Điều 14 Thông tư 22/2009/TT-BYT quy định việc đăng ký thuốc do Bộ Y tế ban hành
1. Cơ sở đăng ký thuốc chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ của thuốc đăng ký lưu hành.
2. Bộ Y tế khuyến khích các cơ sở đăng ký thuốc xác lập các quyền về sở hữu trí tuệ hoặc tiến hành tra cứu các đối tượng sở hữu trí tuệ có liên quan trước khi đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam.
3. Trường hợp có tranh chấp về sở hữu trí tuệ trong khi xem xét cấp số đăng ký, bên phản đối việc cấp số đăng ký cho thuốc có tranh chấp về sở hữu trí tuệ phải cung cấp kết luận của cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ hoặc cơ quan có chức năng thực thi quyền sở hữu trí tuệ về hành vi xâm phạm. Bộ Y tế sẽ từ chối cấp số đăng ký lưu hành cho thuốc đó nếu có đủ cơ sở để khẳng định thuốc khi được cấp số đăng ký lưu hành sẽ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của cá nhân, cơ sở khác đang được bảo hộ.
4. Trường hợp có tranh chấp về sở hữu trí tuệ sau khi đã cấp số đăng ký lưu hành, trên cơ sở xem xét đề nghị của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc bên thứ ba có lợi ích liên quan và căn cứ vào phán quyết của Tòa án hoặc kết luận cuối cùng của cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ hoặc cơ quan chức năng thực thi quyền sở hữu trí tuệ về hành vi xâm phạm, Bộ Y tế sẽ quyết định đình chỉ hoặc rút số đăng ký lưu hành đối với thuốc bị kết luận là xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Thông tư 22/2009/TT-BYT quy định việc đăng ký thuốc do Bộ Y tế ban hành
- Số hiệu: 22/2009/TT-BYT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 24/11/2009
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Cao Minh Quang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1 đến số 2
- Ngày hiệu lực: 24/05/2010
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Những hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 4. Quy định đối với cơ sở đăng ký thuốc
- Điều 5. Quy định đối với cơ sở sản xuất thuốc
- Điều 6. Quy định đối với cơ sở nhượng quyền và nhận sản xuất thuốc nhượng quyền; thuốc sản xuất theo hình thức gia công.
- Điều 7. Yêu cầu về phiếu kiểm nghiệm thuốc
- Điều 8. Yêu cầu thử nghiệm lâm sàng liên quan đến đăng ký thuốc mới
- Điều 9. Yêu cầu về sinh khả dụng và tương đương sinh học của thuốc
- Điều 10. Quy định về ngôn ngữ, hình thức hồ sơ, mẫu thuốc và lệ phí
- Điều 11. Quy định về đặt tên thuốc
- Điều 12. Các hình thức đăng ký thuốc
- Điều 13. Hiệu lực của số đăng ký thuốc
- Điều 14. Nguyên tắc chung
- Điều 15. Sáng chế liên quan đến thuốc đăng ký
- Điều 16. Bảo mật dữ liệu đối với hồ sơ đăng ký
- Điều 17. Các hồ sơ phải nộp
- Điều 18. Quy định cụ thể đối với hồ sơ hành chính và thông tin sản phẩm
- Điều 19. Quy định cụ thể đối với hồ sơ chất lượng
- Điều 20. Quy định cụ thể đối với hồ sơ tiền lâm sàng
- Điều 21. Quy định cụ thể đối với hồ sơ lâm sàng
- Điều 22. Các hồ sơ phải nộp
- Điều 23. Quy định cụ thể đối với hồ sơ hành chính và thông tin sản phẩm
- Điều 24. Quy định cụ thể đối với hồ sơ chất lượng
- Điều 25. Quy định cụ thể đối với hồ sơ đánh giá hiệu quả sinh phẩm chẩn đoán
- Điều 26. Các hồ sơ phải nộp
- Điều 27. Quy định cụ thể đối với hồ sơ hành chính và thông tin sản phẩm
- Điều 28. Quy định cụ thể đối với hồ sơ chất lượng
- Điều 29. Quy định cụ thể đối với hồ sơ an toàn, hiệu quả
- Điều 30. Trình tự, thủ tục tiếp nhận và thẩm định hồ sơ đăng ký thuốc
- Điều 31. Thẩm quyền cấp số đăng ký
- Điều 32. Thời hạn cấp số đăng ký hoặc trả lời đối với các hồ sơ đăng ký thay đổi lớn, thay đổi nhỏ, thay đổi khác
- Điều 33. Các trường hợp rút số đăng ký thuốc
- Điều 34. Các trường hợp tạm ngừng tiếp nhận mới hồ sơ đăng ký thuốc và ngừng cấp số đăng ký lưu hành thuốc cho các hồ sơ đã nộp
- Điều 35. Thẩm quyền ra quyết định, trách nhiệm thông báo và thời hạn rút số đăng ký lưu hành, tạm ngừng nhận hồ sơ, tạm ngừng cấp số đăng ký lưu hành thuốc