Điều 15 Thông tư 29/2013/TT-BLĐTBXH quy định về xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề trình độ trung cấp, cao đẳng cho các nghề trọng điểm cấp độ quốc gia do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
Điều 15. Quy trình biên soạn giáo trình
1. Chuẩn bị
a) Thành lập ban chủ nhiệm biên soạn giáo trình dạy nghề (sau đây gọi là ban chủ nhiệm).
b) Thành lập các tiểu ban biên soạn giáo trình một hoặc một số mô đun/môn học trong chương trình dạy nghề (sau đây gọi chung là tiểu ban biên soạn).
c) Xây dựng đề cương tổng hợp, chi tiết biên soạn giáo trình và ký hợp đồng biên soạn giáo trình.
d) Tập huấn biên soạn giáo trình cho ban chủ nhiệm và các tiểu ban biên soạn (nếu có).
2. Thiết kế cấu trúc chi tiết giáo trình mô đun/môn học
a) Xác định mục tiêu của tiêu đề, tiểu tiêu đề/mục, tiểu mục trong bài/chương của mô đun/môn học.
b) Xác định kiến thức cốt lõi, đặc trưng; kết cấu, thể loại bài tập/sản phẩm để hình thành kỹ năng nhằm đạt được mục tiêu của tiêu đề, tiểu tiêu đề/mục, tiểu mục trong bài/chương của mô đun/môn học.
c) Xin ý kiến chuyên gia để thống nhất về các nội dung của cấu trúc chi tiết.
d) Tổ chức hội thảo về thiết kế cấu trúc chi tiết (số lượng từ 10 - 20 người).
đ) Tổng hợp, hoàn thiện về các nội dung của cấu trúc chi tiết.
3. Biên soạn giáo trình
a) Nghiên cứu chương trình dạy nghề, chương trình mô đun/môn học, cấu trúc chi tiết của mô đun/môn học.
b) Thu thập, tham khảo các tài liệu có liên quan.
c) Biên soạn các nội dung theo cấu trúc chi tiết từng giáo trình mô đun/môn học.
d) Xin ý kiến chuyên gia về nội dung của từng giáo trình mô đun/môn học.
đ) Tiểu ban biên soạn báo cáo kết quả cho ban chủ nhiệm.
e) Ban chủ nhiệm tổng hợp, hoàn thiện giáo trình dạy nghề.
4. Hội thảo xin ý kiến chuyên gia về giáo trình dạy nghề
Số lượng chuyên gia xin ý kiến về giáo trình không quá 40 người; thành phần gồm: giáo viên, giảng viên đang trực tiếp tham gia giảng dạy, ban chủ nhiệm, tiểu ban biên soạn một số mô đun/môn học của nghề; cán bộ quản lý, nghiên cứu và chuyên gia của nghề (mỗi nhóm mô đun/môn học có từ 3 - 5 người).
5. Sửa chữa, biên tập, hoàn thiện dự thảo giáo trình dạy nghề
a) Sửa chữa biên tập tổng thể giáo trình dạy nghề.
b) Xin ý kiến chuyên gia về giáo trình dạy nghề (tối thiểu 5 ý kiến).
c) Hoàn thiện dự thảo giáo trình dạy nghề.
6. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc biên soạn giáo trình dạy nghề
7. Bảo vệ giáo trình dạy nghề
a) Gửi bản dự thảo giáo trình cho hội đồng thẩm định giáo trình; chuẩn bị báo cáo tóm tắt quá trình biên soạn và những nội dung cốt lõi của giáo trình.
b) Bảo vệ giáo trình trước hội đồng thẩm định giáo trình.
c) Hoàn thiện giáo trình theo ý kiến của hội đồng thẩm định giáo trình.
d) Giao nộp cho Tổng cục Dạy nghề giáo trình dạy nghề sau khi đã hoàn chỉnh theo ý kiến của hội đồng thẩm định.
Thông tư 29/2013/TT-BLĐTBXH quy định về xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề trình độ trung cấp, cao đẳng cho các nghề trọng điểm cấp độ quốc gia do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Mục đích xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng các nghề trọng điểm cấp độ quốc gia
- Điều 4. Yêu cầu xây dựng chương trình
- Điều 5. Nội dung, cấu trúc chương trình
- Điều 6. Thời gian khóa học và đơn vị thời gian trong chương trình
- Điều 7. Thời gian và phân bổ thời gian của khóa học
- Điều 8. Bộ đề thi tốt nghiệp
- Điều 9. Quy trình xây dựng chương trình
- Điều 10. Ban chủ nhiệm xây dựng chương trình
- Điều 11. Quy trình thẩm định chương trình
- Điều 12. Hội đồng thẩm định chương trình