Mục 3 Chương 3 Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Điều 20. Hồ sơ lâm sản tại cơ sở chế biến, kinh doanh, cất giữ gỗ, thực vật rừng, động vật rừng, các loài thuộc Phụ lục CITES
1. Bản chính hồ sơ nguồn gốc lâm sản sau khai thác, nhập khẩu, gây nuôi hoặc sau xử lý tịch thu đối với trường hợp chủ cơ sở trực tiếp khai thác, nhập khẩu hoặc mua lâm sản sau xử lý tịch thu.
2. Bản chính Bảng kê lâm sản và bản sao hồ sơ lâm sản chuyển giao quyền sở hữu từ tổ chức, cá nhân liền kề trước đó.
3. Bản sao hồ sơ lâm sản khi xuất bản hoặc chuyển giao quyền sở hữu cho tổ chức, cá nhân.
4. Sổ theo dõi nhập, xuất lâm sản đối với tổ chức, hộ kinh doanh theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. Chủ lâm sản có trách nhiệm cập nhật các thông tin vào sổ theo dõi nhập, xuất lâm sản khi nhập, xuất lâm sản.
5. Đối với các loài thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm; loài thuộc Phụ lục CITES: Các loại sổ theo quy định của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
6. Chủ lâm sản có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ lâm sản tương ứng với từng giai đoạn của chuỗi cung ứng lâm sản, bao gồm: Hồ sơ nguồn gốc lâm sản sau khai thác, vận chuyển, chế biến, sản xuất, mua bán, chuyển giao quyền sở hữu nhập khẩu, lâm sản sau xử lý tịch thu theo quy định tại Thông tư này.
Điều 21. Hồ sơ lâm sản tại cơ sở nuôi, trồng
1. Hồ sơ lâm sản tại cơ sở nuôi các loài động vật rừng; động vật thuộc Phụ lục CITES:
a) Mã số cơ sở nuôi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp đối với cơ sở nuôi động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; động vật hoang dã nguy cấp thuộc các Phụ lục CITES;
b) Bản chính hồ sơ nguồn gốc động vật được khai thác trong nước, nhập khẩu hoặc gây nuôi đối với chủ cơ sở đồng thời là tổ chức, cá nhân trực tiếp khai thác, nhập khẩu hoặc gây nuôi; Bản sao hoặc bản điện tử hồ sơ nguồn gốc khai thác, nhập khẩu hoặc gây nuôi đối với chủ cơ sở không trực tiếp khai thác, nhập khẩu hoặc gây nuôi;
c) Bản chính hồ sơ lâm sản khi nhận chuyển giao quyền sở hữu từ tổ chức, cá nhân liền kề trước đó;
d) Bản sao hồ sơ lâm sản khi xuất bản hoặc chuyển giao quyền sở hữu cho tổ chức, cá nhân;
đ) Các loại sổ theo quy định của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
2. Hồ sơ lâm sản tại cơ sở trồng thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; thực vật thuộc Phụ lục CITES:
a) Mã số cơ sở trồng được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp;
b) Bản chính hồ sơ nguồn gốc lâm sản khai thác trong nước, nhập khẩu hoặc trồng cấy nhân tạo đối với chủ cơ sở đồng thời là tổ chức, cá nhân trực tiếp khai thác, nhập khẩu hoặc trồng cấy nhân tạo; bản sao hoặc bản điện tử hồ sơ nguồn gốc khai thác, nhập khẩu hoặc trồng cấy nhân tạo đối với chủ cơ sở không trực tiếp khai thác, nhập khẩu hoặc trồng cấy nhân tạo;
c) Bản chính hồ sơ lâm sản khi nhận chuyển giao quyền sở hữu từ tổ chức, cá nhân khác trước đó;
d) Bản sao hồ sơ lâm sản khi xuất bản hoặc chuyển giao quyền sở hữu cho tổ chức, cá nhân khác;
đ) Các loại sổ theo quy định của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 26/2022/TT-BNNPTNT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 30/12/2022
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Quốc Trị
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 35 đến số 36
- Ngày hiệu lực: 15/02/2023
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Xác định số lượng, khối lượng lâm sản
- Điều 5. Bảng kê lâm sản
- Điều 6. Phê duyệt Phương án khai thác thực vật rừng thông thường
- Điều 7. Phê duyệt Phương án khai thác động vật rừng thông thường từ tự nhiên
- Điều 8. Khai thác tận dụng gỗ loài thực vật rừng thông thường từ rừng tự nhiên
- Điều 9. Khai thác tận thu gỗ loài thực vật rừng thông thường từ rừng tự nhiên
- Điều 10. Khai thác thực vật rừng ngoài gỗ đối với loài thực vật rừng thông thường từ rừng tự nhiên
- Điều 11. Khai thác thực vật rừng thông thường từ rừng trồng do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu; khai thác thực vật rừng thông thường từ rừng phòng hộ là rừng trồng do tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư tự đầu tư
- Điều 12. Khai thác thực vật rừng thông thường từ rừng sản xuất là rừng trồng do tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư tự đầu tư; cây trồng phân tán, cây vườn nhà có tên trùng với cây gỗ loài thực vật rừng thông thường từ rừng tự nhiên
- Điều 13. Thu thập mẫu vật thực vật rừng thông thường phục vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ trong rừng đặc dụng
- Điều 14. Khai thác động vật rừng thông thường, bộ phận, dẫn xuất của động vật rừng thông thường từ tự nhiên
- Điều 15. Hồ sơ nguồn gốc lâm sản sau khai thác
- Điều 16. Hồ sơ nguồn gốc lâm sản nhập khẩu
- Điều 17. Hồ sơ nguồn gốc lâm sản sau xử lý tịch thu
- Điều 18. Hồ sơ lâm sản khi mua bán, chuyển giao quyền sở hữu, vận chuyển trong nước
- Điều 19. Hồ sơ lâm sản khi xuất khẩu
- Điều 20. Hồ sơ lâm sản tại cơ sở chế biến, kinh doanh, cất giữ gỗ, thực vật rừng, động vật rừng, các loài thuộc Phụ lục CITES
- Điều 21. Hồ sơ lâm sản tại cơ sở nuôi, trồng
- Điều 22. Đối tượng đánh dấu
- Điều 23. Hình thức, phương pháp, trách nhiệm đánh dấu mẫu vật
- Điều 24. Thông tin và đăng ký nhãn đánh dấu