Chương 1 Thông tư 38/2015/TT-BCT quy định chi tiết về đầu tư theo hình thức đối tác công tư thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công thương
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định chi tiết lĩnh vực đầu tư, quy trình thủ tục thực hiện và giám sát các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (sau đây gọi tắt là PPP) thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương.
Các dự án nhà máy nhiệt điện được đầu tư theo hình thức hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này.
2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động đầu tư theo hình thức đối tác công tư.
Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đơn vị quản lý ngành, lĩnh vực là đơn vị giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện chức năng quản lý nhà nước; hoặc đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Bộ Công Thương quy định tại Điều 3 Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương.
2. Đơn vị đề xuất dự án là một trong các đơn vị sau:
a) Đối với các dự án do Bộ Công Thương đề xuất: Đơn vị đề xuất dự án là đơn vị quản lý ngành, lĩnh vực hoặc đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Công Thương.
b) Đối với dự án do nhà đầu tư đề xuất: Đơn vị đề xuất dự án là nhà đầu tư.
3. Đơn vị lập báo cáo nghiên cứu khả thi là một trong các đơn vị sau:
a) Đối với các dự án do Bộ Công Thương đề xuất: Đơn vị lập báo cáo nghiên cứu khả thi là các đơn vị quản lý ngành, lĩnh vực hoặc đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Công Thương;
b) Đối với dự án do nhà đầu tư đề xuất: Đơn vị lập báo cáo nghiên cứu khả thi là nhà đầu tư.
4. Đơn vị thẩm định đề xuất dự án và báo cáo nghiên cứu khả thi (sau đây gọi tắt là đơn vị thẩm định) là đơn vị được Bộ trưởng Bộ Công Thương giao chủ trì thẩm định hoặc Hội đồng thẩm định.
Điều 3. Lĩnh vực đầu tư thuộc phạm vi Bộ Công Thương quản lý
Các dự án xây dựng, cải tạo, vận hành, kinh doanh, quản lý công trình kết cấu hạ tầng, cung cấp trang thiết bị hoặc dịch vụ công trong các lĩnh vực:
1. Nhà máy điện (bao gồm cả các dự án sử dụng nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo); đường dây tải điện.
2. Công trình kết cấu hạ tầng thương mại
a) Chợ;
b) Trung tâm thương mại, siêu thị;
c) Trung tâm hội chợ triển lãm;
d) Trung tâm logistic;
đ) Kho hàng hóa.
3. Các dự án khác theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư (sau đây gọi tắt là Nghị định số 15/2015/NĐ-CP) thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương.
Điều 4. Trách nhiệm của đơn vị đầu mối quản lý hoạt động PPP
1. Xây dựng và tổ chức phổ biến chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư theo hình thức đối tác công tư.
2. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, cung cấp trang thiết bị hoặc cung cấp dịch vụ theo hình thức đối tác công tư.
3. Tổ chức xúc tiến đầu tư các dự án được công bố.
4. Tổ chức thẩm định đề xuất dự án, báo cáo nghiên cứu khả thi.
5. Công bố các đề xuất dự án được phê duyệt.
6. Lập kế hoạch vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án.
7. Theo dõi, đánh giá, tổng hợp tình hình thực hiện dự án.
8. Các nhiệm vụ khác theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
Điều 5. Lập kế hoạch vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án
1. Đơn vị quản lý ngành, lĩnh vực và đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Công Thương lập kế hoạch vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo quy định tại Điều 5 và Điều 13 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP gửi đơn vị đầu mối quản lý hoạt động PPP để trình Bộ trưởng Bộ Công Thương tổng hợp trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm toàn ngành.
2. Căn cứ kế hoạch đầu tư công trung hạn được giao và kết quả phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc đề xuất dự án (đối với dự án nhóm C), đơn vị quản lý ngành, lĩnh vực và đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Công Thương lập kế hoạch vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án gửi về đơn vị đầu mối quản lý hoạt động PPP trước ngày 15 tháng 7 hàng năm để tổng hợp trong kế hoạch đầu tư công cho năm tiếp theo.
3. Căn cứ quyết định giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước 5 năm và hàng năm, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành danh mục và mức vốn bố trí cho từng dự án.
1. Bộ trưởng Bộ Công Thương thành lập Hội đồng thẩm định để tiến hành thẩm định đề xuất dự án, báo cáo nghiên cứu khả thi đối với các dự án nhóm A, nhóm B.
2. Tùy tính chất, quy mô dự án, Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định thành phần Hội đồng thẩm định và đơn vị thực hiện nhiệm vụ thường trực Hội đồng thẩm định.
Thông tư 38/2015/TT-BCT quy định chi tiết về đầu tư theo hình thức đối tác công tư thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công thương
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Lĩnh vực đầu tư thuộc phạm vi Bộ Công Thương quản lý
- Điều 4. Trách nhiệm của đơn vị đầu mối quản lý hoạt động PPP
- Điều 5. Lập kế hoạch vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án
- Điều 6. Hội đồng thẩm định
- Điều 7. Điều kiện lựa chọn dự án
- Điều 8. Hồ sơ đề xuất dự án
- Điều 9. Thẩm định và phê duyệt đề xuất dự án
- Điều 10. Điều kiện lựa chọn dự án
- Điều 11. Hồ sơ đề xuất dự án
- Điều 12. Thẩm định và phê duyệt đề xuất dự án
- Điều 13. Công bố dự án
- Điều 14. Lập báo cáo nghiên cứu khả thi
- Điều 15. Nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi
- Điều 16. Hồ sơ thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi
- Điều 17. Thẩm định và phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án nhóm A, nhóm B
- Điều 18. Điều chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi
- Điều 19. Lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển và kết quả sơ tuyển
- Điều 20. Lập kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư
- Điều 21. Thẩm định và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư
- Điều 22. Lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu
- Điều 23. Thẩm định, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư
- Điều 24. Đàm phán hợp đồng với nhà đầu tư được lựa chọn
- Điều 25. Nội dung hợp đồng
- Điều 26. Ký kết thỏa thuận đầu tư
- Điều 27. Ký kết hợp đồng