Điều 19 Thông tư 22/2014/TT-BTC quy định thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại do Bộ Tài chính ban hành
Điều 19. Bảo lãnh số tiền thuế phải nộp
1. Hình thức, nội dung, điều kiện bảo lãnh, theo dõi, xử lý bảo lãnh thực hiện theo quy định tại khoản 1,
2. Thủ tục bảo lãnh
a) Đối với hình thức bảo lãnh riêng:
a1) Cung cấp thông tin bảo lãnh:
a1.1) Trường hợp Tổ chức cấp Thư bảo lãnh đã ký thỏa thuận phối hợp thu thuế với Tổng cục Hải quan thì tổ chức bảo lãnh gửi Thư bảo lãnh cho cơ quan Hải quan qua Cổng thông tin điện tử hải quan;
a1.2) Người khai hải quan nộp bản chính Thư bảo lãnh (theo Mẫu số 19/TBLR/2013 Phụ lục III ban hành kèm Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính) cho cơ quan Hải quan trong trường hợp Tổ chức cấp Thư bảo lãnh chưa ký kết thỏa thuận phối hợp thu thuế với Tổng cục Hải quan.
a2) Khai các thông tin bảo lãnh riêng trên tờ khai hải quan: người khai hải quan có trách nhiệm khai đầy đủ, chính xác các thông tin trên tờ khai hải quan;
a3) Cơ quan Hải quan nơi đăng ký tờ khai:
a3.1) Kiểm tra điều kiện bảo lãnh trong trường hợp Tổ chức cấp Thư bảo lãnh chưa ký thỏa thuận phối hợp thu thuế với Tổng cục Hải quan; cập nhật thông tin bảo lãnh vào cơ sở dữ liệu của Tổng cục Hải quan trong trường hợp chấp nhận bảo lãnh (cơ quan Hải quan và Hệ thống chấp nhận); thông báo bằng văn bản cho người nộp thuế về việc từ chối áp dụng bảo lãnh trong trường hợp không đáp ứng các điều kiện bảo lãnh; trao đổi bằng văn bản với tổ chức bảo lãnh để xác minh trong trường hợp nghi ngờ tính trung thực của Thư bảo lãnh;
a4) Hệ thống:
a4.1) Tự động kiểm tra điều kiện bảo lãnh trong trường hợp Tổ chức cấp Thư bảo lãnh đã ký thỏa thuận phối hợp thu thuế với Tổng cục Hải quan. Trường hợp đủ điều kiện bảo lãnh thì thực hiện tiếp điểm a4.2 khoản 2 Điều này. Trường hợp không đủ điều kiện bảo lãnh thì thông báo cho người khai hải quan về việc không chấp thuận áp dụng bảo lãnh riêng;
a4.2) Tự động kiểm tra, đối chiếu các thông tin trên thư bảo lãnh đã được cập nhật vào Hệ thống với các thông tin về bảo lãnh trên tờ khai.
Trường hợp các thông tin trên thư bảo lãnh phù hợp với các thông tin về bảo lãnh trên tờ khai hải quan và số tiền bảo lãnh lớn hơn hoặc bằng số thuế phải nộp: Hệ thống chấp nhận đăng ký tờ khai và thông quan hoặc giải phóng hàng.
Trường hợp các thông tin trên thư bảo lãnh không phù hợp với các thông tin về bảo lãnh trên tờ khai, hoặc số tiền bảo lãnh nhỏ hơn số tiền thuế phải nộp: Hệ thống từ chối đăng ký tờ khai, thông báo để người khai hải quan khai lại thông tin bảo lãnh hoặc thay thế bằng bảo lãnh mới phù hợp hoặc thay đổi hình thức nộp thuế khác.
a4.3) Xác định thời hạn nộp thuế theo thời hạn bảo lãnh nhưng không quá thời hạn quy định tại khoản 3 Điều 42 Luật Quản lý thuế sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13.
b) Đối với hình thức bảo lãnh chung:
b1) Người khai hải quan:
b1.1) Có văn bản gửi Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai đề nghị được bảo lãnh chung cho hàng hóa nhập khẩu trước khi làm thủ tục cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (theo Mẫu số 20/ĐBLC/2013 Phụ lục III ban hành kèm Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính);
b1.2) Nộp bản chính Thư bảo lãnh chung cho cơ quan Hải quan (theo Mẫu số 21/ĐBLC/2013 Phụ lục III ban hành kèm Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính). Trường hợp Tổ chức cấp Thư bảo lãnh đã ký thỏa thuận phối hợp thu thuế với Tổng cục Hải quan thì tổ chức bảo lãnh gửi Thư bảo lãnh cho cơ quan Hải quan qua Cổng thông tin điện tử hải quan;
b1.3) Khai đầy đủ các thông tin về bảo lãnh chung trên tờ khai hải quan trong trường hợp được sự chấp thuận áp dụng bảo lãnh của cơ quan Hải quan.
b2) Cơ quan Hải quan nơi đăng ký tờ khai kiểm tra các điều kiện bảo lãnh:
b2.2) Thông báo bằng văn bản cho người nộp thuế về việc từ chối áp dụng bảo lãnh trong trường hợp không đáp ứng các điều kiện bảo lãnh;
b2.3) Trao đổi bằng văn bản với tổ chức bảo lãnh để xác minh trong trường hợp nghi ngờ tính trung thực của Thư bảo lãnh.
b3) Hệ thống:
b3.1) Tự động kiểm tra, đối chiếu các thông tin trên thư bảo lãnh đã được cập nhật vào Hệ thống với các thông tin về bảo lãnh trên tờ khai:
Trường hợp các thông tin trên thư bảo lãnh chung phù hợp với các thông tin về bảo lãnh trên tờ khai hải quan và số dư bảo lãnh chung lớn hơn hoặc bằng số thuế phải nộp: Hệ thống chấp nhận đăng ký tờ khai và thông quan hoặc giải phóng hàng.
Trường hợp các thông tin trên thư bảo lãnh chung không phù hợp với các thông tin về bảo lãnh chung trên tờ khai, hoặc số dư bảo lãnh chung nhỏ hơn số tiền thuế phải nộp: Hệ thống từ chối đăng ký tờ khai, thông báo để người khai hải quan khai lại thông tin bảo lãnh, hoặc nộp tiền thuế của tờ khai đã sử dụng bảo lãnh chung để khôi phục số dư bảo lãnh, hoặc thay thế bằng bảo lãnh chung mới phù hợp, hoặc thay đổi hình thức nộp thuế khác.
b3.2) Tự động trừ lùi và khôi phục số dư bảo lãnh tương ứng với số thuế đã nộp.
b4) Trường hợp tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh có văn bản đề nghị dừng sử dụng bảo lãnh chung (hủy ngang): Cơ quan Hải quan khi nhận được văn bản đề nghị dừng bảo lãnh chung của tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh thì dừng ngay việc sử dụng bảo lãnh chung đó với điều kiện tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt (nếu có) của các tờ khai đã sử dụng bảo lãnh chung đó đã được nộp đủ vào ngân sách Nhà nước.
Thông tư 22/2014/TT-BTC quy định thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại do Bộ Tài chính ban hành
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích thuật ngữ
- Điều 4. Người khai hải quan điện tử
- Điều 5. Sử dụng chữ ký số trong thực hiện thủ tục hải quan điện tử
- Điều 6. Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan
- Điều 7. Thời hạn khai hải quan điện tử
- Điều 8. Hồ sơ hải quan điện tử
- Điều 9. Đăng ký trước thông tin hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 10. Khai hải quan
- Điều 11. Sửa chữa tờ khai, khai bổ sung hồ sơ hải quan
- Điều 12. Hủy tờ khai hải quan
- Điều 13. Tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký, phân luồng tờ khai hải quan
- Điều 14. Kiểm tra hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hóa trong quá trình làm thủ tục hải quan
- Điều 15. Đưa hàng về bảo quản
- Điều 16. Giải phóng hàng
- Điều 17. Thông quan hàng hóa
- Điều 18. Tỷ giá tính thuế
- Điều 19. Bảo lãnh số tiền thuế phải nộp
- Điều 20. Thu nộp thuế để thông quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 21. Kiểm tra giấy phép điện tử
- Điều 22. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài
- Điều 23. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo loại hình nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu
- Điều 24. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu của doanh nghiệp chế xuất
- Điều 25. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện dự án đầu tư
- Điều 26. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập - tái xuất
- Điều 27. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ
- Điều 28. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa đã xuất khẩu nhưng bị trả lại hoặc đã nhập khẩu nhưng phải xuất trả
- Điều 29. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp được áp dụng chế độ ưu tiên trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan
- Điều 30. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại quan