Điều 8 Thông tư 22/2017/TT-BCT về quy định khởi động đen và khôi phục hệ thống điện quốc gia do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
Điều 8. Chi phí đầu tư, duy trì hệ thống khởi động đen
1. Chi phí duy trì hệ thống khởi động đen sẵn sàng là chi phí hợp lý, hợp lệ của nhà máy điện xác định theo các nguyên tắc sau:
a) Đối với nhà máy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh: Là một phần trong tổng chi phí hàng năm do Tập đoàn Điện lực Việt Nam xây dựng, trình Bộ Công Thương xem xét phê duyệt trong giai đoạn vận hành thị trường phát điện cạnh tranh và được tính trong giá điện của nhà máy khi thị trường bán buôn điện cạnh tranh vận hành chính thức;
b) Đối với nhà máy điện đã cung cấp dịch vụ dự phòng khởi động nhanh hoặc dự phòng vận hành phải phát vì an ninh hệ thống điện: Được tính toán trong giá dịch vụ phụ trợ hàng năm của nhà máy điện;
c) Đối với nhà máy điện đã có giá hợp đồng mua bán điện: Đơn vị phát điện tính toán chi phí hàng năm phục vụ duy trì, bảo dưỡng sẵn sàng hệ thống thiết bị khởi động đen, thỏa thuận ký hợp đồng cung cấp dịch vụ khởi động đen với Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
2. Đối với nhà máy điện có yêu cầu đầu tư hệ thống khởi động đen khởi công xây dựng sau ngày Thông tư này có hiệu lực, ngoài thỏa thuận ký hợp đồng mua bán điện theo quy định, Đơn vị phát điện có trách nhiệm thỏa thuận ký hợp đồng cung cấp dịch vụ khởi động đen với Tập đoàn Điện lực Việt Nam để cung cấp dịch vụ khởi động đen, đảm bảo chi phí khấu hao, chi phí duy trì, bảo dưỡng sẵn sàng phần hệ thống thiết bị khởi động đen.
Thông tư 22/2017/TT-BCT về quy định khởi động đen và khôi phục hệ thống điện quốc gia do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- Số hiệu: 22/2017/TT-BCT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 23/10/2017
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Trần Tuấn Anh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 877 đến số 878
- Ngày hiệu lực: 12/12/2017
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Lựa chọn nhà máy điện khởi động đen
- Điều 5. Xác định vị trí nhà máy điện khởi động đen
- Điều 6. Nguyên tắc xử lý sự cố rã lưới và khôi phục hệ thống điện
- Điều 7. Nguyên tắc thực hiện khởi động đen và khôi phục hệ thống điện
- Điều 8. Chi phí đầu tư, duy trì hệ thống khởi động đen
- Điều 9. Trách nhiệm của Tập đoàn Điện lực Việt Nam
- Điều 10. Trách nhiệm của Cấp điều độ quốc gia
- Điều 11. Trách nhiệm của Cấp điều độ miền
- Điều 12. Trách nhiệm của Cấp điều độ phân phối tỉnh
- Điều 13. Trách nhiệm của Cấp điều độ phân phối quận, huyện
- Điều 14. Trách nhiệm của Đơn vị phát điện có nhà máy điện khởi động đen
- Điều 15. Trách nhiệm của Đơn vị phát điện có nhà máy điện tách lưới giữ tự dùng
- Điều 16. Trách nhiệm của Đơn vị phát điện khác
- Điều 17. Trách nhiệm của Đơn vị truyền tải điện
- Điều 18. Trách nhiệm của Đơn vị phân phối điện, đơn vị phân phối và bán lẻ điện
- Điều 19. Trách nhiệm của Đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông điện lực
- Điều 20. Trách nhiệm của Đơn vị có thiết bị điện quan trọng
- Điều 21. Nhiệm vụ của trưởng ca nhà máy điện khởi động đen, trưởng ca trung tâm điều khiển cụm nhà máy điện có nhà máy điện khởi động đen
- Điều 22. Nhiệm vụ của trưởng ca nhà máy điện tách lưới giữ tự dùng, trưởng ca trung tâm điều khiển cụm nhà máy điện có nhà máy điện tách lưới giữ tự dùng
- Điều 23. Nhiệm vụ của trưởng ca nhà máy điện tách lưới phát độc lập, trưởng ca trung tâm điều khiển cụm nhà máy điện tách lưới phát độc lập
- Điều 24. Nhiệm vụ của nhân viên vận hành tại nhà máy điện, trung tâm điều khiển cụm nhà máy điện, trạm điện, trung tâm điều khiển nhóm trạm điện
- Điều 25. Nhiệm vụ của Điều độ viên quốc gia
- Điều 26. Nhiệm vụ của Điều độ viên miền
- Điều 27. Nhiệm vụ của điều độ viên phân phối tỉnh
- Điều 28. Nhiệm vụ của điều độ viên phân phối quận, huyện