Điều 7 Thông tư 29/2023/TT-BTNMT về Quy định kỹ thuật đối với hoạt động của các trạm khí tượng thủy văn tự động do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Điều 7. Kiểm tra kỹ thuật công trình, phương tiện đo khí tượng thủy văn tự động
1. Nội dung kiểm tra:
a) Mốc độ cao, mốc tham chiếu của trạm, độ cao vị trí các phương tiện đo;
b) Công trình lắp đặt phương tiện đo;
c) Hệ thống cấp nguồn điện cho trạm;
d) Hệ thống chống sét;
đ) Các bộ cảm biến;
e) Bộ lưu trữ và truyền nhận dữ liệu (Datalogger);
g) Hệ thống truyền thông tin.
2. Chế độ kiểm tra:
a) Kiểm tra định kỳ thực hiện 06 tháng một lần: Kiểm tra tất cả các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Kiểm tra đột xuất: Khi phát hiện phương tiện đo, hệ thống truyền thông tin, hệ thống cấp nguồn điện cho trạm tự động có dấu hiệu xảy ra sự cố;
c) Lập Biên bản kiểm tra lưu hồ sơ theo mẫu quy định tại Phụ lục II
Thông tư này và báo cáo đơn vị quản lý.
3. Phương pháp kiểm tra:
a) Mốc độ cao của trạm, độ cao vị trí các phương tiện đo: Thực hiện kiểm tra theo quy định tại khoản 3 Điều 23 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng lưới độ cao QCVN 11:2008/BTNMT ban hành theo Quyết định số 11/2008/QĐ- BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;
b) Công trình lắp đặt phương tiện đo: Kiểm tra các tính năng, độ chắc chắn và hành lang kỹ thuật theo tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình đo khí tượng thủy văn;
c) Hệ thống cấp nguồn điện cho trạm: Kiểm tra thông số, chỉ số điện áp duy trì hoạt động của trạm, hệ thống an toàn điện;
d) Hệ thống chống sét: Thực hiện kiểm tra và bảo trì hệ thống chống sét cho các công trình xây dựng theo quy định tại TCVN 9385:2012 Chống sét cho công trình xây dựng - Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống;
đ) Các bộ cảm biến: Tùy theo tính năng của từng loại bộ cảm biến để lựa chọn phương pháp kiểm tra cho phù hợp. Khuyến khích kiểm tra bộ cảm biến định kỳ theo phương pháp thông qua việc đối chứng với kết quả quan trắc bằng phương tiện đo độc lập đồng thời tại vị trí trạm khí tượng thủy văn tự động;
e) Datalogger: Kiểm tra dung lượng lưu trữ, tín hiệu thu nhận từ các bộ cảm biến và thông số cài đặt truyền thông tin;
g) Hệ thống truyền thông tin: Kiểm tra mức độ bảo mật, an toàn thông tin, độ trễ và dung lượng đường truyền thông tin.
Thông tư 29/2023/TT-BTNMT về Quy định kỹ thuật đối với hoạt động của các trạm khí tượng thủy văn tự động do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- Số hiệu: 29/2023/TT-BTNMT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 29/12/2023
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Lê Công Thành
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/02/2024
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Lựa chọn vị trí đặt trạm khí tượng thủy văn tự động
- Điều 5. Lắp đặt phương tiện đo khí tượng thủy văn tự động
- Điều 6. Quản lý, vận hành trạm khí tượng thủy văn tự động
- Điều 7. Kiểm tra kỹ thuật công trình, phương tiện đo khí tượng thủy văn tự động
- Điều 8. Bảo dưỡng công trình, phương tiện đo và sửa chữa, thay thế, bảo quản linh kiện, phương tiện đo khí tượng thủy văn tự động
- Điều 9. Kiểm soát, đánh giá thông tin, dữ liệu trạm khí tượng thủy văn tự động
- Điều 10. Truyền, nhận và lưu trữ thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn tự động