Chương 3 Thông tư 30/2011/TT-BYT hướng dẫn xét tặng danh hiệu thầy thuốc nhân dân, ưu tú do Bộ Y tế ban hành
HỘI ĐỒNG XÉT TẶNG DANH HIỆU THẦY THUỐC NHÂN DÂN VÀ THẦY THUỐC ƯU TÚ CÁC CẤP
1. Nhiệm vụ:
a) Tổ chức việc xét tặng ở cấp cơ sở, tỉnh, Bộ bảo đảm chất lượng, thời gian và theo đúng các quy định của pháp luật.
b) Xét chọn và đề nghị lên Hội đồng cấp trên danh sách những cá nhân đủ tiêu chuẩn quy định.
2. Nguyên tắc:
a) Hội đồng làm việc theo nguyên tắc công khai, dân chủ, tập thể, quyết định theo đa số và bỏ phiếu kín.
b) Hội đồng các cấp không xem xét đối với các trường hợp khai không đúng quy định, hồ sơ không đầy đủ, không hợp lệ, gửi hồ sơ không đúng thời hạn.
c) Hội đồng cấp trên chỉ xem xét các trường hợp đã được Hội đồng cấp dưới đề nghị.
d) Hội đồng cấp dưới chỉ đề nghị lên Hội đồng cấp trên xem xét đối với những thầy thuốc đạt ít nhất 90% số phiếu tín nhiệm của tổng số các thành viên Hội đồng theo quyết định thành lập (nếu thành viên Hội đồng vắng mặt thì lấy ý kiến bằng phiếu bầu).
3. Phương thức hoạt động:
a) Hội đồng hoạt động theo Quy chế làm việc của Hội đồng do Chủ tịch Hội đồng quyết định.
b) Các phiên họp của Hội đồng chỉ hợp lệ khi có ít nhất 2/3 tổng số thành viên Hội đồng theo quyết định thành lập dự họp trong đó có Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng được Chủ tịch Hội đồng uỷ nhiệm.
c) Các cuộc họp Hội đồng phải lập thành Biên bản họp Hội đồng có chữ ký của Chủ tịch và Thư ký Hội đồng.
d) Hội đồng ở mỗi cấp có một Tổ Thư ký hoặc Ban Thư ký giúp việc do người ra quyết định thành lập Hội đồng quyết định.
đ) Hội đồng các cấp sử dụng con dấu của cơ quan, đơn vị mà Chủ tịch Hội đồng đang phụ trách.
4. Hội đồng xét tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú được thành lập cho từng đợt xét tặng và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Điều 11. Thành lập hội đồng cấp cơ sở ở các đơn vị trực thuộc Bộ và các đơn vị thuộc tỉnh
1. Hội đồng được thành lập theo quyết định của thủ trưởng đơn vị và phải có ít nhất 09 thành viên.
2. Hội đồng ở các đơn vị trực thuộc Bộ.
a) Thành phần Hội đồng:
- Thủ trưởng đơn vị là Chủ tịch Hội đồng.
- Chủ tịch Công đoàn đơn vị là Phó Chủ tịch Hội đồng.
- Các uỷ viên Hội đồng là: Các phó thủ trưởng đơn vị, trưởng một số khoa, phòng, ban, phân xưởng và các bộ phận khác trực thuộc đơn vị, một số Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú (nếu có).
b) Đối tượng được tham gia xét tại Hội đồng: Các thầy thuốc đã và đang công tác tại đơn vị.
3. Hội đồng mở rộng của Sở Y tế.
a) Thành phần Hội đồng:
- Giám đốc hoặc Phó Giám đốc Sở Y tế làm Chủ tịch Hội đồng.
- Chủ tịch Công đoàn Ngành y tế ở tỉnh là Phó Chủ tịch Hội đồng.
- Các uỷ viên Hội đồng là Trưởng một số phòng, ban, thủ trưởng các đơn vị liên quan, một số Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú (nếu có).
b) Đối tượng được tham gia xét tại Hội đồng:
Các thầy thuốc đã và đang công tác tại Cơ quan Sở Y tế, các ban chuyên ngành thuộc tỉnh, Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình các quận, huyện và các đơn vị không đủ điều kiện thành lập Hội đồng cấp cơ sở khác trực thuộc tỉnh.
4. Hội đồng ở các bệnh viện tỉnh, bệnh viện huyện, phòng khám đa khoa khu vực, doanh nghiệp sản xuất dược phẩm thuộc tỉnh, các trung tâm y tế tỉnh; bệnh viện tư nhân, doanh nghiệp sản xuất dược phẩm tư nhân đặt tại tỉnh (sau đây gọi chung là đơn vị).
a) Thành phần Hội đồng:
- Thủ trưởng đơn vị là Chủ tịch Hội đồng.
- Chủ tịch Công đoàn đơn vị là Phó Chủ tịch Hội đồng.
- Các uỷ viên Hội đồng là các Phó Thủ trưởng đơn vị, Trưởng một số khoa, phòng, ban, phân xưởng, bộ phận trực thuộc, một số Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú (nếu có).
b) Đối tượng được tham gia xét tại Hội đồng: Các thầy thuốc đã và đang công tác tại đơn vị.
5. Hội đồng ở Trung tâm Y tế huyện.
a) Thành phần Hội đồng:
- Thủ trưởng đơn vị là Chủ tịch Hội đồng.
- Chủ tịch Công đoàn đơn vị là Phó Chủ tịch Hội đồng.
- Các uỷ viên Hội đồng là các Phó Thủ trưởng đơn vị, Trưởng một số khoa, phòng, bộ phận trực thuộc, một số Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú (nếu có).
b) Đối tượng được tham gia xét tại Hội đồng: Các thầy thuốc đã và đang công tác tại Trung tâm Y tế huyện và Trạm Y tế các xã thuộc huyện.
6. Hội đồng cấp huyện, quận ở những địa phương Trạm Y tế xã đang trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
a) Thành phần hội đồng:
- Phó Chủ tịch huyện phụ trách văn xã là Chủ tịch Hội đồng.
- Trưởng phòng Y tế huyện là Phó Chủ tịch Hội đồng.
- Các uỷ viên Hội đồng là Phó Phòng Y tế huyện, một số Trưởng Trạm y tế xã, một số Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú (nếu có).
b) Đối tượng được tham gia xét tại Hội đồng:
Các thầy thuốc đã và đang công tác tại Phòng Y tế huyện, quận; các trạm y tế xã, phường thuộc huyện, quận.
7. Hội đồng của Cơ quan Bộ Y tế.
a) Thành phần Hội đồng:
- Thứ trưởng Bộ Y tế là Chủ tịch Hội đồng.
- Chủ tịch Công đoàn cơ quan Bộ là Phó Chủ tịch Hội đồng.
- Các ủy viên Hội đồng là: Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và một số thủ trưởng các đơn vị thuộc Cơ quan Bộ, một số Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú (nếu có).
b) Đối tượng được tham gia xét tại Hội đồng:
Các thầy thuốc đã và đang công tác tại cơ quan Bộ Y tế và các đơn vị ở trung ương có liên quan không đủ điều kiện thành lập Hội đồng.
Điều 12. Hội đồng cấp Bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1. Hội đồng cấp Bộ:
a) Các Bộ được thành lập Hội đồng cấp Bộ gồm Bộ Y tế và các Bộ, Ban Trung ương (sau đây gọi tắt là Ban) có Y tế ngành quy định tại
b) Hội đồng cấp Bộ có ít nhất là 09 thành viên, được thành lập theo quyết định của Bộ trưởng, Trưởng Ban.
c) Thành phần Hội đồng ở các Bộ, Ban có Y tế ngành gồm có:
- Bộ trưởng, Trưởng Ban hoặc Thứ trưởng, Phó Trưởng Ban là Chủ tịch Hội đồng.
- Thủ trưởng y tế ngành là Phó Chủ tịch Hội đồng.
- Các ủy viên Hội đồng là Thứ trưởng, Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ, Chủ tịch công đoàn Y tế ngành, phó thủ trưởng Y tế ngành, trưởng một số phòng, ban, đơn vị y tế thuộc Y tế ngành, một số Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú (nếu có).
d) Thành phần Hội đồng của Bộ Y tế gồm có:
- Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng là Chủ tịch Hội đồng.
- 02 Phó Chủ tịch Hội đồng là Thứ trưởng và Chủ tịch Công đoàn ngành.
- Các ủy viên Hội đồng là Thứ trưởng, Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ, Tổng Cục trưởng, Chánh Thanh tra Bộ, Chánh Văn phòng Bộ, một số Vụ trưởng, Cục trưởng liên quan và một số Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú.
2. Hội đồng cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh):
a) Hội đồng có ít nhất là 09 thành viên do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh ra quyết định thành lập theo đề nghị của Giám đốc Sở Y tế.
b) Thành phần Hội đồng gồm có:
- Phó Chủ tịch tỉnh phụ trách văn xã là Chủ tịch Hội đồng.
- Giám đốc Sở Y tế là Phó Chủ tịch Hội đồng.
- Các ủy viên gồm: Lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh, các Phó Giám đốc Sở Y tế, Chủ tịch Công đoàn Ngành y tế tỉnh, Trưởng một số phòng, ban, đơn vị thuộc Sở, một số Giám đốc Bệnh viện thuộc tỉnh, các Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú.
Điều 13. Hội đồng cấp Nhà nước
Hội đồng cấp Nhà nước có ít nhất 09 thành viên do Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế. Hội đồng có nhiệm vụ xét, trình Thủ tướng Chính phủ để trình Chủ tịch nước quyết định tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú.
Điều 14. Cấp Hội đồng ở các Bộ, Ban có Y tế ngành
1. Các Bộ, Ban thành lập Hội đồng cấp Bộ và Hội đồng cấp cơ sở gồm: Bộ Công an; Bộ Quốc phòng; Bộ Giao thông, Vận tải; Ban Bảo vệ, Chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương. Mỗi đơn vị trực thuộc Bộ, Ban thành lập Hội đồng cấp cơ sở; Bộ, Ban chủ quản thành lập Hội đồng cấp Bộ.
2. Các Bộ, ngành có Y tế ngành không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này chỉ thành lập các Hội đồng cấp cơ sở. Lãnh đạo Bộ, ngành giao cho Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng của Bộ, ngành chịu trách nhiệm tổ chức hướng dẫn, tổng hợp kết quả xét và đề nghị của các Hội đồng cấp cơ sở để trình Lãnh đạo Bộ, ngành đó duyệt và đề nghị Hội đồng Bộ Y tế xét chung ở cấp Bộ.
Điều 15. Quy định đối với các cơ quan, đơn vị không đủ điều kiện thành lập Hội đồng cấp cơ sở
Trường hợp những cơ quan, đơn vị không đủ thành phần hoặc điều kiện để thành lập Hội đồng cấp cơ sở có thể lựa chọn một trong các phương án sau:
1. Các thầy thuốc công tác tại các cơ quan, đơn vị ở Trung ương có thể tham gia bầu tại Hội đồng Cơ quan Bộ Y tế.
2. Các thầy thuốc công tác tại các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh, huyện có thể tham gia bầu tại Hội đồng mở rộng do Sở Y tế tổ chức.
3. Các thầy thuốc công tác tại các bệnh viện tư nhân, doanh nghiệp sản xuất dược phẩm tư nhân có thể tham gia bầu tại Hội đồng mở rộng do Sở Y tế nơi cơ sở đặt trụ sở.
Thông tư 30/2011/TT-BYT hướng dẫn xét tặng danh hiệu thầy thuốc nhân dân, ưu tú do Bộ Y tế ban hành
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng xét tặng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Tính thời gian trực tiếp làm chuyên môn kỹ thuật y tế
- Điều 5. Nguyên tắc xét tặng
- Điều 6. Thời gian xét tặng và công bố
- Điều 7. Chế độ của Nhà nước đối với Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú
- Điều 8. Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân
- Điều 9. Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Thầy thuốc Ưu tú
- Điều 10. Nhiệm vụ, nguyên tắc và phương thức hoạt động của Hội đồng Xét tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú các cấp (sau đây gọi tắt là Hội đồng)
- Điều 11. Thành lập hội đồng cấp cơ sở ở các đơn vị trực thuộc Bộ và các đơn vị thuộc tỉnh
- Điều 12. Hội đồng cấp Bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Điều 13. Hội đồng cấp Nhà nước
- Điều 14. Cấp Hội đồng ở các Bộ, Ban có Y tế ngành
- Điều 15. Quy định đối với các cơ quan, đơn vị không đủ điều kiện thành lập Hội đồng cấp cơ sở