Chương 4 Thông tư 22/2013/TT-BKHCN quy định về quản lý đo lường trong kinh doanh vàng và quản lý chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
HƯỚNG DẪN THANH TRA, KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM VỀ ĐO LƯỜNG VÀ CHẤT LƯỢNG
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ và tổ chức, cá nhân kinh doanh mua, bán vàng miếng chịu sự thanh tra, kiểm tra về đo lường và chất lượng của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Việc kiểm tra nhà nước về chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ trong sản xuất được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 16/2012/TT-BKHCN ngày 27 tháng 8 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm trong sản xuất thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Việc kiểm tra nhà nước về chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hoá lưu thông trên thị trường.
3. Việc thanh tra, kiểm tra đối với chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ và đối với hoạt động đo lường trong kinh doanh vàng phải thực hiện đúng chức năng, thẩm quyền và các quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra.
4. Việc thử nghiệm mẫu phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra được thực hiện bằng phương pháp không phá hủy mẫu quy định tại Phụ lục I Thông tư này và chi phí thử nghiệm do cơ quan thanh tra, kiểm tra chi trả.
Trường hợp tổ chức, cá nhân không nhất trí với kết quả thử nghiệm mẫu, trong thời gian hai (02) ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo kết quả thử nghiệm mẫu không đạt yêu cầu chất lượng, tổ chức, cá nhân có thể đề nghị bằng văn bản với cơ quan thanh tra, kiểm tra thử nghiệm lại đối với mẫu vàng trang sức, mỹ nghệ đã được thử bằng phương pháp không phá hủy trước đó tại tổ chức thử nghiệm xác định hàm lượng vàng được chỉ định khác. Việc thử nghiệm mẫu trong trường hợp này cũng được thực hiện bằng phương pháp không phá hủy mẫu quy định tại Phụ lục I Thông tư này. Chi phí thử nghiệm mẫu này do tổ chức, cá nhân chi trả.
Trong trường hợp mẫu vàng trang sức, mỹ nghệ không thử nghiệm được bằng phương pháp không phá hủy mẫu thì các bên thống nhất lựa chọn thử nghiệm bằng phương pháp phá hủy mẫu quy định tại Phụ lục I Thông tư này. Chi phí thử nghiệm mẫu này do tổ chức, cá nhân chi trả.
Kết quả thử nghiệm lần hai là căn cứ để cơ quan thanh tra, kiểm tra xử lý, kết luận cuối cùng.
Đối với các mẫu sau khi thử nghiệm phục vụ việc thanh tra, kiểm tra, tổ chức thử nghiệm xác định hàm lượng vàng được chỉ định phải lập biên bản giao trả lại mẫu và các phần mẫu còn lại (nếu có) cho cơ quan thanh tra, kiểm tra và cơ quan thanh tra, kiểm tra phải thực hiện việc giao trả mẫu và các phần mẫu còn lại này (nếu có) cho tổ chức, cá nhân.
Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ và tổ chức, cá nhân kinh doanh mua, bán vàng miếng vi phạm các quy định tại Thông tư này bị xử lý vi phạm về chất lượng và đo lường theo quy định của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Luật Đo lường. Trong quá trình thanh tra, kiểm tra, nếu phát hiện vi phạm hành chính sẽ bị xử lý vi phạm theo quy định tại Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Thông tư 22/2013/TT-BKHCN quy định về quản lý đo lường trong kinh doanh vàng và quản lý chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- Điều 4. Đối với hoạt động nhập khẩu, xuất khẩu, sản xuất, mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ; kinh doanh mua, bán vàng miếng
- Điều 5. Đối với hoạt động thử nghiệm xác định hàm lượng vàng trong sản phẩm vàng trang sức, mỹ nghệ
- Điều 6. Yêu cầu chất lượng đối với vàng trang sức, mỹ nghệ
- Điều 7. Công bố tiêu chuẩn áp dụng và ghi nhãn đối với vàng trang sức, mỹ nghệ
- Điều 8. Nguyên tắc lấy mẫu và phương pháp thử nghiệm xác định hàm lượng vàng
- Điều 9. Chỉ định tổ chức thử nghiệm xác định hàm lượng vàng
- Điều 10. Đình chỉ và hủy bỏ hiệu lực của quyết định chỉ định tổ chức thử nghiệm xác định hàm lượng vàng
- Điều 13. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh vàng
- Điều 14. Trách nhiệm của tổ chức thử nghiệm xác định hàm lượng vàng được chỉ định
- Điều 15. Trách nhiệm của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
- Điều 16. Trách nhiệm của Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Điều 17. Trách nhiệm của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Điều 18. Trách nhiệm của Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương