Hệ thống pháp luật

Chương 2 Thông tư 33/2012/TT-BNNPTNT quy định điều kiện vệ sinh, đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thịt và phụ phẩm ăn được của động vật ở dạng tươi sống dùng làm thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Chương II

QUY ĐỊNH ĐIỀU KIỆN VỆ SINH, ĐẢM BẢO AN TOÀN THỰC PHẨM ĐỐI VỚI CƠ SỞ KINH DOANH THỊT VÀ PHỤ PHẨM TẠI CHỢ TRUYỀN THỐNG, CỬA HÀNG KINH DOANH VÀ CỬA HÀNG GIỚI THIỆU SẢN PHẨM

Điều 7. Yêu cầu đối với cơ sở hạ tầng

1. Có địa điểm cố định.

2. Địa điểm phải cách biệt với các nguồn gây ô nhiễm, khu bán thực phẩm chín hoặc khu bán thực phẩm ăn liền.

3. Có đủ nước và xà phòng để rửa tay.

4. Nước dùng trong kinh doanh thịt và phụ phẩm phải đạt tiêu chuẩn nước ăn uống theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ăn uống QCVN 01:2009/BYT ngày 17/06/2009 của Bộ Y tế.

Điều 8. Yêu cầu đối với trang thiết bị, làm sạch và khử trùng tiêu độc

1. Trang thiết bị dùng bày bán, pha lọc và chứa đựng

a) Mặt bàn và móc treo bày bán thịt và phụ phẩm được làm bằng vật liệu bền, không thấm nước, không gỉ và dễ làm vệ sinh và khử trùng tiêu độc;

b) Mặt bàn và móc treo bày bán thịt và phụ phẩm cao ít nhất 80 cm so với mặt đất;

c) Vật dụng dùng pha lọc và chứa đựng thịt và phụ phẩm được làm bằng vật liệu bền, không gỉ và dễ làm vệ sinh và khử trùng tiêu độc.

2. Thiết bị lạnh (nếu có)

a) Có thiết bị duy trì nhiệt độ từ 0 – 5oC để bảo quản thịt và phụ phẩm tại quầy bán hàng.

b) Có nhiệt kế và bộ phận điều chỉnh nhiệt độ gắn trực tiếp hoặc điều khiển từ xa cho thiết bị lạnh.

c) Có sổ sách ghi chép nhiệt độ bảo quản mỗi ngày hai lần.

3. Làm sạch và khử trùng tiêu độc

a) Các trang thiết bị, dụng cụ để bày bán, pha lọc, chứa đựng thịt và phụ phẩm phải riêng biệt, không được dùng chung cho đối tượng hoặc công việc khác;

b) Làm sạch và khử trùng tiêu độc trang thiết bị, dụng cụ bày bán, pha lọc và chứa đựng thịt và phụ phẩm trước và sau khi bán hàng;

c) Sử dụng hóa chất hoặc thuốc khử trùng tiêu độc theo hướng dẫn của nhà sản xuất, đúng nồng độ, liều lượng và thời gian tiếp xúc.

Điều 9. Yêu cầu đối với phương tiện vận chuyển

Phương tiện vận chuyển thịt và phụ phẩm phải đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y theo quy định.

Điều 10. Yêu cầu về vệ sinh cá nhân

1. Chủ cơ sở và người làm việc phải có giấy xác nhận đủ sức khỏe do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp (ít nhất một lần trong một năm).

2. Chủ cơ sở và người làm việc phải có giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm.

3. Những người mắc bệnh truyền nhiễm, bệnh ngoài da theo danh mục quy định tại Quyết định số 21/2007/QĐ-BYT ngày 12/03/2007 của Bộ Y tế không được pha lọc, bán hàng và bốc dỡ thịt và phụ phẩm.

4. Đảm bảo vệ sinh cá nhân khi làm việc:

a) Những người có vết thương hở phải băng bó bằng vật liệu chống thấm;

b) Không được ăn uống, hút thuốc, khạc nhổ trong khi pha lọc, bán hàng và bốc dỡ thịt và phụ phẩm;

c) Rửa tay bằng xà phòng trước khi pha lọc, sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc với những vật liệu bị ô nhiễm;

d) Người bán hàng không được ngồi trên bàn/quầy bán thịt.

Điều 11. Yêu cầu về quản lý chất thải

1. Có dụng cụ chứa đựng và thu gom chất thải rắn vào nơi quy định.

2. Có đường thoát chất thải lỏng từ quầy bán thịt và phụ phẩm đến đường cống.

Thông tư 33/2012/TT-BNNPTNT quy định điều kiện vệ sinh, đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thịt và phụ phẩm ăn được của động vật ở dạng tươi sống dùng làm thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

  • Số hiệu: 33/2012/TT-BNNPTNT
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 20/07/2012
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Diệp Kỉnh Tần
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 485 đến số 486
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
MỤC LỤC VĂN BẢN
HIỂN THỊ DANH SÁCH