Chương 9 Thông tư 30/2014/TT-BCT quy định về vận hành thị trường phát điện cạnh tranh do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 103. Trình tự giải quyết tranh chấp trong thị trường điện
1. Các tranh chấp phát sinh trong thị trường điện được giải quyết theo Quy định về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp trên thị trường điện lực do Bộ Công Thương ban hành.
2. Trước khi thực hiện giải quyết tranh chấp theo quy định tại Khoản 1 Điều này, trong thời hạn 60 ngày kể từ thời điểm phát sinh tranh chấp trong thị trường điện, các bên có trách nhiệm tiến hành đàm phán để tự giải quyết tranh chấp theo một trong các hình thức sau:
a) Thương lượng;
b) Hòa giải.
Điều 104. Trách nhiệm của các bên trong quá trình tự giải quyết tranh chấp
1. Thống nhất về hình thức tự giải quyết tranh chấp, thời gian, địa điểm tiến hành đàm phán.
2. Cung cấp đầy đủ, trung thực, chính xác những thông tin, tài liệu cần thiết liên quan đến nội dung tranh chấp.
3. Đưa ra chứng cứ hợp pháp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.
4. Tham gia quá trình đàm phán với tinh thần thiện chí, hợp tác.
5. Trong quá trình tự giải quyết tranh chấp, nếu phát hiện tranh chấp có dấu hiệu vi phạm quy định thị trường điện thì bên phát hiện có trách nhiệm thông báo cho bên kia biết để dừng tự giải quyết tranh chấp và báo cáo Cục Điều tiết điện lực.
Điều 105. Thông báo tranh chấp và chuẩn bị đàm phán
1. Khi phát sinh tranh chấp, bên yêu cầu có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho bên bị yêu cầu về việc tranh chấp và yêu cầu giải quyết tranh chấp và gửi Cục Điều tiết điện lực 01 (một) bản để báo cáo.
2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo, các bên có trách nhiệm thống nhất về hình thức giải quyết tranh chấp, nội dung cần giải quyết, thời gian và địa điểm đàm phán. Trường hợp lựa chọn hình thức hoà giải thông qua trung gian, các bên có trách nhiệm thống nhất về việc chọn người làm trung gian hoà giải. Các bên có quyền thoả thuận thay đổi người trung gian hoà giải trước thời gian dự kiến hoà giải đã thống nhất.
Điều 106. Tổ chức tự giải quyết tranh chấp
1. Thương lượng
Các bên có trách nhiệm trao đổi, thoả thuận về các nội dung cần giải quyết.
2. Hòa giải
a) Các bên có thể mời chuyên gia có chuyên môn hoặc đề nghị Cục Điều tiết điện lực cử cán bộ làm trung gian hoà giải và thống nhất về trách nhiệm của người trung gian hoà giải;
b) Các bên có trách nhiệm cung cấp cho người trung gian hoà giải nội dung vụ việc tranh chấp, các thông tin, tài liệu có liên quan đến vụ việc tranh chấp và các yêu cầu giải quyết của từng bên;
c) Các bên có thể nhất trí với phương án giải quyết của người trung gian hoà giải; yêu cầu người trung gian hoà giải sửa đổi, bổ sung phương án giải quyết đó hoặc tự thoả thuận để thống nhất phương án giải quyết mới.
Điều 107. Biên bản tự giải quyết tranh chấp
1. Sau khi kết thúc tự giải quyết tranh chấp hoặc hết thời hạn tự giải quyết tranh chấp, các bên tranh chấp có trách nhiệm lập Biên bản tự giải quyết tranh chấp bao gồm các nội dung sau:
a) Thời gian và địa điểm tiến hành tự giải quyết tranh chấp;
b) Tên, địa chỉ các bên tham gia tự giải quyết tranh chấp;
c) Tóm tắt nội dung tranh chấp;
d) Nội dung yêu cầu của các bên;
đ) Những nội dung đã được các bên thoả thuận;
e) Những nội dung các bên không thoả thuận được và lý do không thoả thuận được.
2. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày lập biên bản tự giải quyết tranh chấp, các bên có trách nhiệm gửi Cục Điều tiết điện lực 01 (một) bản để báo cáo.
Điều 108. Giải quyết tranh chấp tại Cục Điều tiết điện lực
1. Các bên có quyền gửi vụ việc lên Cục Điều tiết điện lực để giải quyết tranh chấp trong các trường hợp sau:
a) Hết thời hạn tự giải quyết tranh chấp quy định tại
b) Một bên không thực hiện các nội dung đã thoả thuận trong Biên bản tự giải quyết tranh chấp.
2. Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị giải quyết tranh chấp hợp lệ theo quy định, Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm giải quyết tranh chấp theo trình tự, thủ tục quy định tại Quy định về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp trên thị trường điện lực do Bộ Công Thương ban hành.
Điều 109. Phát hiện và trình báo vi phạm
1. Các hành vi vi phạm trong thị trường điện bị phát hiện phải được trình báo Cục Điều tiết điện lực bằng văn bản.
2. Nội dung trình báo hành vi vi phạm bao gồm:
a) Ngày, tháng, năm trình báo;
b) Tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân trình báo;
c) Tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi có dấu hiệu vi phạm;
d) Mô tả hành vi có dấu hiệu vi phạm;
đ) Thời gian, địa điểm xảy ra hành vi có dấu hiệu vi phạm;
e) Lý do phát hiện hành vi có dấu hiệu vi phạm (nếu có).
Điều 110. Xác minh hành vi vi phạm
1. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày tiếp nhận vụ việc về hành vi có dấu hiệu phạm, Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm thụ lý vụ việc. Trường hợp không thụ lý thì phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân trình báo.
2. Sau khi thụ lý vụ việc, Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm tiến hành xác minh hành vi có dấu hiệu vi phạm. Trong quá trình tiến hành xác minh hành vi vi phạm, Cục Điều tiết điện lực có quyền:
a) Yêu cầu đơn vị có dấu hiệu vi phạm, các đơn vị liên quan cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết phục vụ cho quá trình xác minh;
b) Yêu cầu đơn vị có dấu hiệu vi phạm giải trình;
c) Trưng cầu giám định, lấy ý kiến chuyên gia hoặc ý kiến của cơ quan, đơn vị có liên quan;
d) Triệu tập đơn vị có dấu hiệu vi phạm, các đơn vị bị ảnh hưởng do hành vi vi phạm để lấy ý kiến về hướng giải quyết và khắc phục hành vi vi phạm.
3. Trong quá trình xác minh, Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm giữ bí mật các thông tin, tài liệu được cung cấp theo quy định về bảo mật thông tin quy định tại Thông tư này và các quy định pháp luật khác liên quan đến bảo mật thông tin.
Điều 111. Lập Biên bản vi phạm hành chính
1. Trong thời hạn 60 ngày làm việc kể từ ngày tiến hành xác minh, Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm kết thúc xác minh và lập Biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định vận hành thị trường điện. Trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, thời hạn xác minh có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn xác minh.
2. Biên bản vi phạm hành chính được lập theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực.
3. Trường hợp kết quả xác minh cho thấy hành vi bị trình báo không vi phạm quy định vận hành thị trường điện, Cục Điều tiết điện lực dừng xác minh, thông báo cho tổ chức, cá nhân trình báo và cho tổ chức, cá nhân bị xác minh.
Điều 112. Các hình thức xử lý vi phạm
1. Đơn vị vi phạm phải chịu một trong các hình thức, mức độ xử phạt đối với từng hành vi vi phạm theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 134/2013/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
2. Đối với nhà máy điện có hành vi vi phạm quy định tại
Điều 113. Trình tự, thủ tục đình chỉ quyền tham gia thị trường điện
1. Trường hợp nhà máy điện có hành vi vi phạm quy định tại
2. Thời hạn hiệu lực của quyết định đình chỉ quyền tham gia thị trường điện đối với nhà máy điện có hành vi vi phạm không quá 01 (một) năm.
3. Trong thời hạn 01 ngày kể từ ngày nhận được Quyết định đình chỉ quyền tham gia thị trường điện, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm công bố việc đình chỉ quyền tham gia thị trường điện đối với nhà máy điện vi phạm.
4. Hết thời hạn quy định tại Khoản 2 Điều này, nhà máy điện vẫn chưa khắc phục vi phạm, Cục Điều tiết điện lực có quyền ra quyết định gia hạn đình chỉ quyền tham gia thị trường điện.
Thông tư 30/2014/TT-BCT quy định về vận hành thị trường phát điện cạnh tranh do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- Điều 4. Trách nhiệm tham gia thị trường điện
- Điều 5. Hồ sơ đăng ký tham gia thị trường điện
- Điều 6. Phê duyệt hồ sơ đăng ký tham gia thị trường điện
- Điều 7. Thông tin thành viên tham gia thị trường điện
- Điều 8. Đình chỉ và khôi phục quyền tham gia thị trường điện của nhà máy điện
- Điều 9. Chấm dứt tham gia thị trường điện
- Điều 10. Giới hạn giá chào
- Điều 11. Giá trị nước
- Điều 12. Giá thị trường toàn phần
- Điều 13. Giá điện năng thị trường
- Điều 14. Giá công suất thị trường
- Điều 15. Hợp đồng mua bán điện dạng sai khác
- Điều 16. Nguyên tắc thanh toán trong thị trường điện
- Điều 17. Kế hoạch vận hành năm tới
- Điều 18. Phân loại các nhà máy thuỷ điện
- Điều 19. Dự báo phụ tải cho lập kế hoạch vận hành năm tới
- Điều 20. Dịch vụ phụ trợ cho kế hoạch vận hành năm tới
- Điều 21. Phân loại tổ máy chạy nền, chạy lưng và chạy đỉnh năm tới
- Điều 22. Xác định giới hạn giá chào của tổ máy nhiệt điện
- Điều 23. Xác định giá trần thị trường
- Điều 24. Lựa chọn Nhà máy điện mới tốt nhất
- Điều 25. Nguyên tắc xác định giá công suất thị trường
- Điều 26. Trình tự xác định giá công suất thị trường
- Điều 27. Xác định tổng sản lượng hợp đồng năm
- Điều 28. Xác định sản lượng hợp đồng tháng
- Điều 29. Trách nhiệm xác định và ký kết sản lượng hợp đồng năm và tháng
- Điều 30. Xác định giá phát điện bình quân dự kiến cho năm N
- Điều 31. Công bố kế hoạch vận hành thị trường điện năm tới
- Điều 32. Dự báo phụ tải cho lập kế hoạch vận hành tháng tới
- Điều 33. Tính toán giá trị nước
- Điều 34. Phân loại tổ máy chạy nền, chạy lưng và chạy đỉnh tháng tới
- Điều 35. Điều chỉnh giá trần bản chào của tổ máy nhiệt điện
- Điều 36. Điều chỉnh sản lượng hợp đồng tháng
- Điều 37. Xác định sản lượng hợp đồng giờ
- Điều 38. Giá trị nước tuần tới
- Điều 39. Xác định sản lượng hợp đồng của các nhà máy thuỷ điện có hồ chứa điều tiết từ 02 ngày đến 01 tuần
- Điều 40. Giới hạn giá chào của nhà máy thuỷ điện
- Điều 41. Thông tin cho vận hành thị trường điện ngày tới
- Điều 42. Bản chào giá
- Điều 43. Chào giá nhóm nhà máy thuỷ điện bậc thang
- Điều 44. Chào giá nhà máy thuỷ điện khác
- Điều 45. Nộp bản chào giá
- Điều 46. Kiểm tra tính hợp lệ của bản chào giá
- Điều 47. Bản chào giá lập lịch
- Điều 48. Số liệu sử dụng cho lập lịch huy động ngày tới
- Điều 49. Lập lịch huy động ngày tới
- Điều 50. Công bố lịch huy động ngày tới
- Điều 51. Hoà lưới tổ máy phát điện
- Điều 52. Xử lý trong trường hợp có cảnh báo thiếu công suất
- Điều 53. Dữ liệu lập lịch huy động giờ tới
- Điều 54. Điều chỉnh sản lượng công bố của nhà máy thuỷ điện chiến lược đa mục tiêu
- Điều 55. Lập lịch huy động giờ tới
- Điều 56. Công bố lịch huy động giờ tới
- Điều 57. Điều độ hệ thống điện thời gian thực
- Điều 58. Xử lý trong trường hợp hồ chứa của nhà máy thuỷ điện vi phạm mức nước giới hạn tuần
- Điều 59. Can thiệp vào thị trường điện
- Điều 60. Dừng thị trường điện
- Điều 61. Khôi phục thị trường điện
- Điều 62. Xử lý điện năng xuất khẩu trong lập lịch huy động
- Điều 63. Xử lý điện năng nhập khẩu trong lập lịch huy động
- Điều 64. Thanh toán cho lượng điện năng xuất khẩu và nhập khẩu
- Điều 67. Xác định giá điện năng thị trường
- Điều 68. Xác định công suất thanh toán
- Điều 69. Xác định giá điện năng thị trường và công suất thanh toán khi can thiệp vào thị trường điện
- Điều 70. Sản lượng điện năng phục vụ thanh toán trong thị trường điện
- Điều 71. Điều chỉnh sản lượng điện năng phục vụ thanh toán trong thị trường điện
- Điều 72. Thanh toán điện năng thị trường
- Điều 73. Thanh toán công suất thị trường
- Điều 74. Khoản thanh toán theo hợp đồng mua bán điện dạng sai khác
- Điều 75. Thanh toán khi can thiệp vào thị trường điện
- Điều 76. Thanh toán khi dừng thị trường điện
- Điều 77. Thanh toán cho dịch vụ dự phòng quay và dịch vụ điều tần
- Điều 78. Thanh toán cho dịch vụ dự phòng khởi động nhanh, dịch vụ dự phòng nguội, dịch vụ vận hành phải phát do ràng buộc an ninh hệ thống điện, dịch vụ điều chỉnh điện áp và khởi động đen
- Điều 79. Thanh toán cho các nhà máy thuỷ điện có hồ chứa điều tiết dưới 02 ngày
- Điều 80. Thanh toán khác
- Điều 81. Số liệu phục vụ tính toán thanh toán thị trường điện
- Điều 82. Bảng kê thanh toán thị trường điện cho ngày giao dịch
- Điều 83. Bảng kê thanh toán thị trường điện cho chu kỳ thanh toán
- Điều 84. Hồ sơ thanh toán điện năng
- Điều 85. Hồ sơ thanh toán cho hợp đồng cung cấp dịch vụ phụ trợ
- Điều 86. Hiệu chỉnh hóa đơn
- Điều 87. Thanh toán
- Điều 88. Xử lý các sai sót trong thanh toán
- Điều 89. Phần mềm cho hoạt động của thị trường điện
- Điều 90. Yêu cầu đối với phần mềm cho hoạt động của thị trường điện
- Điều 91. Xây dựng và phát triển các phần mềm cho hoạt động của thị trường điện
- Điều 92. Kiểm toán phần mềm
- Điều 93. Cấu trúc hệ thống thông tin thị trường điện
- Điều 94. Quản lý và vận hành hệ thống thông tin thị trường điện
- Điều 95. Cung cấp và công bố thông tin thị trường điện
- Điều 96. Trách nhiệm đảm bảo tính chính xác của thông tin thị trường điện
- Điều 97. Bảo mật thông tin thị trường điện
- Điều 98. Các trường hợp miễn trừ bảo mật thông tin
- Điều 99. Lưu trữ thông tin thị trường điện
- Điều 100. Công bố thông tin vận hành thị trường điện
- Điều 101. Chế độ báo cáo vận hành thị trường điện
- Điều 102. Kiểm toán số liệu và tuân thủ trong thị trường điện
- Điều 103. Trình tự giải quyết tranh chấp trong thị trường điện
- Điều 104. Trách nhiệm của các bên trong quá trình tự giải quyết tranh chấp
- Điều 105. Thông báo tranh chấp và chuẩn bị đàm phán
- Điều 106. Tổ chức tự giải quyết tranh chấp
- Điều 107. Biên bản tự giải quyết tranh chấp
- Điều 108. Giải quyết tranh chấp tại Cục Điều tiết điện lực