Hệ thống pháp luật

Mục 3 Chương 2 Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT Quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Mục 3. KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN NHẬP KHẨU

Điều 8. Kiểm dịch động vật nhập khẩu

1. Trước khi nhập khẩu động vật chủ hàng gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch theo quy định tại Khoản 1 Điều 45 của Luật thú y tới Cục Thú y (Văn bản đề nghị theo Mẫu 19 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này).

Hình thức gửi hồ sơ: Qua đường bưu điện hoặc gửi qua thư điện tử, fax sau đó gửi bản chính hoặc trực tiếp.

2. Cục Thú y thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 46 của Luật thú y. Văn bản đồng ý và hướng dẫn kiểm dịch của Cục Thú y gửi cho chủ hàng và cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu qua thư điện tử.

3. Sau khi được Cục Thú y chấp thuận, chủ hàng khai báo kiểm dịch với cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu theo quy định tại Khoản 2 Điều 45 của Luật thú y (Mẫu 3 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này)

4. Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 46 của Luật thú y.

5. Nội dung kiểm dịch:

Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện:

a) Theo quy định tại Khoản 1 Điều 47 của Luật thú y;

b) Lấy mẫu xét nghiệm bệnh theo quy định tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư này.

6. Chuẩn bị nơi cách ly kiểm dịch động vật:

a) Chủ hàng có trách nhiệm bố trí địa điểm cách ly kiểm dịch;

b) Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu, Trung tâm Kiểm tra vệ sinh thú y có trách nhiệm kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y bảo đảm để cách ly kiểm dịch động vật.

Điều 9. Kiểm dịch sản phẩm động vật nhập khẩu

1. Trước khi nhập khẩu sản phẩm động vật chủ hàng gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 của Thông tư này tới Cục Thú y (đối với bột thịt xương sử dụng Mẫu 20 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này).

Hình thức gửi hồ sơ: Qua đường bưu điện hoặc gửi qua thư điện tử, fax sau đó gửi bản chính hoặc trực tiếp.

2. Thực hiện theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 Điều 8 của Thông tư này.

3. Nội dung kiểm dịch:

Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện:

a) Theo quy định tại Khoản 2 Điều 47 của Luật thú y;

b) Theo quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y đối với phương tiện vận chuyển, kho bảo quản sản phẩm động vật theo quy định.

Điều 10. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu mang theo người

1. Chủ hàng đăng ký kiểm dịch nhập khẩu trực tiếp tại cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu khi mang theo người động vật, sản phẩm động vật với số lượng, khối lượng như sau:

a) Động vật: Không quá 02 con với mục đích để nuôi làm cảnh, sinh hoạt trong gia đình hoặc mang theo đi du lịch, công tác, quá cảnh và không thuộc Danh mục động vật cấm xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định;

b) Sản phẩm động vật: Không quá 05 kg sản phẩm đã qua chế biến dùng làm thực phẩm để tiêu dùng cá nhân và không thuộc Danh mục sản phẩm động vật cấm xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định.

2. Việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật quy định tại Khoản 1 Điều này được thực hiện như sau:

a) Đối với động vật: Kiểm tra Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu; kiểm tra lâm sàng động vật; phòng bệnh bằng vắc xin đối với động vật chưa được phòng bệnh truyền nhiễm nguy hiểm; lấy mẫu xét nghiệm đối với động vật nghi mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm;

b) Đối với sản phẩm động vật: Kiểm tra Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu; kiểm tra cảm quan, tình trạng bao gói sản phẩm động vật;

c) Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu đối với động vật, sản phẩm động vật đáp ứng yêu cầu vệ sinh thú y;

d) Lập biên bản và tiêu hủy ngay tại khu vực gần cửa khẩu đối với động vật mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, sản phẩm động vật không đáp ứng yêu cầu vệ sinh thú y;

đ) Trường hợp Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu không hợp lệ, cơ quan kiểm dịch cửa khẩu lập biên bản tạm giữ hàng và xử lý theo quy định.

3. Chủ hàng phải đăng ký kiểm dịch nhập khẩu với Cục Thú y theo quy định tại a) Theo quy định tại Khoản 2 Điều 45 của Luật thú y (Đơn khai báo kiểm dịch theo Mẫu 3 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này) đối với sản phẩm động vật nhập khẩu để tiêu thụ trong nước hoặc làm nguyên liệu gia công, chế biến thực phẩm xuất khẩu;

b) Theo quy định tại Khoản 1 Điều 42 của Luật thú y (Đơn khai báo kiểm dịch theo Mẫu 2 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này) đối với động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu sang nước khác hoặc tàu du lịch nước ngoài;

5. Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện kiểm dịch hàng hóa nhập vào kho ngoại quan như sau:

a) Cấp Giấy chứng nhận vận chuyển để chủ hàng vận chuyển hàng hóa từ cửa khẩu nhập về kho ngoại quan;

b) Tại kho ngoại quan, cơ quan kiểm dịch cửa khẩu phối hợp với cơ quan hải quan kiểm tra thực trạng lô hàng, xác nhận để chủ hàng nhập hàng vào kho ngoại quan.

6. Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện kiểm dịch hàng hóa xuất ra khỏi kho ngoại quan như sau:

a) Theo quy định tại b) Theo quy định tại c) Trường hợp lô hàng được xuất ra khỏi kho ngoại quan từng phần, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu trừ lùi số lượng hàng trên Giấy chứng nhận kiểm dịch gốc của nước xuất khẩu, lưu bản sao vào hồ sơ kiểm dịch; Giấy chứng nhận kiểm dịch gốc của nước xuất khẩu sẽ được cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thu lại và lưu vào hồ sơ của lần xuất hàng cuối cùng của lô hàng.

Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT Quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

  • Số hiệu: 25/2016/TT-BNNPTNT
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 30/06/2016
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Vũ Văn Tám
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 787 đến số 788
  • Ngày hiệu lực: 15/08/2016
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
MỤC LỤC VĂN BẢN
HIỂN THỊ DANH SÁCH