Điều 12 Thông tư 34/2021/TT-BGTVT quy định về quản lý, hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Điều 12. Trách nhiệm của Cơ quan quản lý đường bộ
1. Tổng cục Đường bộ Việt Nam
a) Tổ chức thực hiện kiểm tra tải trọng xe trên hệ thống quốc lộ; phối hợp với địa phương thực hiện kiểm tra tải trọng xe trên hệ thống đường địa phương khi được cơ quan quản lý đường bộ tại địa phương đề nghị;
b) Quản lý, vận hành, khai thác và duy trì hoạt động hệ thống quản lý dữ liệu kiểm tra tải trọng xe của Tổng cục Đường bộ Việt Nam ;
c) Quyết định đưa vào hoạt động đối với Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định trên quốc lộ, Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động do đơn vị quản lý;
d) Tổ chức tập huấn cho đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan về quy trình, thao tác sử dụng, bảo quản phương tiện, thiết bị kỹ thuật của Trạm kiểm tra tải trọng xe và các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính có liên quan;
đ) Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại
2. Trách nhiệm của các Cục Quản lý đường bộ
a) Thực hiện kiểm tra tải trọng xe trên hệ thống quốc lộ thuộc phạm vi quản lý hoặc theo chỉ đạo của Tổng cục Đường bộ Việt Nam; phối hợp với địa phương thực hiện kiểm tra tải trọng xe trên hệ thống đường địa phương khi được cơ quan quản lý đường bộ tại địa phương đề nghị;
b) Kết nối dữ liệu thiết bị cân của Trạm kiểm tra tải trọng xe được giao quản lý với hệ thống quản lý dữ liệu kiểm tra tải trọng xe của Tổng cục Đường bộ Việt Nam;
c) Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại
3. Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải
a) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đưa vào hoạt động đối với Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định trên hệ thống đường bộ địa phương; quyết định đưa vào hoạt động đối với Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động do địa phương quản lý; chỉ đạo, tổ chức thực hiện kiểm tra tải trọng xe trên hệ thống đường bộ thuộc địa bàn của địa phương; chế độ, chính sách cho hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe do địa phương quản lý;
b) Thực hiện kiểm tra tải trọng xe trên hệ thống đường bộ địa phương, hệ thống quốc lộ được phân cấp quản lý; phối hợp với Cục Quản lý đường bộ thực hiện kiểm tra tải trọng xe trên hệ thống quốc lộ qua địa bàn địa phương khi được Cục Quản lý đường bộ, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đề nghị hoặc Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo;
c) Kết nối dữ liệu thiết bị cân của Trạm kiểm tra tải trọng xe được giao quản lý với hệ thống quản lý dữ liệu kiểm tra tải trọng xe của Tổng cục Đường bộ Việt Nam;
d) Phối hợp với Tổng cục Đường bộ Việt Nam tổ chức tập huấn cho đơn vị, tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý về quy trình, thao tác sử dụng, bảo quản phương tiện, thiết bị kỹ thuật của Trạm kiểm tra tải trọng xe và các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính có liên quan ;
đ) Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại
Thông tư 34/2021/TT-BGTVT quy định về quản lý, hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Nguyên tắc chung
- Điều 4. Yêu cầu của Trạm kiểm tra tải trọng xe khi đưa vào hoạt động
- Điều 5. Hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định do cơ quan quản lý đường bộ quản lý, vận hành
- Điều 6. Hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định do Tổ chức được giao quản lý, bảo trì đường bộ quản lý, vận hành
- Điều 7. Hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động
- Điều 8. Yêu cầu nghiệp vụ của người trực tiếp vận hành Trạm kiểm tra tải trọng xe
- Điều 9. Kinh phí hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe
- Điều 10. Chế độ báo cáo
- Điều 11. Trách nhiệm của người trực tiếp vận hành Trạm
- Điều 12. Trách nhiệm của Cơ quan quản lý đường bộ
- Điều 13. Trách nhiệm của Tổ chức được giao quản lý, bảo trì đường bộ
- Điều 14. Hiệu lực thi hành
- Điều 15. Quy định chuyển tiếp
- Điều 16. Tổ chức thực hiện