Điều 55 Thông tư 37/2016/TT-BGTVT quy định về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn, đào tạo, huấn luyện thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Điều 55. Khung định biên an toàn tối thiểu
1. Quy định chung đối với tàu biển Việt Nam
a) Định biên an toàn tối thiểu bộ phận boong theo tổng dung tích (GT):
Chức danh | Dưới 50 GT | Từ 50 GT đến dưới 500 GT | Từ 500 GT đến dưới 3000 GT | Từ 3000 GT trở lên |
Thuyền trưởng | 01 | 01 | 01 | 01 |
Đại phó | 01 | 01 | 01 | |
Sỹ quan boong | 01 | 02 | ||
Sỹ quan vô tuyến điện GMDSS (*) | 01 | 01 | ||
Thủy thủ trực ca AB | 01 | 01 | 02 | 02 |
Tổng cộng | 02 | 03 | 06 | 07 |
(*) Trường hợp sỹ quan boong có chứng chỉ chuyên môn phù hợp để đảm nhiệm nhiệm vụ khai thác thiết bị vô tuyến điện GMDSS trên tàu thì không phải bố trí chức danh Sỹ quan vô tuyến điện GMDSS.
b) Định biên an toàn tối thiểu bộ phận máy theo tổng công suất máy chính (kW):
Chức danh | Dưới 75 kW | Từ 75 kW đến dưới 750 kW | Từ 750 kW đến dưới 3000 kW | Từ 3000 kW trở lên |
Máy trưởng | 01 | 01 | 01 | 01 |
Máy hai | 01 | 01 | ||
Sỹ quan máy | 01 | 01 | 01 | |
Thợ máy trực ca AB | 01 | 02 | 03 | |
Tổng cộng | 01 | 03 | 05 | 06 |
2. Đối với tàu có thiết bị điện phức tạp, đa dạng thì chủ tàu có thể bố trí sỹ quan kỹ thuật điện, thợ kỹ thuật điện.
3. Đối với một số trường hợp đặc biệt (tàu biển có tuyến hoạt động ngắn, mức tự động hóa cao...), căn cứ vào đặc tính kỹ thuật, mức độ tự động hóa và vùng hoạt động của tàu, Cơ quan đăng ký tàu biển quyết định định biên an toàn tối thiểu của tàu phù hợp với thực tế sử dụng, khai thác tàu.
4. Đối với tàu khách và tàu khách Ro-Ro, căn cứ vào đặc tính kỹ thuật, số lượng hành khách, vùng hoạt động của tàu, Cơ quan đăng ký tàu biển quyết định định biên an toàn tối thiểu nhưng phải bố trí thêm ít nhất 01 thuyền viên phụ trách hành khách so với quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Đối với tàu công vụ, căn cứ vào cỡ tàu, đặc tính kỹ thuật và vùng hoạt động của tàu, Cơ quan đăng ký tàu biển quyết định định biên an toàn tối thiểu.
6. Giấy chứng nhận định biên an toàn tối thiểu theo mẫu quy định tại Phụ lục XIV của Thông tư này.
Thông tư 37/2016/TT-BGTVT quy định về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn, đào tạo, huấn luyện thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Số hiệu: 37/2016/TT-BGTVT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 25/11/2016
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Trương Quang Nghĩa
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 15 đến số 16
- Ngày hiệu lực: 01/07/2017
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Tiêu chuẩn chuyên môn của thuyền trưởng, đại phó tàu từ 500 GT trở lên
- Điều 5. Tiêu chuẩn chuyên môn của thuyền trưởng, đại phó tàu từ 50 GT đến dưới 500 GT hành trình gần bờ và thuyền trưởng tàu dưới 50 GT
- Điều 6. Tiêu chuẩn chuyên môn của sỹ quan boong tàu từ 500 GT trở lên
- Điều 7. Tiêu chuẩn chuyên môn của sỹ quan boong tàu từ 50 GT đến dưới 500 GT hành trình gần bờ
- Điều 8. Tiêu chuẩn chuyên môn của thủy thủ trực ca
- Điều 9. Tiêu chuẩn chuyên môn của máy trưởng, máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 750 kW trở lên
- Điều 10. Tiêu chuẩn chuyên môn của máy trưởng, máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 75 kW đến dưới 750 kW và máy trưởng tàu có tổng công suất máy chính dưới 75 kW
- Điều 11. Tiêu chuẩn chuyên môn của sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính từ 750 kW trở lên
- Điều 12. Tiêu chuẩn chuyên môn của sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính từ 75 kW đến dưới 750 kW
- Điều 13. Tiêu chuẩn chuyên môn của thợ máy trực ca
- Điều 14. Tiêu chuẩn chuyên môn của sỹ quan kỹ thuật điện
- Điều 15. Tiêu chuẩn chuyên môn của thợ kỹ thuật điện
- Điều 16. Phân loại chứng chỉ chuyên môn
- Điều 17. Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn
- Điều 18. Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản
- Điều 19. Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt
- Điều 20. Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn
- Điều 21. Điều kiện chung
- Điều 22. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, đại phó tàu từ 3000 GT trở lên
- Điều 23. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, đại phó tàu từ 500 GT đến dưới 3000 GT
- Điều 24. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, đại phó tàu từ 50 GT đến dưới 500 GT không hành trình gần bờ
- Điều 25. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, đại phó tàu từ 50 GT đến dưới 500 GT hành trình gần bờ
- Điều 26. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng tàu dưới 50 GT
- Điều 27. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn sỹ quan boong tàu từ 500 GT trở lên
- Điều 28. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn sỹ quan boong tàu từ 50 GT đến dưới 500 GT không hành trình gần bờ
- Điều 29. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn sỹ quan boong tàu từ 50 GT đến dưới 500 GT hành trình gần bờ
- Điều 30. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng, máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 3000 kW trở lên
- Điều 31. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng, máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 750 kW đến dưới 3000 kW
- Điều 32. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng, máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 75 kW đến dưới 750 kW
- Điều 33. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng tàu có tổng công suất máy chính dưới 75 kW
- Điều 34. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính từ 750 kW trở lên
- Điều 35. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính từ 75 kW đến dưới 750 kW
- Điều 36. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thủy thủ trực ca
- Điều 37. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thợ máy trực ca Oiler
- Điều 38. Điền kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn sỹ quan kỹ thuật điện
- Điều 39. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thợ kỹ thuật điện
- Điều 42. Huấn luyện viên chính
- Điều 43. Huấn luyện nghiệp vụ cơ bản
- Điều 44. Huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt
- Điều 45. Huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn
- Điều 46. Cơ sở đào tạo, huấn luyện thuyền viên
- Điều 47. Chương trình đào tạo, huấn luyện thuyền viên
- Điều 48. Cấp Giấy công nhận Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn
- Điều 49. Cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thủy thủ trực ca, thợ máy trực ca, thợ kỹ thuật điện
- Điều 50. Cấp Giấy xác nhận việc cấp Giấy chứng nhận
- Điều 51. Cấp Giấy chứng nhận huấn luyện viên chính
- Điều 52. Cấp lại Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, Giấy xác nhận việc cấp Giấy chứng nhận, Giấy công nhận Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, Giấy chứng nhận huấn luyện viên chính
- Điều 53. Thủ tục mở khóa đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ và cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn sỹ quan, thuyền trưởng, máy trưởng
- Điều 54. Thu hồi chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên
- Điều 57. Trách nhiệm của các cơ sở đào tạo, huấn luyện thuyền viên
- Điều 58. Trách nhiệm của chủ tàu đối với việc tiếp nhận học viên thực tập trên tàu biển
- Điều 59. Trách nhiệm của thuyền trưởng, máy trưởng và sỹ quan hàng hải đối với học viên thực tập trên tàu biển
- Điều 60. Trách nhiệm của học viên thực tập trên tàu biển