Chương 1 Thông tư 22/2017/TT-BNNPTNT về hướng dẫn nội dung thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn xác định tiền dịch vụ môi trường rừng; hợp đồng ủy thác chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng, kế hoạch thu, chi; xác định diện tích để chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng; miễn, giảm tiền dịch vụ môi trường rừng theo quy định tại Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (sau đây viết chung là Nghị định số 99/2010/NĐ-CP) và Nghị định số 147/2016/NĐ-CP ngày 02 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2010/NĐ-CP (sau đây viết chung là Nghị định số 147/2016/NĐ-CP).
2. Đối tượng áp dụng
Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn có hoạt động liên quan đến cung ứng, sử dụng và chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chủ rừng là tổ chức gồm các đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị lực lượng vũ trang, doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật;
2. Bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng gồm chủ rừng, Ủy ban nhân dân cấp xã, tổ chức chính trị - xã hội được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng theo quy định của pháp luật;
3. Bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng gồm tổ chức, cá nhân sản xuất thủy điện; sản xuất và cung ứng nước sạch; sản xuất công nghiệp có sử dụng nguồn nước; kinh doanh dịch vụ du lịch có hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng; tổ chức, cá nhân phải trả tiền dịch vụ môi trường rừng sử dụng nguồn nước từ rừng cho nuôi trồng thủy sản;
4. Hợp đồng ủy thác chi trả dịch vụ môi trường rừng là hợp đồng được ký giữa Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng hoặc cơ quan, tổ chức làm thay nhiệm vụ của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh với bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng để trả tiền cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng;
5. Hợp đồng khoán bảo vệ rừng là hợp đồng được ký giữa bên khoán bảo vệ rừng với bên nhận khoán bảo vệ rừng;
6. Hệ số K là hệ số điều chỉnh mức chi trả dịch vụ môi trường rừng theo trữ lượng rừng, mục đích sử dụng rừng, nguồn gốc hình thành rừng và mức độ khó khăn của lô rừng;
7. Diện tích rừng quy đổi theo hệ số K là tích số của diện tích rừng có cung ứng dịch vụ môi trường rừng và hệ số K;
8. Số tiền dịch vụ môi trường rừng thực thu trong năm là số tiền Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng thực tế đã thu được từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12, gồm tiền ủy thác thực nhận từ bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng, tiền lãi thu được từ số tiền bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng chậm trả và lãi tiền gửi từ nguồn chi trả dịch vụ môi trường rừng;
Thông tư 22/2017/TT-BNNPTNT về hướng dẫn nội dung thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Điều 3. Hệ số K
- Điều 4. Áp dụng hệ số K
- Điều 5. Xác định số tiền điều phối từ Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam cho Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Điều 6. Xác định số tiền chi trả cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng
- Điều 7. Xác định số tiền chi trả cho bên nhận khoán bảo vệ rừng
- Điều 8. Ký hợp đồng chi trả dịch vụ môi trường rừng
- Điều 9. Thực hiện hợp đồng chi trả dịch vụ môi trường rừng
- Điều 10. Lập, thông báo kế hoạch thu, chi và dự toán chi quản lý
- Điều 11. Xác định số tiền dịch vụ môi trường rừng chi trả trong năm
- Điều 12. Căn cứ xác định diện tích rừng
- Điều 13. Xây dựng bản đồ chi trả dịch vụ môi trường rừng
- Điều 14. Xác định diện tích rừng được chi trả dịch vụ môi trường rừng của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn; Ủy ban nhân dân cấp xã, các tổ chức chính trị-xã hội được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng
- Điều 15. Xác định diện tích rừng được chi trả dịch vụ môi trường rừng của chủ rừng là tổ chức