Điều 39 Thông tư 23/2012/TT-BKHCN hướng dẫn vận chuyển an toàn vật liệu phóng xạ do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
Điều 39. Giải quyết sự cố, tai nạn trong vận chuyển vật liệu phóng xạ
1. Khi xảy ra sự cố, tai nạn trên đường vận chuyển, người áp tải hàng hoặc người điều khiển phương tiện vận chuyển cần phải thực hiện các bước sau:
a) Thông báo ngay cho: cơ quan cấp giấy phép vận chuyển vật liệu phóng xạ; cơ quan công an và Sở Khoa học và Công nghệ địa phương nơi xảy ra sự cố, tai nạn; chủ phương tiện vận chuyển; chủ hàng; bên nhận;
b) Đưa nạn nhân (nếu có) ra xa khu vực xảy ra sự cố, tai nạn (theo hướng gió) để tiến hành cấp cứu và đưa họ đến cơ sở y tế gần nhất;
c) Kiểm tra xem xét nguy cơ cháy nổ (nếu có) và tìm biện pháp khắc phục;
d) Cách ly dân chúng khỏi khu vực xảy ra sự cố, tai nạn từ 50 (m) đến 200 (m) và bảo vệ không cho những người không có trách nhiệm vào khu vực này.
2. Khi được tin báo về sự cố, tai nạn các bên hữu quan tại Điểm a Khoản 1 Điều này phải cử ngay cán bộ cùng trang bị cần thiết đến hiện trường để xử lý, khắc phục hậu quả theo kế hoạch đã dự định trước (như quy định tại
a) Thành lập đội khắc phục hậu quả sự cố, tai nạn;
b) Kiểm xạ, khoanh vùng xảy ra sự cố, tai nạn để tiến hành công việc xử lý, khôi phục lại trạng thái ban đầu;
c) Tẩy xạ khu vực xảy ra sự cố, tai nạn, phương tiện vận chuyển, kiện, người, quần áo, thiết bị bảo hộ;
d) Kiểm tra nguồn nước và thực phẩm;
đ) Bảo vệ hệ thống thoát nước;
e) Phát hiện những người bị chiếu xạ quá liều để theo dõi sức khỏe;
g) Tìm nguyên nhân và lập hồ sơ về sự cố, tai nạn.
3. Ngay sau khi tai nạn xảy ra, bên vận chuyển phải báo cáo chi tiết bằng văn bản về tai nạn gửi Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, Sở Khoa học và Công nghệ và cơ quan công an địa phương.
4. Khi phát hiện mất kiện hàng phóng xạ phải thông báo ngay cho:
a) Cục An toàn bức xạ và hạt nhân;
b) Cơ quan công an tại địa phương;
c) Sở Khoa học và Công nghệ tại địa phương;
d) Bên gửi hàng.
Bên vận chuyển cần cung cấp cho các cơ quan trên thông tin cần thiết để việc tìm kiếm, thu hồi kiện bị mất được dễ dàng.
5. Tùy theo nguyên nhân, mức độ vi phạm và hậu quả của sự cố, tai nạn, bên gửi hàng, bên vận chuyển phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Thông tư 23/2012/TT-BKHCN hướng dẫn vận chuyển an toàn vật liệu phóng xạ do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Kế hoạch bảo đảm an toàn
- Điều 5. Kế hoạch bảo đảm an ninh
- Điều 6. Kế hoạch ứng phó sự cố khi vận chuyển
- Điều 7. Bảo đảm chất lượng
- Điều 8. Vật liệu phóng xạ hoạt độ riêng thấp
- Điều 9. Vật nhiễm bẩn bề mặt
- Điều 10. Vật liệu phóng xạ dạng đặc biệt
- Điều 11. Vật liệu phóng xạ phát tán thấp
- Điều 12. Vật liệu phân hạch
- Điều 13. Urani hexa florua (UF6)
- Điều 14. Kiện miễn trừ
- Điều 15. Kiện công nghiệp
- Điều 16. Kiện loại A
- Điều 17. Kiện loại B
- Điều 18. Kiện loại C
- Điều 19. Yêu cầu trước khi vận chuyển
- Điều 20. Vận chuyển với hàng hóa khác
- Điều 21. Kiểm soát nhiễm bẩn phóng xạ
- Điều 22. Điều kiện về suất liều bức xạ trong vận chuyển
- Điều 23. Xác định chỉ số vận chuyển (TI) và TI được phép
- Điều 24. Xác định chỉ số an toàn tới hạn (CSI) và CSI được phép vận chuyển
- Điều 25. Đánh dấu kiện
- Điều 26. Dán nhãn trên kiện
- Điều 27. Gắn nhãn cảnh báo trên côngtenơ, phương tiện vận chuyển
- Điều 28. Cách ly khi vận chuyển và lưu kho trung chuyển
- Điều 29. Sắp xếp kiện khi vận chuyển và lưu kho trung chuyển
- Điều 30. Quy định đối với vận chuyển bao bì rỗng
- Điều 31. Quy định đối với vận chuyển bằng đường bộ
- Điều 32. Quy định đối với vận chuyển bằng đường sắt
- Điều 33. Quy định đối với vận chuyển bằng đường không
- Điều 34. Trách nhiệm bên gửi
- Điều 35. Trách nhiệm của bên vận chuyển
- Điều 36. Trách nhiệm của bên nhận
- Điều 37. Trách nhiệm của bên lưu giữ kiện phóng xạ tại kho trung chuyển
- Điều 38. Công tác kiểm tra, giám sát và quản Iý của cơ quan hải quan
- Điều 39. Giải quyết sự cố, tai nạn trong vận chuyển vật liệu phóng xạ