Điều 12 Thông tư 37/2013/TT-BGTVT quy định về nạo vét luồng đường thủy nội địa, vùng nước cảng, bến thủy nội địa kết hợp tận thu sản phẩm do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Điều 12. Tổ chức triển khai, quản lý, giám sát thực hiện dự án
1. Cơ quan quản lý đường thủy nội địa có trách nhiệm:
a) Tổ chức phê duyệt phương án bảo đảm an toàn đường thủy nội địa, bàn giao mốc giới, mặt bằng công thức phục vụ thi công theo dự án được phê duyệt;
b) Chỉ đạo cơ quan quản lý đường thủy nội địa khu vực, đơn vị bảo trì đường thủy nội địa kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện dự án theo quy định;
c) Chủ trì, phối hợp với nhà đầu tư lựa chọn đơn vị tư vấn giám sát đủ điều kiện để giám sát quá trình thực hiện dự án theo quy định về quản lý đầu tư xây dựng công trình và quy định pháp luật hiện hành;
d) Tổ chức giám sát, đánh giá việc tuân thủ các nghĩa vụ của nhà đầu tư trong việc thực hiện các yêu cầu về quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng công trình, tiến độ thực hiện dự án, bảo vệ môi trường, phòng cháy, chữa cháy và các vấn đề khác theo thỏa thuận trong hợp đồng dự án;
đ) Tổ chức kiểm tra định kỳ, đột xuất công tác thực hiện dự án của nhà đầu tư, tư vấn giám sát, cơ quan quản lý đường thủy nội địa khu vực và đơn vị bảo trì đường thủy nội địa;
e) Định kỳ hàng quý báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về đường thủy nội địa kết quả thực hiện và đề xuất giải quyết những vướng mắc, phát sinh liên quan đến điều chỉnh, chấm dứt thực hiện dự án.
2. Trước khi triển khai thi công nhà đầu tư có trách nhiệm:
a) Hoàn thành đầy đủ các thủ tục về tài nguyên, môi trường và các thủ tục liên quan theo quy định của pháp luật;
b) Lập phương án điều tiết khống chế đảm bảo giao thông đường thủy trình cơ quan quản lý đường thủy nội địa phê duyệt theo quy định;
c) Ký hợp đồng với tư vấn giám sát thi công;
d) Thông báo thời gian thi công, số lượng phương tiện thiết bị, nhân lực (tên các đơn vị có liên quan, cơ quan quản lý đường thủy nội địa khu vực;
đ) Kiểm tra, xác nhận hiện trạng bờ sông với chính quyền địa phương trước khi thi công nạo vét luồng đường thủy nội địa, vùng nước cảng, bến thủy nội địa.
3. Quá trình thực hiện, nhà đầu tư có trách nhiệm:
a) Tổ chức tiếp nhận bàn giao mốc giới, mặt bằng thi công nạo vét, duy tu phục vụ thi công theo quyết định được cấp có thẩm quyền chấp thuận; đo đạc khảo sát lại khu vực được bàn giao mốc giới, mặt bằng thi công nạo vét duy tu luồng trước thi công;
b) Tổ chức thi công, nghiệm thu, bàn giao các hạng mục và toàn bộ công trình theo hồ sơ dự án được phê duyệt phù hợp với quy định của pháp luật;
c) Thực hiện theo đúng các nội dung của dự án được phê duyệt và hợp đồng đã ký kết;
d) Thực hiện đầy đủ các quy định về công tác bảo vệ môi trường theo hồ sơ đánh giá tác động môi trường được phê duyệt, thực hiện đảm bảo an toàn đường thủy nội địa trong quá trình thi công; chế độ thuế, phí, lệ phí và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật;
e) Định kỳ (hàng tháng và hàng quý) báo cáo tình hình và kết quả thực hiện dự án với cơ quan quản lý đường thủy nội địa và đơn vị quản lý đường thủy nội địa khu vực.
4. Cơ quan quản lý đường thủy nội địa khu vực có trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan hướng dẫn, kiểm tra giám sát quá trình thực hiện dự án của nhà đầu tư phù hợp với nội dung dự án đã được phê duyệt và các quy định pháp luật liên quan;
b) Yêu cầu nhà đầu tư thực hiện việc lắp đặt và điều chỉnh báo hiệu đường thủy nội địa khu vực thi công theo đúng phương án đã được chấp thuận;
c) Phản ánh kịp thời tình hình thực hiện, các thay đổi trong quá trình thi công so với hồ sơ dự án được phê duyệt tới cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp.
d) Định kỳ (hàng tháng và hàng quý) báo cáo kết quả thực hiện dự án của nhà đầu tư, tư vấn giám sát về cơ quan quản lý đường thủy nội địa.
5. Tổ chức tư vấn giám sát có trách nhiệm:
a) Thực hiện chức năng giám sát quá trình thi công dự án của nhà đầu tư theo đúng các nội dung được phê duyệt và quy chế Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình trong ngành giao thông vận tải ban hành kèm theo Quyết định số 22/2008/QĐ-BGTVT ngày 20 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
b) Phối hợp với các cơ quan chuyên ngành tại địa phương trong việc giám sát xác nhận khối lượng sản phẩm nạo vét tận thu của nhà đầu tư.
c) Báo cáo định kỳ (hàng tháng và hàng quý) kết quả thực hiện dự án của nhà đầu tư, tư vấn giám sát về cơ quan quản lý đường thủy nội địa.
6. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với dự án trên luồng đường thủy nội địa, vùng nước cảng bến thủy nội địa quốc gia) có trách nhiệm:
Chỉ đạo cơ quan quản lý về tài nguyên, môi trường của địa phương thực hiện đăng ký khối lượng tận thu sản phẩm nạo vét theo quy định tại khoản 3 Chỉ thị số 29/2008/CT-TTg ngày 02 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động khảo sát, khai thác, vận chuyển, tiêu thụ cát, sỏi lòng sông; phối hợp với cơ quan quản lý đường thủy nội địa giám sát việc tuân thủ các nghĩa vụ của nhà đầu tư trong thực hiện dự án (vị trí nạo vét, sản phẩm nạo vét).
Thông tư 37/2013/TT-BGTVT quy định về nạo vét luồng đường thủy nội địa, vùng nước cảng, bến thủy nội địa kết hợp tận thu sản phẩm do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Lập danh mục các công trình nạo vét kết hợp tận thu sản phẩm
- Điều 4. Công bố danh mục dự án
- Điều 5. Đăng ký thực hiện dự án
- Điều 6. Chấp thuận nhà đầu tư thực hiện dự án
- Điều 7. Hồ sơ đề xuất dự án
- Điều 8. Phê duyệt hồ sơ đề xuất dự án
- Điều 9. Đàm phán, ký kết và điều chỉnh hợp đồng dự án
- Điều 10. Các chi phí liên quan thực hiện dự án
- Điều 11. Bảo đảm nghĩa vụ thực hiện hợp đồng dự án
- Điều 12. Tổ chức triển khai, quản lý, giám sát thực hiện dự án
- Điều 13. Chấm dứt hợp đồng dự án
- Điều 14. Hoàn thành thực hiện dự án và bàn giao dự án
- Điều 15. Xử lý vi phạm
- Điều 16. Hiệu lực thi hành
- Điều 17. Tổ chức thực hiện