Hệ thống pháp luật

Điều 5 Thông tư 31/2011/TT-BKHCN hướng dẫn nội dung và phương thức hoạt động của tổ chức đánh giá, định giá công nghệ do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

Điều 5. Nội dung hoạt động dịch vụ đánh giá công nghệ

Khi đánh giá công nghệ, cần xem xét công nghệ theo các nội dung cơ bản sau:

1. Xem xét công nghệ được đánh giá thuộc danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao, danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao hay danh mục công nghệ cấm chuyển giao.

2. Xem xét nguồn gốc, xuất xứ công nghệ: quốc gia, vùng lãnh thổ...; công ty, tập đoàn, viện, trường... tạo ra công nghệ.

3. Xem xét các quyền liên quan đến công nghệ

a) Quyền sở hữu và quyền sử dụng công nghệ, quyền chuyển giao lại cho bên thứ ba;

b) Quyền cải tiến, nhận thông tin về cải tiến công nghệ;

c) Quyền phân phối (độc quyền hay Không độc quyền), phạm vi lãnh thổ được bán sản phẩm do công nghệ tạo ra;

d) Các quyền sở hữu công nghiệp có liên quan đến công nghệ.

4. Đánh giá trình độ, kỹ thuật công nghệ

a) Xem xét trình độ công nghệ, vòng đời công nghệ;

b) Tính đồng bộ của thiết bị;

c) Xem xét thiết bị, nguyên vật liệu chế tạo phù hợp với dây chuyền sản xuất;

d) Suất tiêu hao nguyên liệu, năng lượng cho một đơn vị sản phẩm;

đ) Tuổi thọ thiết bị, khả năng thay thế, cải tiến;

e) Khả năng thuận tiện trong vận hành, quản lý.

5. Đánh giá về giá trị, hiệu quả kinh tế

a) Chi phí đầu tư, mức đầu tư so với công nghệ tương đương Khác;

b) Khả năng tài chính (xác định nguồn vốn);

c) Yếu tố đầu vào: có nguồn nguyên liệu tại địa phương; nguồn nguyên liệu trong nước (địa phương khác) hoặc có hợp đồng nhập Khẩu đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định cho sản xuất;

d) Yếu tố đầu ra cho sản phẩm: có thị trường ổn định hoặc có hợp đồng bao tiêu sản phẩm đầu ra ổn định;

đ) Hiệu quả kinh tế: đánh giá các chỉ tiêu Kinh tế của dự án như thời gian hoàn vốn, tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR - Internal Rate Of Return)...;

e) Hiệu quả kinh tế - xã hội: Khả năng sử dụng lao động, tác động lan tỏa.

6. Đánh giá về an toàn và môi trường

a) Khí thải, nước thải và chất thải rắn;

b) Vị trí dự án, diện tích sử dụng đất phù hợp với quy mô dự án;

c) Mức độ rủi ro và các giải pháp phòng ngừa, khắc phục sự cố;

d) Các giải pháp xử lý môi trường giảm thiểu tác động, đạt các chỉ tiêu phù hợp với tiêu chuẩn về môi trường của Việt Nam.

7. Khi đánh giá công nghệ trong từng ngành hoặc nhóm ngành cụ thể có thể xem xét thêm các nội dung Khác phù hợp với đặc thù của ngành hoặc nhóm ngành đó.

Thông tư 31/2011/TT-BKHCN hướng dẫn nội dung và phương thức hoạt động của tổ chức đánh giá, định giá công nghệ do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

  • Số hiệu: 31/2011/TT-BKHCN
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 15/11/2011
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Chu Ngọc Anh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 131 đến số 132
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra