Điều 21 Thông tư 35/2018/TT-BCT quy định về nội dung, trình tự, thủ tục hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính
Điều 21. Xử lý kết quả kiểm tra
1. Căn cứ vào kết quả kiểm tra, khi cần thiết Trưởng Đoàn kiểm tra áp dụng theo thẩm quyền hoặc đề xuất người có thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính. Việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và quy định tại các Điều thuộc Chương V của Thông tư này.
2. Trường hợp vi phạm hành chính phát hiện được thuộc trường hợp xử phạt không lập biên bản vi phạm hành chính thì Trưởng Đoàn kiểm tra ban hành ngay quyết định xử phạt theo thẩm quyền và báo cáo kết quả kèm theo hồ sơ vụ việc kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính với người ban hành quyết định kiểm tra.
3. Chậm nhất trong 01 ngày làm việc kể từ ngày lập xong biên bản kiểm tra, biên bản vi phạm hành chính, Trưởng Đoàn kiểm tra phải báo cáo hồ sơ vụ việc đến người ban hành quyết định kiểm tra để xử lý kết quả kiểm tra trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Ngay sau khi nhận được hồ sơ vụ việc kiểm tra của Đoàn kiểm tra, người ban hành quyết định kiểm tra xem xét, xử lý kết quả kiểm tra như sau:
a) Trường hợp đã lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 20 Thông tư này và trong thời hạn xử phạt vi phạm hành chính theo quy định, thì phải quyết định việc xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử lý hoặc làm thủ tục trình hoặc chuyển giao hồ sơ vụ việc vi phạm hành chính đến người có thẩm quyền xử phạt theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính và các quy định tại Thông tư này;
b) Trường hợp biên bản kiểm tra phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật, nhưng chưa đủ căn cứ kết luận về vi phạm hành chính thì phải quyết định việc áp dụng biện pháp nghiệp vụ thu thập, thẩm tra, xác minh thông tin để bổ sung tài liệu, chứng cứ theo quy định tại
Thông tư 35/2018/TT-BCT quy định về nội dung, trình tự, thủ tục hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính
- Điều 4. Kế hoạch kiểm tra
- Điều 5. Xây dựng, phê duyệt hoặc ban hành kế hoạch kiểm tra của Tổng cục Quản lý thị trường
- Điều 6. Xây dựng, phê duyệt hoặc ban hành kế hoạch kiểm tra của Cục nghiệp vụ, Cục cấp tỉnh
- Điều 7. Thực hiện kế hoạch kiểm tra
- Điều 8. Thông tin về hành vi vi phạm pháp luật hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật để kiểm tra đột xuất
- Điều 9. Tiếp nhận và xử lý thông tin
- Điều 10. Báo cáo kết quả thẩm tra, xác minh thông tin
- Điều 11. Xử lý kết quả thẩm tra, xác minh thông tin
- Điều 12. Đề xuất kiểm tra
- Điều 13. Phương án kiểm tra
- Điều 14. Ban hành quyết định kiểm tra
- Điều 15. Trách nhiệm của người ban hành quyết định kiểm tra
- Điều 16. Thành phần Đoàn kiểm tra và người tham gia giúp việc Đoàn kiểm tra
- Điều 17. Thực hiện quyết định kiểm tra
- Điều 18. Xử lý trường hợp phát sinh khi đang thực hiện quyết định kiểm tra tại nơi kiểm tra
- Điều 19. Lập biên bản kiểm tra
- Điều 20. Lập Biên bản vi phạm hành chính
- Điều 21. Xử lý kết quả kiểm tra
- Điều 22. Thu thập, thẩm tra, xác minh để bổ sung tài liệu, chứng cứ
- Điều 23. Xử lý kết quả thẩm tra, xác minh vụ việc kiểm tra
- Điều 24. Xử phạt vi phạm hành chính
- Điều 25. Thủ tục chuyển giao vụ việc vi phạm hành chính cho cơ quan có thẩm quyền của ngành khác
- Điều 26. Thủ tục trình vụ việc vi phạm hành chính trong nội bộ cơ quan Quản lý thị trường
- Điều 27. Thủ tục tiếp nhận, thụ lý vụ việc vi phạm hành chính do cơ quan nhà nước khác chuyển giao cho cơ quan, đơn vị Quản lý thị trường
- Điều 28. Thủ tục trình Ủy ban nhân dân các cấp
- Điều 29. Lập, chỉnh lý, lưu trữ hồ sơ kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính
- Điều 30. Bảo mật thông tin
- Điều 31. Quy định chung về áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính
- Điều 32. Đề xuất khám
- Điều 33. Phương án khám
- Điều 34. Ban hành quyết định khám
- Điều 35. Trình tự, thủ tục thực hiện quyết định khám
- Điều 36. Áp dụng biện pháp tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính