Điều 26 Thông tư 25/2014/TT-BKHCN quy định việc chuẩn bị ứng phó và ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân, lập và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
Điều 26. Chấm dứt các hành động bảo vệ, can thiệp, thông báo mức sự cố và phục hồi môi trường
1. Ban chỉ huy các cấp có trách nhiệm:
a) Xác định thời điểm chấm dứt các hành động bảo vệ, can thiệp và thông báo tới công chúng theo thẩm quyền;
b) Đánh giá mức sự cố theo quy định tại Khoản 3 Điều 82 Luật năng lượng nguyên tử và thông báo tới công chúng theo thẩm quyền.
2. Ban chỉ huy các cấp có trách nhiệm tổ chức việc đánh giá liều chiếu xạ nghề nghiệp cho nhân viên tiến hành hoạt động phục hồi môi trường khi kết thúc quá trình phục hồi.
3. Việc phục hồi môi trường được kết thúc khi các điều kiện sau được đáp ứng:
a) Mức liều hiệu dụng tiềm năng không quá 10 mSv/năm do môi trường bị nhiễm xạ gây ra;
b) Đã áp dụng các biện pháp phục hồi trên nguyên tắc giảm thấp nhất có thể đạt được một cách hợp lý;
c) Có luận cứ cho thấy nếu tiếp tục áp dụng hành động phục hồi thì lợi ích thu được nhỏ hơn so với chi phí để thực hiện các hành động phục hồi.
4. Ban chỉ huy các cấp có trách nhiệm quyết định việc hủy bỏ các biện pháp hạn chế, can thiệp, phục hồi căn cứ trên quy định của quốc gia và quốc tế.
5. Trong trường hợp cần thiết, Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp với các Bộ có liên quan và Ban chỉ huy quy định mức liều tham chiếu để chấm dứt hành động phục hồi.
Thông tư 25/2014/TT-BKHCN quy định việc chuẩn bị ứng phó và ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân, lập và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- Số hiệu: 25/2014/TT-BKHCN
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 08/10/2014
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Quân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 971 đến số 972
- Ngày hiệu lực: 24/11/2014
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Nguyên tắc, yêu cầu đối với công tác chuẩn bị và hoạt động ứng phó sự cố
- Điều 4. Nhóm nguy cơ, mức can thiệp, mức báo động
- Điều 5. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia chuẩn bị ứng phó và hoạt động ứng phó sự cố
- Điều 6. Trung tâm ứng phó sự cố
- Điều 7. Tổ chức và quản lý trong chuẩn bị ứng phó sự cố
- Điều 8. Công tác chuẩn bị đối với việc xác nhận sự cố, thông báo và khởi động hệ thống ứng phó sự cố
- Điều 9. Công tác chuẩn bị cho việc giảm thiểu hậu quả
- Điều 10. Công tác chuẩn bị cho việc tiến hành các hành động bảo vệ khẩn cấp
- Điều 11. Công tác chuẩn bị cho việc tiến hành cung cấp thông tin
- Điều 12. Công tác chuẩn bị cho việc đánh giá mức báo động
- Điều 13. Công tác chuẩn bị cho quản lý y tế trong ứng phó sự cố
- Điều 14. Công tác chuẩn bị cho việc hạn chế tiêu thụ lương thực, thực phẩm và bảo vệ dài hạn
- Điều 15. Giảm thiểu hậu quả phi phóng xạ của sự cố và công tác ứng phó sự cố
- Điều 16. Công tác chuẩn bị cho việc kết thúc các hoạt động bảo vệ, can thiệp và phục hồi môi trường
- Điều 17. Tổ chức và quản lý trong hoạt động ứng phó sự cố
- Điều 18. Xác nhận sự cố, thông báo và khởi động hệ thống ứng phó
- Điều 19. Thực hiện các biện pháp giảm thiểu hậu quả
- Điều 20. Thực hiện các biện pháp bảo vệ khẩn cấp
- Điều 21. Cung cấp thông tin và hướng dẫn cho công chúng
- Điều 22. Bảo vệ nhân viên ứng phó
- Điều 23. Đánh giá mức báo động
- Điều 24. Quản lý y tế trong ứng phó sự cố
- Điều 25. Hạn chế tiêu thụ lương thực, thực phẩm và bảo vệ dài hạn
- Điều 26. Chấm dứt các hành động bảo vệ, can thiệp, thông báo mức sự cố và phục hồi môi trường
- Điều 27. Kế hoạch ứng phó sự cố cấp cơ sở thuộc nhóm nguy cơ I, II và III
- Điều 28. Kế hoạch ứng phó sự cố cấp cơ sở thuộc nhóm nguy cơ IV