Hệ thống pháp luật

Điều 6 Thông tư 29/2018/TT-BNNPTNT quy định về biện pháp lâm sinh do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Điều 6. Nuôi dưỡng rừng tự nhiên

1. Đối tượng:

a) Đối với rừng phòng hộ và rừng đặc dụng (trừ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt) là rừng phục hồi có cây gỗ đạt chiều cao tham gia vào tán rừng với số lượng từ 400 cây/ha trở lên hoặc cây tái sinh mục đích có chiều cao trên 01 m với số lượng từ 500 cây/ha trở lên. Cây gỗ và cây tái sinh mục đích phân bố tương đối đều trên toàn diện tích;

Rừng tre nứa có tỷ lệ che phủ trên 60% và từ 200 bụi/ha trở lên, phân bố tương đối đều trên toàn bộ diện tích;

b) Đối với rừng sản xuất là rừng phục hồi, đáp ứng mục đích sản xuất kinh doanh có số lượng cây gỗ tầng cao, chất lượng tốt trên 500 cây/ha hoặc cây tái sinh mục đích đạt chiều cao trên 01 m với số lượng trên 1000 cây/ha. Cây gỗ và cây tái sinh mục đích phân bố tương đối đều trên toàn bộ diện tích;

Rừng tre nứa có tỷ lệ che phủ trên 70%, có trên 200 bụi/ha phân bố tương đối đều trên toàn bộ diện tích.

2. Nội dung biện pháp:

a) Đối với rừng cây gỗ thuộc rừng phòng hộ và rừng đặc dụng: thực hiện phát dây leo, không phát cây bụi, thảm tươi; chặt những cây cong queo, sâu bệnh, dập gãy, cụt ngọn, giữ lại những cây sinh trưởng khỏe mạnh, đảm bảo độ tàn che tối thiểu 0,6;

Số lần chặt từ 01 lần đến 02 lần, giữa hai lần chặt cách nhau từ 03 năm đến 07 năm;

b) Đối với rừng cây gỗ thuộc rừng sản xuất: thực hiện phát dây leo không có giá trị kinh tế, cây bụi chèn ép cây tái sinh; chặt những cây cong queo, sâu bệnh, dập gãy, cụt ngọn, giữ lại những cây sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh, không sâu bệnh;

Số lần chặt từ 01 lần đến 03 lần, giữa hai lần chặt cách nhau từ 03 năm đến 07 năm, trong khoảng thời gian từ 1/2 đến 2/3 luân kỳ khai thác; đảm bảo độ tàn che tối thiểu 0,4;

c) Đối với rừng tre nứa, thực hiện phát dây leo, cây bụi lấn át tre nứa; chặt những cây tre nứa cụt ngọn, dập nát, già cỗi; không khai thác măng trong thời gian nuôi dưỡng.

Thông tư 29/2018/TT-BNNPTNT quy định về biện pháp lâm sinh do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

  • Số hiệu: 29/2018/TT-BNNPTNT
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 16/11/2018
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Hà Công Tuấn
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 269 đến số 270
  • Ngày hiệu lực: 01/01/2019
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra