Điều 12 Thông tư 31/2014/TT-BCT quy định chi tiết về an toàn điện do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
1. Cọc tiếp đất được làm bằng thép tròn đường kính không nhỏ hơn 16 mm hoặc thép vuông có tiết diện tương đương hoặc thép góc có kích thước không nhỏ hơn (40x40x4)mm; chiều dài phần chôn trong đất ít nhất 0,8 m (theo phương thẳng đứng), một đầu cọc nhô lên khỏi mặt đất (không cao quá 0,15 m); nơi đặt cọc tiếp đất không được gây trở ngại cho người sử dụng nhà ở, công trình. Không được sơn phủ các vật liệu cách điện lên bề mặt cọc tiếp đất. Tại những nơi dễ bị ăn mòn, các cọc tiếp đất phải được mạ đồng hoặc mạ kẽm.
2. Dây nối đất có thể được làm bằng thép tròn đường kính không nhỏ hơn 6 mm hoặc thép dẹt kích thước không nhỏ hơn (24x4)mm hoặc dây đồng mềm nhiều sợi tiết diện không nhỏ hơn 16 mm2; nếu dây nối đất làm bằng thép thì phải được mạ kẽm hoặc sơn chống gỉ.
3. Dây nối đất được bắt chặt với phần nổi trên mặt đất của cọc tiếp đất và kết cấu kim loại cần nối đất bằng bu lông hoặc hàn.
4. Trường hợp nhà ở, công trình đã có nối đất đang được sử dụng thì không cần phải làm thêm cọc tiếp đất mà chỉ cần bắt chặt dây nối đất vào nối đất đó bằng bu lông hoặc hàn.
Thông tư 31/2014/TT-BCT quy định chi tiết về an toàn điện do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- Điều 4. Đối tượng được huấn luyện an toàn, xếp bậc và cấp thẻ an toàn điện
- Điều 5. Nội dung huấn luyện phần lý thuyết
- Điều 6. Nội dung huấn luyện phần thực hành
- Điều 7. Tổ chức huấn luyện
- Điều 8. Bậc an toàn điện
- Điều 9. Thẻ an toàn điện
- Điều 10. Phạm vi nối đất
- Điều 11. Đối tượng phải nối đất
- Điều 12. Kỹ thuật nối đất
- Điều 13. Trách nhiệm nối đất và quản lý hệ thống nối đất
- Điều 14. Phân loại biển báo an toàn điện
- Điều 15. Đặt biển báo an toàn điện
- Điều 16. Trách nhiệm đặt biển báo an toàn điện