Chương 4 Thông tư 37/2023/TT-BGTVT về quản lý hoạt động vận tải đường bộ qua biên giới do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Điều 13. Quy định đối với phương tiện vận tải
1. Phương tiện vận tải qua lại biên giới, ngoài biển đăng ký, phải dán vào kính trước của phương tiện ký hiệu phân biệt quốc gia riêng biệt và phù hiệu CLV- CBT được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép liên vận giữa Việt Nam, Lào và Campuchia. Ký hiệu phân biệt quốc gia cho xe cơ giới của mỗi Bên ký kết như sau:
a) Vương quốc Campuchia: KH;
b) Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào: LAO;
c) Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: VN;
2. Phạm vi hoạt động của phương tiện
Phương tiện vận tải được cấp Giấy phép liên vận giữa Việt Nam, Lào và Campuchia thực hiện vận tải hàng hóa và hành khách theo các cặp cửa khẩu và tuyến đường quy định tại Điều 15 của Thông tư này.
3. Phương tiện vận chuyển hành khách không theo lịch trình qua lại biên giới phải có các giấy tờ hợp lệ, còn hiệu lực và xuất trình cho các cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu, bao gồm:
a) Giấy chứng nhận đăng ký xe;
b) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện cơ giới đường bộ;
c) Giấy phép liên vận giữa Việt Nam, Lào và Campuchia;
d) Danh sách hành khách (theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này);
đ) Bảo hiểm trách nhiệm bắt buộc của chủ xe cơ giới với người thứ ba;
e) Giấy tờ tạm nhập phương tiện cơ giới;
g) Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập - tái xuất hoặc Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm xuất - tái nhập.
4. Phương tiện vận chuyển hành khách tuyến cố định qua lại biên giới phải có các giấy tờ hợp lệ, còn hiệu lực và xuất trình cho các cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu, bao gồm:
a) Giấy chứng nhận đăng ký xe;
b) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện cơ giới đường bộ;
c) Giấy phép liên vận giữa Việt Nam, Lào và Campuchia;
d) Danh sách hành khách (theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này);
đ) Bảo hiểm trách nhiệm bắt buộc của chủ xe cơ giới với người thứ ba;
e) Giấy tờ tạm nhập phương tiện cơ giới;
g) Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập - tái xuất hoặc Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm xuất - tái nhập.
5. Phương tiện vận chuyển hàng hóa qua lại biên giới phải có các giấy tờ hợp lệ, còn hiệu lực và xuất trình cho các cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu, bao gồm:
a) Giấy chứng nhận đăng ký xe;
b) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện cơ giới đường bộ;
c) Giấy phép liên vận giữa Việt Nam, Lào và Campuchia;
d) Phiếu gửi hàng hoặc chứng từ hải quan;
đ) Bảo hiểm trách nhiệm bắt buộc của chủ xe cơ giới với người thứ ba;
e) Giấy tờ khai báo hải quan quá cảnh và nội địa trong trường hợp quá cảnh;
g) Giấy tờ tạm nhập phương tiện cơ giới;
h) Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập - tái xuất hoặc Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm xuất - tái nhập.
6. Phương tiện phi thương mại qua lại biên giới phải có các giấy tờ hợp lệ, còn hiệu lực và xuất trình cho các cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu, bao gồm:
a) Giấy chứng nhận đăng ký xe;
b) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện cơ giới đường bộ;
c) Giấy phép liên vận giữa Việt Nam, Lào và Campuchia;
d) Bảo hiểm trách nhiệm bắt buộc của chủ xe cơ giới với người thứ ba;
đ) Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập - tái xuất hoặc Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm xuất - tái nhập.
7. Các giấy tờ quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều này phải được in bằng ngôn ngữ quốc gia và ngôn ngữ của Nước chủ nhà hoặc ngôn ngữ quốc gia và tiếng Anh. Trường hợp không được in bằng ngôn ngữ của Nước chủ nhà hoặc tiếng Anh thì phải kèm bản dịch tiếng Anh do cơ quan có thẩm quyền chứng thực hoặc công chứng.
8. Mỗi Bên ký kết sẽ công nhận tất cả các giấy tờ quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều này được cấp bởi các Bên ký kết kia.
Điều 14. Quy định đối với lái xe, nhân viên phục vụ trên xe
1. Lái xe qua lại biên giới phải mang theo các giấy tờ hợp lệ, còn hiệu lực khi xuất, nhập cảnh tại cửa khẩu và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chuyên ngành tại cửa khẩu, bao gồm:
a) Hộ chiếu hoặc giấy tờ đi lại quốc tế có giá trị thay hộ chiếu và thị thực do cơ quan có thẩm quyền cấp (trừ trường hợp được miễn thị thực);
b) Giấy phép lái xe.
2. Nhân viên phục vụ trên xe qua lại biên giới phải mang theo hộ chiếu hoặc giấy tờ đi lại quốc tế có giá trị thay hộ chiếu và thị thực do cơ quan có thẩm quyền cấp (trừ trường hợp được miễn thị thực) còn hiệu lực khi xuất, nhập cảnh tại cửa khẩu và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chuyên ngành tại cửa khẩu.
3. Các giấy tờ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải được in bằng ngôn ngữ quốc gia và ngôn ngữ của Nước chủ nhà hoặc ngôn ngữ quốc gia và tiếng Anh. Trường hợp không được in bằng ngôn ngữ của Nước chủ nhà hoặc tiếng Anh thì phải kèm bản dịch tiếng Anh do cơ quan có thẩm quyền chứng thực hoặc công chứng
Điều 15. Danh sách cửa khẩu và tuyến đường
1. Danh sách các cặp cửa khẩu cho vận tải liên quốc gia thực hiện Bản ghi nhớ vận tải đường bộ Campuchia - Lào - Việt Nam được quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Danh sách các cặp cửa khẩu và tuyến đường cho vận tải quá cảnh thực hiện Bản ghi nhớ vận tải đường bộ Campuchia - Lào - Việt Nam được quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này.
Thông tư 37/2023/TT-BGTVT về quản lý hoạt động vận tải đường bộ qua biên giới do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Số hiệu: 37/2023/TT-BGTVT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 13/12/2023
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Lê Đình Thọ
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1349 đến số 1350
- Ngày hiệu lực: 01/03/2024
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ và từ viết tắt
- Điều 4. Quy định chung về vận tải đường bộ qua biên giới
- Điều 5. Quy định đối với phương tiện vận tải
- Điều 6. Quy định đối với lái xe, nhân viên phục vụ trên xe
- Điều 7. Danh sách cửa khẩu, tuyến đường vận tải hàng hóa
- Điều 8. Danh sách cửa khẩu, tuyến đường vận tải hành khách
- Điều 9. Quy định đối với phương tiện vận tải
- Điều 10. Quy định đối với lái xe, nhân viên phục vụ trên xe
- Điều 11. Danh sách cửa khẩu
- Điều 12. Danh sách tuyến đường
- Điều 13. Quy định đối với phương tiện vận tải
- Điều 14. Quy định đối với lái xe, nhân viên phục vụ trên xe
- Điều 15. Danh sách cửa khẩu và tuyến đường
- Điều 16. Quy định đối với phương tiện vận tải
- Điều 17. Quy định đối với lái xe, nhân viên phục vụ trên xe
- Điều 18. Cơ quan quản lý vận tải tại cửa khẩu
- Điều 19. Danh sách cửa khẩu
- Điều 20. Danh sách tuyến đường
- Điều 21. Quy định đối với phương tiện vận tải
- Điều 22. Quy định đối với lái xe và nhân viên phục vụ trên xe
- Điều 23. Danh sách cửa khẩu