Điều 6 Thông tư 31/2011/TT-BGTVT quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu do Bộ Giao thông vận tải ban hành
1. Hồ sơ đăng ký kiểm tra bao gồm các tài liệu sau:
a) Bản chính Giấy đăng ký kiểm tra có ghi rõ số khung, số động cơ và năm sản xuất của xe cơ giới theo mẫu nêu tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này;
c) Bản sao chụp tài liệu giới thiệu tính năng và thông số kỹ thuật có xác nhận của tổ chức, cá nhân nhập khẩu trong đó có thể hiện các nội dung cơ bản sau: Các thông số về kích thước cơ bản; Các thông số về khối lượng: khối lượng bản thân, khối lượng chuyên chở, khối lượng toàn bộ, khối lượng bản thân phân bố trên các trục xe (chỉ áp dụng đối với các xe cơ giới có khối lượng toàn bộ từ 15 tấn trở lên); Các thông số kỹ thuật cơ bản của động cơ; Số người cho phép chở kể cả người lái; Cỡ lốp xe; Giới thiệu về các hệ thống chính như: hệ thống truyền lực, hệ thống phanh, hệ thống treo, hệ thống lái, hệ thống đèn chiếu sáng tín hiệu, cơ cấu chuyên dùng lắp trên xe (nếu có);
Riêng đối với xe cơ giới chưa qua sử dụng thì ngoài tài liệu giới thiệu tính năng và thông số kỹ thuật nêu trên, tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải bổ sung các tài liệu sau:
- Bản chính Phiếu kiểm tra xuất xưởng do nhà sản xuất cấp cho từng xe cơ giới có ghi số khung, số động cơ (nếu có) hoặc Giấy chứng nhận chất lượng (C/Q) của nhà sản xuất cấp cho xe cơ giới nhập khẩu.
- Tài liệu liên quan đến khí thải của xe cơ giới chưa qua sử dụng, nhập khẩu bao gồm bản sao chụp có xác nhận của tổ chức, cá nhân nhập khẩu của một trong các tài liệu sau:
Báo cáo thử nghiệm khí thải do các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài cấp cho kiểu loại xe cơ giới hoặc động cơ xe cơ giới (đối với ô tô hạng nặng) trong đó có ghi các kết quả thử nghiệm của các phép thử quy định tại các quy chuẩn tương ứng;
Giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài xác nhận kiểu loại xe cơ giới hoặc động cơ xe cơ giới (đối với ô tô hạng nặng) đã thỏa mãn yêu cầu về khí thải như quy định hiện hành hoặc cao hơn đối với từng loại xe và phép thử quy định tại các quy chuẩn tương ứng.
Giấy xác nhận (hoặc chứng nhận) của nhà sản xuất cấp cho kiểu loại xe cơ giới hoặc động cơ xe cơ giới (đối với ô tô hạng nặng) trong đó có xác nhận kiểu loại xe hoặc động cơ xe cơ giới thoả mãn yêu cầu về khí thải như quy định hiện hành hoặc cao hơn đối với xe cơ giới chưa qua sử dụng nhập khẩu thuộc các đối tượng là: Xe cơ giới đã được cơ quan có thẩm quyền các nước áp dụng tiêu chuẩn khí thải Châu Âu cấp Giấy chứng nhận kiểu loại xe hoặc Ô tô hạng nặng được sản xuất tại các nước không áp dụng tiêu chuẩn khí thải Châu Âu nhưng thoả mãn yêu cầu của các nước này và các yêu cầu này tương đương hoặc cao hơn mức hiện hành.
Việc sử dụng Giấy xác nhận (hoặc chứng nhận) của nhà sản xuất cấp cho kiểu loại xe cơ giới hoặc động cơ xe cơ giới (đối với ô tô hạng nặng) thay thế cho Báo cáo thử nghiệm khí thải hoặc Giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài như nêu ở trên chỉ được áp dụng trong thời gian 02 năm kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
- Yêu cầu về tài liệu liên quan đến khí thải của xe cơ giới không áp dụng cho các đối tượng sau:
Xe cơ giới không tham gia giao thông công cộng, hoạt động chủ yếu tại khu vực mỏ, bến cảng, sân bay, kho bãi, nhà máy, khu du lịch và vui chơi giải trí;
Xe cơ giới nhập khẩu theo quy định riêng của Thủ tướng Chính phủ;
Xe cơ giới nhập khẩu là hàng viện trợ không hoàn lại hoặc quà tặng cho các cơ quan tổ chức.
d) Đối với ô tô chở người dưới 16 chỗ ngồi đã qua sử dụng, ngoài các tài liệu nêu tại các
- Giấy chứng nhận đăng ký hoặc một trong các loại giấy tờ có giá trị tương đương;
- Giấy chứng nhận lưu hành;
- Giấy huỷ Giấy chứng nhận đăng ký hoặc Giấy huỷ Giấy chứng nhận lưu hành do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi ô tô được đăng ký lưu hành cấp cho phương tiện.
Riêng đối với trường hợp phương tiện đã thay đổi chủ sở hữu nhiều lần trước khi nhập khẩu về Việt Nam và trên Giấy chứng nhận đăng ký hoặc các Giấy tờ thay thế không có đủ cơ sở để xác định thời gian đăng ký sử dụng xe thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu có thể bổ sung các bằng chứng hợp pháp thể hiện các lần đăng ký trước của cơ quan hoặc tổ chức chuyên ngành về quản lý phương tiện tại các nước xuất khẩu xe.
2. Miễn tài liệu giới thiệu tính năng và thông số kỹ thuật và tài liệu liên quan đến khí thải nêu tại
Kiểm tra tình trạng của số khung, số động cơ của từng chiếc xe nhập khẩu có cùng kiểu loại với kiểu loại thể hiện trong hồ sơ đăng ký kiểm tra.
2. Kiểm tra thử nghiệm xe mẫu
a) Phương thức kiểm tra này áp dụng đối với các xe cơ giới chưa qua sử dụng không thuộc đối tượng nêu tại
Kiểm tra tình trạng của số khung, số động cơ của từng chiếc xe nhập khẩu có cùng kiểu loại với xe mẫu.
3. Kiểm tra xác suất
a) Phương thức này áp dụng đối với mỗi kiểu loại xe cơ giới chưa qua sử dụng, có hồ sơ đầy đủ theo quy định, không thuộc đối tượng nêu tại các
- Xe cơ giới đã được Cơ quan kiểm tra chứng nhận về kiểu loại nhưng thuộc đối tượng mà cơ quan kiểm tra có cơ sở chứng minh sự sai khác về thông số kỹ thuật giữa tài liệu kỹ thuật với xe cơ giới nhập khẩu hoặc tài liệu kỹ thuật không đủ tin cậy để làm căn cứ kiểm tra.
- Xe cơ giới thuộc kiểu loại chưa được Cơ quan kiểm tra cấp Giấy chứng nhận chất lượng;
- Xe cơ giới có cùng kiểu loại với loại xe đã được Cơ quan kiểm tra cấp Giấy chứng nhận chất lượng nhưng được nhập khẩu bởi tổ chức hoặc cá nhân không phải là đại lý uỷ quyền về bán hàng và bảo hành của nhà sản xuất.
b) Nội dung kiểm tra: Kiểm tra 01 xe mẫu lấy ngẫu nhiên của mỗi kiểu loại xe có trong hồ sơ đăng ký kiểm tra theo các hạng mục kiểm tra tổng quát, kiểm tra động cơ, kiểm tra hệ thống phanh, kiểm tra hệ thống treo, kiểm tra hệ thống lái, kiểm tra trang thiết bị điện, đèn chiếu sáng tín hiệu theo quy định nêu tại Điều 8;
Kiểm tra tình trạng của số khung, số động cơ của từng chiếc xe nhập khẩu có cùng kiểu loại với xe mẫu.
4. Kiểm tra từng xe
a) Phương thức này áp dụng đối với các xe cơ giới không thuộc các đối tượng nêu tại các
b) Nội dung kiểm tra: Kiểm tra theo các hạng mục kiểm tra tổng quát, kiểm tra động cơ, kiểm tra hệ thống phanh, kiểm tra hệ thống treo, kiểm tra hệ thống lái, kiểm tra trang thiết bị điện, đèn chiếu sáng tín hiệu theo quy định nêu tại Điều 8.
5. Kiểm tra thử nghiệm khí thải (trừ phép thử bay hơi)
a) Phương thức này áp dụng đối với các xe cơ giới thuộc các đối tượng sau đây:
- Xe cơ giới không có tài liệu liên quan tới khí thải theo quy định tại
Điều 8. Kiểm tra đối với xe cơ giới đã qua sử dụng
Xe cơ giới đã qua sử dụng (bao gồm cả ô tô tải không có thùng chở hàng) nhập khẩu, có hồ sơ đầy đủ theo quy định tại
b) Xe cơ giới phải ở trạng thái hoạt động bình thường, bảo đảm đầy đủ công dụng, chức năng, có hình dáng và kết cấu phù hợp với tài liệu giới thiệu tính năng và thông số kỹ thuật đã đăng ký tại Cơ quan kiểm tra (trừ trường hợp ô tô tải không có thùng chở hàng);
c) Xe cơ giới phải có kích thước, khối lượng và sự phân bố khối lượng trên các trục xe phù hợp với quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật hiện hành của Bộ Giao thông vận tải về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới.
2. Kiểm tra thân vỏ, buồng lái, thùng hàng
a) Không nứt, gãy, thủng, mục gỉ, rách;
b) Cửa lên xuống đóng, mở nhẹ nhàng, không tự mở khi xe chạy;
c) Kính chắn gió và kính cửa sổ là loại kính an toàn, đúng chủng loại của phương tiện đó, phù hợp với các quy định về an toàn cho người ngồi trong xe; không vỡ, rạn nứt hoặc đổi màu;
d) Gương chiếu hậu đủ số lượng, đúng chủng loại, lắp đặt chắc chắn;
đ) Ghế người lái và ghế hành khách có sơ đồ bố trí đúng với tài liệu kỹ thuật, lắp ghép chắc chắn và có kích thước phù hợp với quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật hiện hành của Bộ Giao thông vận tải về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới;
e) Dây đai an toàn: đầy đủ theo quy định và tài liệu kỹ thuật của loại xe đó, lắp ghép chắc chắn, không bị rách, khoá cài phải đóng mở nhẹ nhàng và không tự mở, dây không bị kẹt, cơ cấu hãm phải giữ chặt dây khi giật đột ngột.
3. Kiểm tra khung xe
Không nứt, gãy, cong vênh ở mức nhận biết được bằng mắt. Không mọt gỉ làm ảnh hưởng tới khả năng chịu lực của các kết cấu.
4. Kiểm tra động cơ
b) Không có hiện tượng rò rỉ thành giọt của nhiên liệu, dầu bôi trơn và nước làm mát;
c) Động cơ phải hoạt động được khi khởi động bằng máy khởi động điện liên tiếp không quá 3 lần, mỗi lần không quá 5 giây;
d) Động cơ phải hoạt động ổn định ở chế độ vòng quay không tải; không có tiếng gõ lạ;
đ) Áp suất dầu bôi trơn, nhiệt độ nước làm mát khi động cơ làm việc ổn định phải nằm trong giới hạn cho phép;
e) Giới hạn lớn nhất cho phép của khí thải động cơ phải thỏa mãn quy định sau đây:
- Đối với phương tiện lắp động cơ cháy cưỡng bức, 4 kỳ: hàm lượng CO không vượt quá 3,0 % thể tích; hàm lượng HC không vượt quá 600 ppm thể tích;
- Đối với phương tiện lắp động cơ cháy cưỡng bức, 2 kỳ: hàm lượng CO không vượt quá 3,0 % thể tích; hàm lượng HC không vượt quá 7800 ppm thể tích;
- Đối với phương tiện lắp động cơ cháy cưỡng bức, loại đặc biệt (là các loại động cơ như động cơ Wankel và một số loại động cơ khác có kết cấu đặc biệt khác với kết cấu của các loại động cơ có píttông, vòng găng (xéc măng) thông dụng hiện nay): hàm lượng CO không vượt quá 3,0 % thể tích; hàm lượng HC không vượt quá 3300 ppm thể tích;
- Đối với phương tiện lắp động cơ cháy do nén: độ khói không vượt quá 60% HSU;
g) Tiếng ồn do xe phát ra khi đỗ không được vượt quá mức ồn tối đa cho phép quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hiện hành của Bộ Giao thông vận tải về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới;
h) Thể tích làm việc của động cơ được ghi nhận theo trị số thể hiện trong tài liệu giới thiệu tính năng và thông số kỹ thuật hoặc ê tơ két gắn trên động cơ hoặc các thông tin của nhà sản xuất. Trường hợp tài liệu kỹ thuật không thể hiện trị số này hoặc có nghi vấn về trị số thể hiện trong tài liệu kỹ thuật thì thể tích làm việc của động cơ được ghi nhận theo kết quả đo thể tích làm việc thực tế của động cơ.
5. Kiểm tra hệ thống truyền lực và hệ thống chuyển động
a) Ly hợp: Lắp đặt chắc chắn, có hành trình tự do. Điều khiển nhẹ nhàng, đóng hoàn toàn, cắt dứt khoát. Không có hiện tượng rò rỉ dầu thành giọt trong toàn bộ hệ thống;
b) Hộp số, hộp số phụ: Ra vào số dễ dàng, không kẹt số, không tự nhảy số và không rò rỉ dầu thành giọt;
c) Không được có tiếng gõ lạ ở hộp số, hộp số phụ, cơ cấu truyền lực chính... khi vận hành;
d) Trục các đăng không biến dạng, không có vết nứt, gãy;
đ) Cầu chủ động hoạt động bình thường, không có vết nứt, không rò rỉ dầu thành giọt;
e) Cầu bị động không biến dạng, không có vết nứt;
g) Các moay ơ không rơ, không bó kẹt;
h) Lốp xe đúng tài liệu kỹ thuật, đủ số lượng, không phồng rộp, không nứt, vỡ.
6. Kiểm tra hệ thống phanh
a) Có đầy đủ các bộ phận, các chi tiết theo tài liệu kỹ thuật của kiểu loại xe đó;
b) Các đường ống dẫn dầu, dẫn khí không nứt vỡ, không mòn, bẹp, không rò rỉ;
c) Đồng hồ áp suất, bộ chỉ thị áp suất: đúng kiểu loại, lắp ghép chắc chắn, làm việc ổn định, không có hư hỏng;
d) Phanh chân:
- Đối với hệ thống phanh dầu: sau không quá 2 lần đạp phanh thì hệ thống phanh phải có tác dụng.
- Đối với hệ thống phanh khí nén: sau khi đạp phanh thì hệ thống phanh phải có tác dụng. Khi đạp hết hành trình phanh, áp suất trong bình khí nén không nhỏ hơn 5 kG/cm2.
đ) Phanh tay: có tác dụng sau khi điều khiển;
e) Đầu nối phanh rơ moóc, sơ mi rơ moóc: đúng kiểu loại, lắp ghép chắc chắn; không bị hư hỏng, rò rỉ.
7. Kiểm tra hệ thống lái
a) Có đầy đủ các cụm, các chi tiết theo tài liệu kỹ thuật của loại xe đó và hoạt động bình thường, ổn định;
c) Trục lái: đúng kiểu loại, lắp ghép chắc chắn, không có độ rơ dọc trục và độ rơ hướng kính, không nứt, gãy, không bó kẹt khi quay;
d) Cơ cấu lái: đúng kiểu loại, lắp ghép chắc chắn, đủ chi tiết kẹp chặt và phòng lỏng, không chảy dầu, không có tiếng kêu bất thường khi hoạt động;
đ) Thanh và đòn dẫn động lái: không biến dạng, không có vết nứt, đủ các chi tiết kẹp chặt và phòng lỏng, không nứt, gãy, không được hàn nối;
e) Các khớp cầu và khớp chuyển hướng: lắp ghép chắc chắn, đủ chi tiết phòng lỏng, không rơ, không có tiếng kêu khi lắc vô lăng lái, không nứt, gãy, di chuyển không bị giật cục;
g) Ngõng quay lái: lắp ghép chắc chắn, đủ chi tiết phòng lỏng, không có độ rơ giữa bạc và trục, không nứt, gãy, không bó kẹt khi quay;
h) Trợ lực lái: đúng kiểu loại, lắp ghép chắc chắn, không rạn nứt, không chảy dầu thành giọt.
8. Kiểm tra hệ thống treo
a) Các bộ phận đàn hồi: nhíp, lò xo, thanh xoắn, .... phải đúng chủng loại, đủ số lượng, không nứt, gãy, xô lệch. Không mòn thành gờ ở mặt tiếp giáp giữa các lá nhíp. Đảm bảo khoảng sáng gầm xe đúng với tài liệu kỹ thuật của loại xe đó;
b) Đối với bộ phận đàn hồi khí nén: không rò rỉ khí nén, đảm bảo cân bằng thân xe theo các hướng;
c) Các giảm chấn thủy lực hoạt động bình thường, không rò rỉ dầu thành giọt.
9. Kiểm tra trang thiết bị điện, đèn chiếu sáng và tín hiệu
a) Có đầy đủ các trang thiết bị điện của loại xe đó và hoạt động bảo đảm chức năng;
b) Còi, đèn chiếu sáng, đèn tín hiệu, gạt mưa đảm bảo tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật theo quy định hiện hành đối với xe cơ giới đang lưu hành.
10. Kiểm tra cơ cấu chuyên dùng
Đối với xe cơ giới chuyên dùng thì cơ cấu chuyên dùng phải đầy đủ, đảm bảo các chức năng phù hợp với tài liệu kỹ thuật của loại xe đó.
a) Xe cơ giới thoả mãn các yêu cầu nêu tại khoản 1 Điều 7 thì Cơ quan kiểm tra cấp Thông báo miễn kiểm tra chất lượng (sau đây gọi tắt là Thông báo miễn kiểm tra) theo mẫu nêu tạiPhụ lục IIIkèm theo Thông tư này;
b) Xe cơ giới thoả mãn các yêu cầu nêu tại các
c) Xe cơ giới qua kiểm tra, thử nghiệm không đạt yêu cầu thì Cơ quan kiểm tra cấp Thông báo không đạt chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu theo mẫu nêu tại Phụ lục V kèm theo Thông tư này và gửi cho các cơ quan liên quan biết để có biện pháp xử lý.
3. Việc xử lý một số trường hợp đặc biệt trong quá trình kiểm tra được thực hiện như sau:
a) Trường hợp xe cơ giới đã qua sử dụng không có tài liệu giới thiệu tính năng và thông số kỹ thuật hoặc nội dung của tài liệu kỹ thuật không đầy đủ thì thông số kỹ thuật cơ bản của xe được xác định trên cơ sở kiểm tra, thử nghiệm thực tế;
Riêng trường hợp các xe cơ giới có sự thay đổi từ nước ngoài về một số thông số kỹ thuật hoặc kết cấu so với xe cơ sở thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải xuất trình các tài liệu của Cơ quan quản lý phương tiện nước ngoài đối với xe đã thay đổi. Khối lượng toàn bộ của xe cơ giới nhập khẩu trong trường hợp này không được lớn hơn giá trị nêu trong tài liệu của cơ quan quản lý phương tiện nước ngoài đối với xe đã thay đổi;
b) Đối với các xe chở hàng có khối lượng phân bố trên các trục xe lớn hơn quy định thì khối lượng chuyên chở của xe nhập khẩu được xác định theo kết quả tính toán tải trọng trục cho phép theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;
d) Trường hợp các xe cơ giới nhập khẩu bị hư hại trong quá trình vận chuyển từ cảng xếp hàng về Việt Nam thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu được phép hoàn thiện một số cụm như sau: Thân vỏ, buồng lái, thùng hàng có lớp sơn bị trầy xước hoặc ô xi hóa cục bộ nhưng không bị mọt, thủng; Kính chắn gió, kính cửa sổ bị nứt vỡ; Hệ thống đèn chiếu sáng, tín hiệu: Bị nứt, vỡ; Các rơ le điều khiển bị thiếu; Gương chiếu hậu bị nứt, vỡ; Gạt nước mưa bị hư hại hoặc hoạt động không bình thường; Ắc qui không hoạt động;
đ) Trường hợp xe cơ giới chưa qua sử dụng có kích thước lớn hơn quy định hiện hành được tháo rời để thuận tiện cho việc vận chuyển về Việt Nam thì Cơ quan kiểm tra chỉ kiểm tra chất lượng nhập khẩu khi xe đã được lắp ráp hoàn chỉnh;
e) Trường hợp xe cơ giới thuộc đối tượng phải triệu hồi (recall) để sửa chữa, khắc phục các lỗi theo quy định hiện hành về triệu hồi các sản phẩm ô tô bị lỗi kỹ thuật, được nhà sản xuất xe (hoặc cơ quan quản lý phương tiện nước ngoài thông báo chính thức vào thời điểm kiểm tra xe nhập khẩu thì Cơ quan kiểm tra chỉ cấp chứng chỉ chất lượng sau khi tổ chức, cá nhân nhập khẩu có văn bản cam kết kèm theo văn bản của nhà sản xuất hoặc của các cơ sở được uỷ quyền của nhà sản xuất xác nhận chiếc xe nhập khẩu đã thực hiện xong việc sửa chữa khắc phục lỗi và đảm bảo an toàn;
Trường hợp xe cơ giới có số khung và/hoặc số động cơ bị đục sửa thì được kiểm tra chất lượng nhưng trong chứng chỉ chất lượng có ghi rõ về việc đục sửa số khung và/hoặc số động cơ của chiếc xe đó;
Khi có nghi vấn về tình trạng số khung và/hoặc số động cơ của xe thì Cơ quan kiểm tra sẽ trưng cầu giám định tại cơ quan giám định chuyên ngành để xử lý cụ thể;
h) Năm sản xuất của xe cơ giới được xác định theo các căn cứ như sau:
- Theo số nhận dạng của xe (số VIN);
- Theo số khung của xe;
- Theo các tài liệu của nhà sản xuất như: catalog, sổ tay thông số kỹ thuật, phần mềm nhận dạng hoặc các thông tin của nhà sản xuất;
- Thông tin trên nhãn mác của nhà sản xuất được gắn hoặc đóng trên xe;
- Theo năm sản xuất được ghi nhận trong bản sao của Giấy chứng nhận đăng ký xe hoặc Giấy hủy đăng ký xe đang lưu hành tại nước ngoài;
Đối với các trường hợp đặc biệt khác thì Cơ quan kiểm tra thành lập Hội đồng giám định trong đó có sự tham gia của các chuyên gia kỹ thuật chuyên ngành để quyết định.
Điều 10. Thủ tục cấp chứng chỉ chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu
1. Trình tự thực hiện
Nếu hồ sơ đăng ký kiểm tra đầy đủ theo quy định tại
2. Cách thức thực hiện
Tổ chức, cá nhân nhập khẩu nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra trực tiếp tại Cơ quan kiểm tra và nhận chứng chỉ chất lượng sau khi đã nộp phí, lệ phí theo quy định hiện hành liên quan tới việc kiểm tra và cấp chứng chỉ chất lượng xe cơ giới nhập khẩu.
3. Thời hạn giải quyết
a) Đối với việc kiểm tra hồ sơ đăng ký kiểm tra và xác nhận vào Giấy đăng ký kiểm tra: trong vòng 01 ngày làm việc;
Thông tư 31/2011/TT-BGTVT quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Xe cơ giới nhập khẩu phải tuân theo các quy định hiện hành về kiểu loại và tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
- Điều 5. Cục Đăng kiểm Việt Nam (sau đây gọi là Cơ quan kiểm tra) tổ chức và tiến hành việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (sau đây gọi là kiểm tra) xe cơ giới nhập khẩu trong phạm vi cả nước.