủ đề liên quan đến công tác trợ lý, hành chính - văn phòng;

- Viết được các văn bản, tài liệu rõ ràng, chi tiết với nhiều chủ đề khác nhau và có thể giải thích quan điểm của mình về một vấn đề, nêu ra được những ưu điểm, nhược điểm của các phương án lựa chọn khác nhau;

- Diễn đạt được trôi chảy, rõ ràng những kinh nghiệm, sự kiện, giấc mơ, hy vọng, hoài bão và có thể trình bày ngắn gọn các lý do, giải thích ý kiến và kế hoạch của mình bằng tiếng Hàn Quốc;

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm

- Có động cơ nghề nghiệp đúng đắn, cần cù, chịu khó và sáng tạo trong công việc;

- Làm việc khoa học, có tính tổ chức kỷ luật;

- Chấp hành tốt các quy định pháp luật, chính sách của Nhà nước, không gây ảnh hưởng phương hại đến bí mật, lợi ích và an ninh quốc gia;

- Có ý thức trách nhiệm trong công việc, chịu trách nhiệm với kết quả công việc của bản thân và nhóm trước lãnh đạo cơ quan và tổ chức;

- Có trách nhiệm công dân, luôn phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ;

- Có tinh thần cầu tiến, ham học hỏi;

- Có ý thức tự nghiên cứu, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn để nâng cao trình độ;

- Có khả năng giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện thay đổi;

- Đánh giá được kết quả làm việc của cá nhân và của các thành viên trong nhóm.

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

- Trợ lý Tiếng Hàn Quốc;

- Hành chính văn thư sử dụng Tiếng Hàn Quốc;

- Biên phiên dịch Tiếng Hàn Quốc.

6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

- Khối lượng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Tiếng Hàn Quốc, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.

B - TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP

1. Giới thiệu chung về ngành, nghề

Tiếng Hàn Quốc trình độ trung cấp là ngành, nghề đào tạo nhân lực sử dụng được các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết gắn với các lĩnh vực chuyên môn nghề nghiệp như trợ lý, hành chính - văn thư, biên dịch, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia của Việt Nam.

Sau khi tốt nghiệp, người học có cơ hội việc làm tại các bộ phận của tổ chức hoặc cơ sở sản xuất kinh doanh có sử dụng Tiếng Hàn Quốc. Người hành nghề chịu cường độ làm việc cao, chịu áp lực về thời gian và yêu cầu đảm bảo tiến độ.

Để hành nghề, người lao động làm việc ở vị trí này phải có sức khỏe tốt, có ngoại hình phù hợp, đạo đức nghề nghiệp tốt, có đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề đáp ứng với vị trí công việc. Ngoài ra, cần phải thường xuyên học tập, mở rộng kiến thức xã hội, rèn luyện tính cẩn thận, chi tiết rõ ràng, xây dựng ý thức nghề và say mê nghề.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.700 giờ (tương đương 60 tín chỉ).

2. Kiến thức

- Trình bày được các quy định cơ bản, cần thiết về tính đặc thù của ngành, nghề khi làm việc với đối tác là người nước ngoài, đảm bảo không gây ảnh hưởng phương hại đến bí mật, lợi ích và an ninh quốc gia;

- Trình bày được các quy tắc giao tiếp ứng xử trong môi trường hội nhập quốc tế;

- Liệt kê được các nhiệm vụ và trách nhiệm của bản thân khi làm việc nhóm;

- Trình bày được các nguyên tắc về chính tả, từ vựng, ngữ pháp, phong cách ngôn ngữ, văn bản tiếng Việt;

- Trình bày được từ vựng, lối diễn đạt, cấu trúc ngữ pháp Tiếng Hàn Quốc ở trình độ Bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;

- Nêu được các kiến thức văn hóa, xã hội Hàn Quốc;

- Trình bày được các công việc hành chính - văn phòng, các quy trình tiếp khách, tiếp xúc với khách hàng, dịch thuật các văn bản, tài liệu, quy trình hỗ trợ các phòng ban;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

3. Kỹ năng

- Sắp xếp được một số tọa đàm, hội thảo, lịch làm việc theo yêu cầu của đối tác hai bên;

- Hỗ trợ được các thành viên trong nhóm hay bộ phận thực hiện mục tiêu đã đề ra trong cơ quan, doanh nghiệp;

- Viết và thuyết trình, thảo luận và làm chủ tình huống một cách tự tin khi được giao công việc trợ lý, hành chính - văn thư và biên phiên dịch có sử dụng Tiếng Hàn Quốc;

- Phát âm chuẩn, trôi chảy, có tốc độ phù hợp, đúng trọng âm, ngữ điệu; sử dụng được các quy tắc nối âm, biến âm và đồng hóa âm trong tiếng Hàn Quốc khi làm việc;

- Sử dụng được các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Hàn Quốc trong giao tiếp đáp ứng yêu cầu trình độ 3/6 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;

- Sử dụng được từ vựng, lối diễn đạt, ngữ pháp, cấu trúc câu thường được dùng trong giao tiếp cơ bản;

- Giao tiếp và phiên dịch được các nội dung công việc, các cuộc trao đổi, hội họp, sự kiện, tham quan;

- Xác định đúng được các loại văn bản, tài liệu liên quan đến công việc, các dạng văn nói, văn viết;

- Diễn đạt cơ bản các ý chính của một đoạn văn, chủ đề quen thuộc hàng ngày hay bài phát biểu chuẩn mực, rõ ràng về các chủ đề liên quan đến công tác trợ lý, hành chính - văn phòng;

- Viết được các đoạn văn đơn giản liên quan đến các chủ đề quen thuộc hoặc cá nhân quan tâm;

- Diễn đạt được những kinh nghiệm, sự kiện, giấc mơ, hy vọng, hoài bão và có thể trình bày ngắn gọn các lý do, giải thích ý kiến và kế hoạch của mình bằng tiếng Hàn Quốc;

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ, chịu trách nhiệm

- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, một số vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;

- Chấp hành tốt các quy định pháp luật, chính sách của Nhà nước, không gây ảnh hưởng phương hại đến bí mật, lợi ích và an ninh quốc gia;

- Có động cơ nghề nghiệp đúng đắn, cần cù, chịu khó và sáng tạo trong công việc;

- Có ý thức trách nhiệm trong công việc; có tinh thần cầu tiến, ham học hỏi;

- Thích nghi được với môi trường làm việc khác nhau;

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

- Trợ lý Tiếng Hàn Quốc;

- Hành chính văn thư sử dụng Tiếng Hàn Quốc;

- Biên phiên dịch Tiếng Hàn Quốc.

6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

- Khối lượng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Tiếng Hàn Quốc, trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư 40/2018/TT-BLĐTBXH quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học

  • Số hiệu: 40/2018/TT-BLĐTBXH
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 28/12/2018
  • Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
  • Người ký: Lê Quân
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 661 đến số 662
  • Ngày hiệu lực: 10/02/2019
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản