Chương 3 Thông tư 27/2022/TT-BNNPTNT hướng dẫn xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT TRONG QUẢN LÝ, KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
Mục 1. CĂN CỨ, PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT
Điều 9. Căn cứ xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật
1. Tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia, quy trình kỹ thuật, quy trình công nghệ, thông số kỹ thuật, yêu cầu cơ bản, năng lực thực hiện, trình độ tổ chức, hạ tầng công nghệ liên quan đến công trình thủy lợi, tổ chức quản lý, vận hành công trình thủy lợi và quy định pháp luật hiện hành.
2. Chế độ kế toán, tài chính, chế độ làm việc của người lao động theo quy định của pháp luật hiện hành.
3. Điều kiện thực tế về nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn lực tài chính của đơn vị khai thác công trình thủy lợi.
4. Đặc thù hoạt động quản lý, khai thác công trình thủy lợi. Điều kiện khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng của vùng.
5. Số liệu thống kê hằng năm và các tài liệu có liên quan.
Điều 10. Phương pháp xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật
Đơn vị chủ trì xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật lựa chọn một hoặc đồng thời các phương pháp dưới đây:
1. Phương pháp thống kê, tổng hợp
Dựa vào số liệu thống kê hằng năm hoặc trong các kỳ báo cáo (số liệu thống kê phải đảm bảo độ tin cậy, tính pháp lý trong thời gian tối thiểu ba năm liên tục trước thời điểm xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật) và dựa vào kinh nghiệm thực tế hoặc các thông số so sánh để xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật.
2. Phương pháp so sánh
Dựa vào các định mức của công việc, sản phẩm tương đồng đã thực hiện trong thực tế để xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật.
3. Phương pháp tiêu chuẩn
Căn cứ các tiêu chuẩn, quy định của nhà nước về thời gian lao động, chế độ nghỉ ngơi, mức tiêu hao máy móc, thiết bị để xây dựng định mức lao động, định mức máy móc, thiết bị cho từng công việc hoặc nhóm công việc.
4. Phương pháp phân tích thực nghiệm
Dựa vào kết quả triển khai khảo sát, thực nghiệm (khảo sát, chụp ảnh, bấm giờ và các phương pháp khác tương tự) về hao phí thời gian lao động, hao phí vật liệu và thời gian sử dụng các loại dụng cụ, thiết bị thực tế theo từng quy trình, nội dung công việc để phân tích, tính toán từng yếu tố cấu thành định mức (lựa chọn những công việc không xác định được qua ba phương pháp trên hoặc xác định được nhưng chưa chính xác mà cần phải kiểm nghiệm thực tế).
Mục 2. XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG
Điều 11. Thành phần, nội dung định mức lao động
Định mức lao động bao gồm định mức lao động trực tiếp và định mức lao động gián tiếp:
1. Định mức lao động trực tiếp bao gồm:
a) Định mức lao động chi tiết là hao phí lao động cần thiết để hoàn thành một khối lượng công việc nhất định theo nhóm công việc trong từng công đoạn như một lần vận hành, một lần quan trắc, một lần tuần tra, bảo vệ công trình thủy lợi hoặc công việc khác theo đúng quy trình, nội dung công việc và yêu cầu kỹ thuật quản lý, vận hành;
b) Định mức lao động tổng hợp là hao phí lao động cần thiết để quản lý, khai thác một công trình, một hệ thống công trình theo từng vụ và cả năm. Định mức lao động tổng hợp được tính toán trên cơ sở định mức lao động chi tiết;
c) Thành phần, nội dung công việc thực hiện theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy trình kỹ thuật về quản lý, khai thác, vận hành, bảo dưỡng công trình do cơ quan có thẩm quyền công bố, ban hành; các đặc thù hoạt động quản lý, khai thác, đảm bảo an toàn công trình thủy lợi trong thực tiễn.
2. Định mức lao động gián tiếp là định mức lao động quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ. Định mức lao động gián tiếp xác định theo mô hình tổ chức của đơn vị quản lý, khai thác công trình thủy lợi; chức danh, vị trí việc làm, khối lượng công việc, yêu cầu nội dung công việc cụ thể của từng lao động và quy định pháp luật hiện hành có liên quan.
Điều 12. Lập định mức lao động trực tiếp
1. Thống kê, tổng hợp phân loại công trình
a) Thống kê, tổng hợp số liệu công trình thủy lợi (đập, hồ chứa nước, trạm bơm điện, cống, hệ thống dẫn, chuyển nước, công trình trên kênh, máy đóng mở, công trình thủy lợi khác);
b) Phân loại, phân nhóm công trình: Sắp xếp phân loại và phân nhóm công trình theo tính năng và các thông số kỹ thuật.
2. Phân chia quá trình lao động và phân loại lao động
Phân chia quá trình lao động thành 3 công đoạn:
a) Công đoạn 1: Công tác quản lý vận hành, khai thác công trình đầu mối (đập, hồ chứa nước, cống, trạm bơm);
b) Công đoạn 2: Công tác quản lý vận hành, khai thác hệ thống dẫn, chuyển nước, công trình điều tiết nước, phân phối nước và công trình khác;
c) Công đoạn 3: Công tác quản lý sản phẩm, dịch vụ thủy lợi bao gồm các công việc như xác định khối lượng, lập, tổng hợp kế hoạch phân phối, triển khai kế hoạch; ký kết, nghiệm thu, thanh lý hợp đồng, đánh giá kế hoạch cung cấp, sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và công tác khác có liên quan.
Công đoạn 1 và 2 gồm các nhóm công việc chính là vận hành công trình; kiểm tra, quan trắc; bảo dưỡng công trình; kiểm tra, bảo vệ; các công việc khác sử dụng lao động của đơn vị khai thác công trình thủy lợi thực hiện. Nội dung, thành phần công việc của các công đoạn quản lý vận hành công trình quy định tại
3. Lập định mức lao động chi tiết
Định mức lao động chi tiết xác định cho một hoặc một nhóm lao động có cấp bậc kỹ thuật cụ thể, trực tiếp thực hiện một bước công việc quản lý, vận hành theo từng nhóm công việc chính trong mỗi công đoạn, tính theo công thức:
Trong đó:
Ti: Định mức lao động chi tiết để thực hiện một nhóm công việc thứ i trong một công đoạn (đơn vị là: công);
: Định mức giờ công trực tiếp để thực hiện một nội dung công việc cụ thể, xác định bằng cách khảo sát, bấm giờ theo quy trình, nội dung công việc quản lý vận hành hoặc theo thống kê, tổng hợp;
: Hệ số chuyển đổi đơn vị tính tiêu hao lao động thực tế về ngày công. Đơn vị tiêu hao lao động thực tế là giờ công thì hệ số = 1/8;
i: Nhóm công việc cụ thể trong công đoạn.
4. Tổng hợp định mức lao động chi tiết theo nhóm công việc chính trong từng công đoạn.
5. Lập định mức lao động tổng hợp
Lập bảng tính toán, xác định hao phí lao động trực tiếp theo từng vụ hoặc cả năm. Bảng tổng hợp có thể tính riêng cho từng công trình, hệ thống công trình (theo số lượng các loại công trình trong hệ thống) hoặc tổng hợp theo từng tổ chức khai thác công trình thủy lợi (theo tổng số lượng công trình thủy lợi do tổ chức đang quản lý, khai thác).
6. Rà soát, đánh giá kết quả tính toán hao phí lao động trực tiếp của đơn vị khai thác công trình thủy lợi với Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
Mục 3. XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC TIÊU THỤ ĐIỆN NĂNG BƠM TƯỚI
Điều 13. Lập định mức điện năng bơm tưới chi tiết
1. Tổng hợp, phân loại trạm bơm tưới
a) Thống kê, tổng hợp, phân loại và phân nhóm các trạm bơm điện tưới có các thông số kỹ thuật và điều kiện làm việc tương tự nhau; xác định diện tích tưới của các đối tượng: các loại cây trồng, lúa, màu, thủy sản trong khu tưới của trạm bơm;
b) Chọn các trạm bơm điện đại diện cho từng nhóm để khảo sát xác định hiệu suất, lưu lượng máy bơm thực tế và công suất máy bơm thực tế theo chiều cao cột nước bơm thường xuyên.
2. Tính toán định mức điện năng bơm tưới chi tiết
a) Khảo sát, xác định lưu lượng, công suất thực tế của từng loại máy bơm;
b) Khảo sát, xác định hệ số sử dụng nước của hệ thống tưới trạm bơm điện theo thực tế. Tính toán mức tưới toàn vụ tại mặt ruộng trong khu vực diện tích tưới của trạm bơm;
c) Tính định mức điện năng bơm tưới chi tiết cho từng loại máy bơm
Tính định mức điện năng bơm tưới chi tiết cho từng loại máy bơm theo công thức sau:
Trong đó:
Ei: Định mức điện tưới của loại máy bơm i (kwh/ha-vụ);
Qtti: Lưu lượng thực tế loại máy bơm i ứng với chiều cao cột nước bơm thường xuyên (đơn vị là: m3/h);
Ntti: Công suất thực tế loại máy bơm i ứng với chiều cao cột nước bơm thường xuyên (đơn vị là: kw);
ηht: Hệ số sử dụng nước của hệ thống tưới trạm bơm;
Mmr: Mức tưới toàn vụ tại mặt ruộng của cây trồng, lúa, màu hoặc nuôi trồng thủy sản, được tính toán cho từng khu vực diện tích tưới của trạm bơm. Phương pháp xác định mức tưới toàn vụ của cây trồng theo tiêu chuẩn kỹ thuật tưới tiêu nước do cơ quan có thẩm quyền công bố, ban hành. Đơn vị là m3/ha-vụ;
3. Rà soát, đánh giá kết quả tính toán định mức tiêu thụ điện năng bơm tưới chi tiết cho từng loại máy bơm với Bảng 12 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 14. Lập định mức điện năng bơm tưới tổng hợp
1. Định mức điện năng bơm tưới tổng hợp của từng trạm bơm tính cho từng đối tượng sử dụng nước xác định như sau:
Trong đó:
Etb, Ptk%: Định mức điện năng bơm tưới tổng hợp của trạm bơm (đơn vị là: kwh/ha-vụ);
Ei, Ptk%: Định mức điện năng bơm tưới chi tiết của loại máy i của trạm bơm (đơn vị là: kwh/ha-vụ);
n: Tổng số máy bơm của trạm bơm.
2. Định mức tiêu thụ điện năng bơm tưới xác định theo công thức:
Eth tưới = ΣAtưới Ptk%/ΣFtưới
Trong đó:
Eth tưới: Định mức tiêu thụ điện năng bơm tưới (đơn vị là: kwh/ha-vụ);
ΣAtưới Ptk%: Tổng điện năng tiêu thụ bơm tưới của các trạm bơm (đơn vị là: kwh), xác định từ định mức điện năng bơm tưới tổng hợp và diện tích tưới của từng trạm bơm mỗi vụ;
ΣFtưới: Tổng diện tích tưới của các trạm bơm mỗi vụ (đơn vị là: ha/vụ).
3. Lập hệ số điều chỉnh định mức tiêu thụ điện năng bơm tưới theo lượng mưa vụ thực tế
Định mức tiêu thụ điện năng bơm tưới tính toán theo lượng mưa vụ tương ứng với tần suất thiết kế. Trường hợp lượng mưa vụ thực tế của năm tính toán khác so với lượng mưa vụ tần suất thiết kế, định mức tiêu thụ điện năng bơm tưới của các trạm bơm xác định như sau:
Eth tưới đc = Eth tưới x Kđc
Trong đó:
Eth tưới: Định mức tiêu thụ điện năng bơm tưới;
Eth tưới đc: Định mức tiêu thụ điện năng bơm tưới tính toán theo lượng mưa vụ;
Kđc: Hệ số điều chỉnh định mức tiêu thụ điện năng bơm tưới xác định theo định mức tiêu thụ điện năng bơm tưới của các trạm bơm theo lượng mưa vụ thực tế và lượng mưa tần suất thiết kế:
Kđc = Eth tưới-p%/Eth tưới
Trong đó:
Eth tưới-p%: Định mức tiêu thụ điện năng bơm tưới của các trạm bơm theo lượng mưa vụ thực tế, tính bằng bình quân gia quyền giữa định mức tiêu thụ điện năng bơm tưới và diện tích tưới mỗi vụ của từng trạm bơm theo lượng mưa vụ thực tế (kwh/ha-vụ).
Mục 4. XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC TIÊU THỤ ĐIỆN NĂNG BƠM TIÊU
Điều 15. Lập định mức tiêu thụ điện năng bơm tiêu chi tiết
1. Tổng hợp, phân loại trạm bơm tiêu
a) Thống kê, tổng hợp, phân loại và phân nhóm các trạm bơm điện tiêu có các thông số kỹ thuật và điều kiện làm việc tương tự nhau; xác định diện tích tiêu của các đối tượng: đất canh tác (các loại cây trồng, lúa, màu); khu vực nông thôn và đô thị trừ vùng nội thị (gọi tắt là phi canh tác) trong vùng tiêu của các trạm bơm;
b) Chọn các trạm bơm điện đại diện cho từng nhóm để khảo sát xác định hiệu suất, lưu lượng, công suất thực tế theo chiều cao cột nước bơm thường xuyên.
2. Tính toán định mức điện năng bơm tiêu chi tiết
a) Khảo sát, xác định lưu lượng, công suất thực tế từng loại máy bơm (phương pháp khảo sát xác định tương tự như đối với bơm tưới);
b) Tính định mức điện năng bơm tiêu chi tiết cho từng loại máy bơm
Tính định mức điện năng bơm tiêu chi tiết cho từng loại máy bơm theo công thức sau:
Ei tiêu = (Wtiêu/Qtti) x Ntti
Trong đó:
Ei tiêu: Định mức điện tiêu của loại máy bơm i (đơn vị là: kwh/ha-vụ);
Qtti: Lưu lượng thực tế loại máy bơm i ứng với chiều cao cột nước bơm thường xuyên (đơn vị là: m3/h);
Ntti: Công suất thực tế loại máy bơm i ứng với chiều cao cột nước bơm thường xuyên (đơn vị là: kw);
Wtiêu: Khối lượng nước cần tiêu trên một đơn vị diện tích cho từng đối tượng cần tiêu nước trong vùng tiêu (đơn vị là: m3/ha). Phương pháp xác định lượng nước cần tiêu dựa vào tính toán hệ số mưa - dòng chảy, tiêu chuẩn kỹ thuật tiêu nước cho các hệ thống thủy lợi (hoặc vùng tiêu) có nhiều đối tượng tiêu nước khác nhau do cơ quan có thẩm quyền công bố, ban hành, như sau:
Xác định khối lượng nước cần tiêu cho lúa (Wtiêu lúa) từ tính toán cân bằng nước mặt ruộng ứng với tần suất mưa thiết kế theo vụ;
Khối lượng nước cần tiêu cho màu, phi canh tác xác định dựa vào hệ số mưa - dòng chảy theo công thức sau:
Wtiêu màu, phi = Σ(10 x Cj x Pi)
Trong đó:
Wtiêu màu, phi: Tổng lượng nước cần tiêu cho màu và phi canh tác (đơn vị là: m3/ha);
Pi: Lượng mưa trận (đơn vị là: mm) bằng tổng các ngày mưa liên tiếp nhau lớn hơn 20 mm, không tính các đợt mưa dưới 20 mm do tổn thất bề mặt;
Cj: Hệ số dòng chảy của đối tượng tiêu nước thứ j trong vùng tiêu, xác định theo tiêu chuẩn kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền công bố, ban hành.
3. Rà soát, đánh giá kết quả tính toán định mức tiêu thụ điện năng bơm tiêu chi tiết cho từng loại máy bơm với Bảng 13 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 16. Lập định mức tiêu thụ điện năng bơm tiêu tổng hợp
1. Định mức điện năng bơm tiêu tổng hợp cho một vùng tiêu (có thể gồm một hoặc nhiều trạm bơm tiêu chung cho một vùng tiêu) xác định như sau:
Trong đó:
Elv, Ptk%: Định mức điện năng bơm tiêu tổng hợp trong vùng tiêu (đơn vị là: kwh/ha-vụ);
Ei lúa,Ptk%: Định mức điện năng bơm tiêu chi tiết của loại máy i tiêu cho đối tượng cần tiêu là lúa trong vùng tiêu (đơn vị là: kwh/ha-vụ);
Ei màu,Ptk%: Định mức điện năng bơm tiêu chi tiết của loại máy i tiêu cho đối tượng cần tiêu là cây màu trong vùng tiêu (đơn vị là: kwh/ha-vụ);
Ei phi,Ptk%: Định mức điện năng bơm tiêu chi tiết của loại máy i tiêu cho đối tượng cần tiêu là phi canh tác trong vùng tiêu (đơn vị là: kwh/ha-vụ);
n: Tổng số máy bơm tiêu trong vùng tiêu.
2. Định mức tổng hợp tiêu thụ điện năng bơm tiêu xác định theo công thức:
Eth tiêu= ΣAtiêu Ptk%/ΣFtiêu
Trong đó:
ΣAtiêu Ptk%: Tổng điện năng tiêu thụ bơm tiêu của các trạm bơm (đơn vị là: kwh), xác định theo định mức điện năng bơm tiêu tổng hợp tần suất thiết kế và diện tích tiêu mỗi vụ của từng trạm bơm;
ΣFtiêu: Tổng diện tích tiêu của các trạm bơm mỗi vụ (đơn vị là: ha/vụ).
3. Lập hệ số điều chỉnh định mức tiêu thụ điện năng bơm tiêu theo lượng mưa vụ
Định mức tiêu thụ điện năng bơm tiêu tính toán theo lượng mưa vụ tương ứng với tần suất thiết kế. Trường hợp lượng mưa vụ thực tế của năm tính toán khác so với lượng mưa vụ tần suất thiết kế, định mức tiêu thụ điện năng bơm tiêu của các trạm bơm xác định như sau:
Eth tiêu đc = Eth tiêu x Kđc
Trong đó:
Eth tiêu: Định mức tiêu thụ điện năng bơm tiêu;
Eth tiêu đc: Định mức tiêu thụ điện năng bơm tiêu tính toán theo lượng mưa vụ;
Kđc: Hệ số điều chỉnh định mức tiêu thụ điện năng bơm tiêu (Kđc) xác định theo định mức tiêu thụ điện năng bơm tiêu của các trạm bơm theo lượng mưa vụ thực tế và lượng mưa tần suất thiết kế:
Kđc = Ethtiêu -p%/Eth tiêu
Trong đó:
Ethtiêu -p%: Định mức tiêu thụ điện năng bơm tiêu của các trạm bơm theo lượng mưa vụ thực tế, được tính bằng bình quân gia quyền giữa định mức tiêu thụ điện năng bơm tiêu và diện tích tiêu mỗi vụ của từng trạm bơm theo lượng mưa vụ thực tế (kwh/ha-vụ).
Mục 5. XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC TIÊU HAO VẬT TƯ, NHIÊN LIỆU, ĐIỆN NĂNG
Điều 17. Lập định mức tiêu hao vật tư, nhiên liệu, điện năng chi tiết
1. Thống kê, tổng hợp, phân nhóm, phân loại máy móc, thiết bị
a) Thống kê, tổng hợp số liệu các loại máy móc, thiết bị (máy bơm, động cơ, máy đóng mở cống, thiết bị nâng hạ, hoặc thiết bị khác);
b) Phân loại, phân nhóm máy móc, thiết bị theo các đặc tính kỹ thuật
Phân nhóm theo lưu lượng thiết kế đối với máy bơm; công suất thiết kế đối với động cơ; sức nâng, cách thức vận hành đối với loại máy đóng mở, thiết bị nâng hạ hoặc tiêu chí phù hợp theo yêu cầu bổ sung vật tư, nhiên liệu, chế độ bảo dưỡng, điện năng vận hành máy móc, thiết bị của nhà sản xuất.
2. Lập định mức tiêu hao vật tư, nhiên liệu, điện năng chi tiết
Lập định mức tiêu hao vật tư, nhiên liệu, điện năng chi tiết đối với từng loại, nhóm máy móc, thiết bị như sau:
a) Dựa vào số liệu thống kê các loại vật tư, nhiên liệu trong công tác bảo dưỡng, vận hành máy móc, thiết bị trong thời gian từ ba đến năm năm liên tục trước thời điểm xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật (số liệu thống kê phải đảm bảo độ tin cậy, tính pháp lý) và kinh nghiệm thực tế, các thông số so sánh để xây dựng định mức tiêu hao vật tư, nhiên liệu chi tiết (cho một lần bảo dưỡng, một giờ vận hành);
b) Căn cứ các tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc quy định của nhà sản xuất về mức tiêu hao vật tư, nhiên liệu, điện năng chi tiết cho một lần bảo dưỡng, một giờ vận hành máy móc, thiết bị;
c) Dựa vào kết quả khảo sát, thực nghiệm theo từng quy trình, nội dung công việc để phân tích, tính toán, xác định định mức tiêu hao vật tư, nhiên liệu, điện năng chi tiết (lựa chọn những công việc không xác định được theo hướng dẫn tại điểm a, điểm b khoản này hoặc xác định được nhưng chưa chính xác mà cần phải kiểm nghiệm thực tế).
Điều 18. Lập định mức tiêu hao vật tư, nhiên liệu, điện năng tổng hợp
1. Tính toán, tổng hợp mức tiêu hao từng loại vật tư, nhiên liệu, điện năng cho bảo dưỡng, vận hành máy móc, thiết bị
Vvtth-i = [Định mức chi tiết] x [Chỉ tiêu vận hành]
Trong đó:
Vvtth-i: Tổng khối lượng tiêu hao từng loại vật tư, nhiên liệu, điện năng để bảo dưỡng, vận hành máy móc, thiết bị theo từng vụ hoặc cả năm;
[Định mức chi tiết]: Định mức tiêu hao vật tư, nhiên liệu, điện năng chi tiết xác định theo hướng dẫn tại
[Chỉ tiêu vận hành]: Là thời gian bảo dưỡng, thời gian vận hành của loại máy móc, thiết bị theo vụ hoặc năm (đối với máy bơm, động cơ, máy đóng mở và thiết bị nâng hạ vận hành bằng điện là số giờ vận hành; đối với máy đóng mở, thiết bị nâng hạ là số lần bảo dưỡng):
Thời gian vận hành máy bơm, động cơ, máy đóng mở, thiết bị nâng hạ xác định từ yêu cầu tưới, tiêu, sử dụng nước, quy trình vận hành hoặc thống kê số liệu thời gian vận hành thực tế bình quân từ ba đến năm năm liên tục trước thời điểm xây dựng định mức;
Số lần bảo dưỡng máy móc, thiết bị đóng mở xác định theo tiêu chuẩn kỹ thuật của cơ quan chức năng, quy định hiện hành về chế độ bảo dưỡng hàng năm hoặc quy định của nhà sản xuất máy móc, thiết bị.
2. Rà soát, đánh giá kết quả tính toán định mức tiêu hao vật tư, nhiên liệu bảo dưỡng máy bơm, động cơ và máy đóng mở, thiết bị nâng hạ với Bảng 14, Bảng 15 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Tính toán tổng khối lượng tiêu hao vật tư, nhiên liệu, điện năng bảo dưỡng, vận hành
Tổng khối lượng tiêu hao vật tư, nhiên liệu, điện năng bảo dưỡng, vận hành máy móc, thiết bị gồm tổng khối lượng tiêu hao vật tư, nhiên liệu để bảo dưỡng máy móc, thiết bị và tổng lượng tiêu thụ điện năng vận hành máy đóng mở, thiết bị nâng hạ tính theo công thức:
Trong đó:
: Tổng khối lượng tiêu hao vật tư, nhiên liệu A, điện năng để bảo dưỡng, vận hành máy móc, thiết bị trong một năm (đơn vị là: kg/năm hoặc lít/năm; kwh/năm);
: Tổng khối lượng tiêu hao vật tư, nhiên liệu bảo dưỡng máy bơm và động cơ trong một năm (đơn vị là: kg/năm hoặc lít/năm);
: Tổng khối lượng tiêu hao vật tư, nhiên liệu bảo dưỡng; điện năng vận hành máy đóng mở, thiết bị nâng hạ trong một năm (đơn vị là: kg/năm hoặc lít/năm; kwh/năm).
Mục 6. XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP
Điều 19. Kết cấu và nội dung của chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí quản lý doanh nghiệp được xác định theo hướng dẫn chế độ kế toán đối với doanh nghiệp, chế độ chi theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và quy định pháp luật hiện hành có liên quan. Một số chi phí quản lý doanh nghiệp chính như sau:
1. Chi phí vật liệu quản lý: Phản ánh chi phí vật liệu xuất dùng cho công tác quản lý doanh nghiệp như văn phòng phẩm, vật liệu sử dụng cho việc sửa chữa tài sản cố định, công cụ, dụng cụ.
2. Chi phí đồ dùng văn phòng: Phản ánh chi phí dụng cụ, đồ dùng văn phòng dùng cho công tác quản lý.
3. Thuế, phí và lệ phí: Phản ánh chi phí về thuế, phí và lệ phí phải nộp (nếu có) theo quy định của pháp luật.
4. Chi phí dự phòng (nếu có): Phản ánh các khoản dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
5. Chi cho công tác thu tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi của các đối tượng phải thu (nếu có).
6. Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh các chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp, như: chi điện, nước, điện thoại, mạng internet, xăng dầu, chi khám chữa bệnh định kỳ cho cán bộ, nhân viên, người lao động và các khoản chi y tế theo chế độ quy định, chi về thuê chuyên gia trong và ngoài nước, tiền thuê tài sản cố định,...
7. Chi phí bằng tiền khác: Phản ánh các chi phí khác thuộc quản lý chung của doanh nghiệp, ngoài các chi phí đã kể trên, như: Chi phí hội nghị, tiếp khách, chi đào tạo, tập huấn cán bộ, chi công tác phí, tàu xe, chi phí thanh tra, kiểm tra, kiểm toán; chi phí đào tạo, nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ mới liên quan trực tiếp đến hoạt động cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi (nếu có) và chi phí hợp lý khác về chi phí quản lý doanh nghiệp theo quy định pháp luật.
Điều 20. Tính toán định mức chi phí quản lý doanh nghiệp
1. Tổng hợp, thống kê số liệu, xác định các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp
a) Tổng hợp, thống kê số liệu các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp dựa vào số liệu các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp từ ba đến năm năm liên tục trước thời điểm xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật (số liệu thống kê phải đảm bảo độ tin cậy, tính pháp lý);
b) Phân tích, tính toán quy đổi các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp của các năm về năm xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật căn cứ sự biến động của giá cả tiêu dùng, chỉ số giá tiêu dùng để xác định mức chi phí bình quân.
c) Căn cứ các tiêu chuẩn, chính sách, chế độ, định mức đã ban hành, giá cả hàng hóa thời điểm hiện tại, phân tích tính toán mức chi phí theo quy định.
2. Định mức chi phí quản lý doanh nghiệp tính theo tỷ lệ % tổng quỹ tiền lương kế hoạch
Trong đó:
TLkh: Tổng quỹ tiền lương kế hoạch của tổ chức khai thác công trình thủy lợi xác định theo định mức lao động và chính sách, quy định về tiền lương đối với doanh nghiệp (đơn vị là: đồng).
3. Trường hợp không áp dụng được theo quy định tại khoản 2 Điều này thì định mức chi phí quản lý doanh nghiệp được tính theo tỷ lệ % tổng chi phí sản xuất kinh doanh từ sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi trong 01 năm của đơn vị khai thác công trình thủy lợi như sau:
Trong đó:
ĐMCPQLDN: Định mức chi phí quản lý doanh nghiệp;
Cqldn: Tổng chi phí quản lý doanh nghiệp bình quân (đơn vị là: đồng);
Csx: Tổng chi phí sản xuất kinh doanh của đơn vị khai thác công trình thủy lợi, xác định theo các quy định về sử dụng nguồn tài chính trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi sử dụng vốn nhà nước hoặc theo số liệu thống kê chi phí sản xuất kinh doanh (tối thiểu ba năm liên tục trước thời điểm lập định mức kinh tế - kỹ thuật) của đơn vị khai thác công trình thủy lợi; quy định pháp luật hiện hành có liên quan (đơn vị là: đồng).
4. Rà soát, đánh giá kết quả tính toán định mức chi phí quản lý doanh nghiệp của đơn vị khai thác công trình thủy lợi với Bảng 16 hoặc Bảng 17 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
Thông tư 27/2022/TT-BNNPTNT hướng dẫn xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc xây dựng và thực hiện định mức kinh tế - kỹ thuật
- Điều 5. Định mức lao động trực tiếp
- Điều 6. Định mức tiêu thụ điện năng bơm tưới và định mức tiêu thụ điện năng bơm tiêu
- Điều 7. Định mức tiêu hao vật tư, nhiên liệu
- Điều 8. Định mức chi phí quản lý doanh nghiệp
- Điều 9. Căn cứ xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật
- Điều 10. Phương pháp xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật
- Điều 15. Lập định mức tiêu thụ điện năng bơm tiêu chi tiết
- Điều 16. Lập định mức tiêu thụ điện năng bơm tiêu tổng hợp
- Điều 17. Lập định mức tiêu hao vật tư, nhiên liệu, điện năng chi tiết
- Điều 18. Lập định mức tiêu hao vật tư, nhiên liệu, điện năng tổng hợp