Chương 4 Thông tư 30/2009/TT-BNN ban hành quy định kiểm tra, giám sát vệ sinh thú y đối với sản xuất, kinh doanh sản phẩm động vật, giết mổ động vật sử dụng làm thực phẩm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
SỬ DỤNG THUỐC THÚ Y, THỨC ĂN TRONG CHĂN NUÔI ĐỘNG VẬT
Điều 14. Sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi
1. Chỉ sử dụng các loại thuốc có trong danh mục thuốc được phép sản xuất, kinh doanh do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành để phòng, trị bệnh cho động vật.
Nghiêm cấm sử dụng kháng sinh trong danh mục bị cấm dùng trong chăn nuôi động vật.
2. Thuốc phải được mua tại cửa hàng được phép kinh doanh thuốc thú y.
3. Nhãn thuốc thú y dùng trong chăn nuôi phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định, trên nhãn bắt buộc phải ghi rõ thành phần, chỉ định cụ thể đối với bệnh của động vật kèm theo hướng dẫn sử dụng thuốc.
4. Khi sử dụng thuốc phải tuân theo đúng chỉ định bệnh ghi trên nhãn và hướng dẫn của cơ sở sản xuất. Cơ sở chăn nuôi phải có sổ sách theo dõi tình hình dịch bệnh và sổ tay điều trị bệnh cho động vật.
5. Đối với những tổ chức, cá nhân chăn nuôi động vật cung cấp cho các cơ sở giết mổ động vật để xuất khẩu, ngoài việc thực hiện các quy định của pháp luật về sử dụng thuốc thú y, thức ăn trong chăn nuôi mà còn phải thực hiện theo các yêu cầu của nước nhập khẩu.
Điều 15. Sử dụng thức ăn trong chăn nuôi
1. Thức ăn dùng cho chăn nuôi động vật phải ghi rõ thành phần, cách sử dụng, thời gian sản xuất và thời hạn sử dụng theo quy định.
2. Nghiêm cấm việc pha trộn các chất kháng sinh trong danh mục bị cấm dùng, hoóc môn vào thức ăn nuôi.
Thông tư 30/2009/TT-BNN ban hành quy định kiểm tra, giám sát vệ sinh thú y đối với sản xuất, kinh doanh sản phẩm động vật, giết mổ động vật sử dụng làm thực phẩm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 30/2009/TT-BNN
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 04/06/2009
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Diệp Kỉnh Tần
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 305 đến số 306
- Ngày hiệu lực: 19/07/2009
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 3. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch
- Điều 4. Thời gian thực hiện việc kiểm tra, giám sát và lấy mẫu phân tích
- Điều 5. Cơ quan thực hiện việc lấy mẫu phân tích
- Điều 6. Quy định về việc lấy mẫu, phân tích mẫu
- Điều 7. Quy định về lưu giữ kết quả phân tích
- Điều 8. Kiểm tra, giám sát đối với sản phẩm động vật xuất, nhập khẩu
- Điều 9. Quy định về việc thông báo kế hoạch và báo cáo kết quả kiểm tra, giám sát hàng năm.
- Điều 10. Hệ thống kiểm tra, giám sát vệ sinh thú y đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm động vật, giết mổ động vật gồm:
- Điều 11. Đối tượng được kiểm tra, giám sát các hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm động vật, giết mổ động vật gồm:
- Điều 12. Nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị thuộc hệ thống kiểm tra, giám sát
- Điều 13. Nghĩa vụ của các cơ sở được kiểm tra, giám sát
- Điều 16. Xử lý khi sản phẩm động vật không đạt tiêu chuẩn trong quá trình kiểm tra, giám sát
- Điều 17. Xử lý khi sản phẩm động vật xuất khẩu, nhập khẩu không đạt tiêu chuẩn
- Điều 18. Xử lý khi điều kiện vệ sinh cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm động vật, giết mổ động vật không đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y
- Điều 19. Trách nhiệm của Cục Thú y
- Điều 20. Trách nhiệm của các Cơ quan Thú y vùng
- Điều 21. Trách nhiệm của các Trung tâm Kiểm tra vệ sinh thú y Trung ương I và II
- Điều 22. Trách nhiệm của các Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc thú y Trung ương I và II
- Điều 23. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Điều 24. Trách nhiệm của các Chi cục Thú y
- Điều 25. Trách nhiệm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm động vật, giết mổ động vật