Điều 17 Thông tư 32/2010/TT-BNNPTNT quy định về chỉ định và quản lý hoạt động người lấy mẫu, người kiểm định, phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận chất lượng giống, sản phẩm cây trồng và phân bón do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Điều 17. Giám sát tổ chức chứng nhận được chỉ định
1. Hàng năm, Cục Trồng trọt, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch giám sát hoạt động của Tổ chức chứng nhận với tần xuất là 01 (một) lần/01 (một) năm trong thời hạn hiệu lực của Quyết định chỉ định và kế hoạch giám sát đột xuất khi cần thiết.
2. Kết quả giám sát là căn cứ để Cục Trồng trọt, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét duy trì, cảnh báo, đình chỉ, huỷ bỏ hiệu lực của Quyết định chỉ định
3. Thành lập Đoàn giám sát
- Đối với tổ chức chứng nhận được Cục Trồng trọt chỉ định: Cục Trồng trọt thành lập đoàn giám sát gồm 2-3 thành viên am hiểu về lĩnh vực chỉ định.
- Đối với tổ chức chứng nhận được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định: Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì thành lập đoàn giám sát. Khi cần thiết Cục Trồng trọt có quyền tiến hành giám sát và đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT đình chỉ, huỷ bỏ quyết định chỉ định nếu phát hiện Tổ chức chứng nhận có vi phạm.
4. Trình tự, nội dung giám sát tại chỗ:
a) Kiểm tra sự phù hợp của hệ thống quản lý chất lượng và năng lực của tổ chức chứng nhận với TCVN 7457:2004 hoặc ISO/IEC Guide 65:1996 theo yêu cầu đối với tổ chức chứng nhận được chỉ định tại Phụ lục 8b của Thông tư này và hướng dẫn trong quá trình đánh giá/giám sát tại khoản 2 Phụ lục 19 của Thông tư này;
b) Kiểm tra quy trình đánh giá và kết quả chứng nhận tại nhà sản xuất được chứng nhận, khi cần thiết thì lấy mẫu sản phẩm được chứng nhận để kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng có liên quan.
c) Lập biên bản giám sát tổ chức chứng nhận theo hướng dẫn tại Phụ lục 17 của Thông tư này.
d) Báo cáo kết quả giám sát gửi về cơ quan chỉ định chậm nhất là 15 (mười lăm) ngày sau khi kết thúc giám sát.
đ) Trường hợp tổ chức chứng nhận có sai lỗi phải thực hiện hành động khắc phục và báo cáo kết quả cho Đoàn giám sát theo mẫu tại Phụ lục 18 của Thông tư này để thẩm định và báo cáo Cục Trồng trọt.
Đoàn giám sát thẩm định kết quả hành động khắc phục căn cứ theo báo cáo khắc phục của tổ chức chứng nhận; khi cần thiết thì tổ chức kiểm tra lại tại chỗ.
Thông tư 32/2010/TT-BNNPTNT quy định về chỉ định và quản lý hoạt động người lấy mẫu, người kiểm định, phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận chất lượng giống, sản phẩm cây trồng và phân bón do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Điều 3. Điều kiện người lấy mẫu, người kiểm định được chỉ định
- Điều 4. Điều kiện phòng kiểm nghiệm được chỉ định
- Điều 5. Điều kiện tổ chức chứng nhận được chỉ định
- Điều 6. Hồ sơ đăng ký chỉ định người lấy mẫu, người kiểm định giống cây trồng
- Điều 7. Hồ sơ đăng ký chỉ định phòng kiểm nghiệm
- Điều 8. Hồ sơ đăng ký chỉ định tổ chức chứng nhận
- Điều 9. Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ
- Điều 10. Đánh giá, chỉ định, chỉ định lại, mở rộng phạm vi chỉ định người lấy mẫu, người kiểm định giống cây trồng
- Điều 11. Đánh giá phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận
- Điều 12. Chỉ định phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận
- Điều 13. Chỉ định lại, mở rộng phạm vi chỉ định phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận
- Điều 14. Mã số chỉ định
- Điều 15. Chế độ báo cáo
- Điều 16. Giám sát phòng kiểm nghiệm được chỉ định
- Điều 17. Giám sát tổ chức chứng nhận được chỉ định
- Điều 18. Miễn giám sát đối với phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận được chỉ định có chứng chỉ công nhận
- Điều 19. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo
- Điều 20. Cảnh báo, đình chỉ, phục hồi, huỷ bỏ hiệu lực của quyết định chỉ định
- Điều 21. Chi phí